- Biển số
- OF-25517
- Ngày cấp bằng
- 10/12/08
- Số km
- 4,697
- Động cơ
- 534,470 Mã lực
Thỉnh thoảng em mới trốn gấu được 1 chuyến thôi cụ ợgần đây cụ có chuyến nào nữa không vậy cụ chủ
Thỉnh thoảng em mới trốn gấu được 1 chuyến thôi cụ ợgần đây cụ có chuyến nào nữa không vậy cụ chủ
em cũng hóng giống cụgần đây cụ có chuyến nào nữa không vậy cụ chủ
Cảm ơn cụ đã quan tâm ợEm đọc bài này lâu rồi nhưng em đào mộ tí, các cụ các mợ không có chuyến thám hiểm hang nào nữa à? Cái này thú vị quá
Vâng, mùa này mùa mưa, đi không được ạ! Em lại xếp gạch ngồi hóng đến mùa khô năm sau vậy ạ!Cảm ơn cụ đã quan tâm ợ
Tầm thời gian này thì không thích hợp các tour này lắm cụ ợ, trời sang Thu nên cũng lạnh rồi, lại đang mùa mưa lũ miền Trung, đi và nhỡ có lũ quét thì tèo
Bọn em cũng dự định sang năm lại làm 1 tour Tú Làn, bơi lội trong hang cũng nhiều cái thú
Giới thiệu sơ sơ thế thôi, giờ em bắt đầu hành trình
Từ HN đi Phong Nha thì không có gì đáng nói, em lên xe giường nằm Hưng Thành, làm 1 giấc, 5h sáng hôm sau đã thấy đến Phong Nha
Quả gì đấy em không biết, phân vân liệu có phải Chua me đất đây không
Em thêm hình ảnh nước sông Son mùa này đây ợVâng, mùa này mùa mưa, đi không được ạ! Em lại xếp gạch ngồi hóng đến mùa khô năm sau vậy ạ!
Chưa cụ ơi, chắc em phải làm chuyến nữa, vào tận nơi hỏi mới đượcĐã biết quả gì đây chưa cụ, trông lạ quá
Do góc chộp thôi cụ ạ, chứ em cũng thấy bình thường, lúc leo lên cẩn thận tí là được ợĐọc bài của cụ hay và chi tiết quá ạ. Nhìn cái đoạn cụ leo lên cửa hang ở trước hồ nước mà e thấy ghê. E bị sợ độ cao ạ
Từ hào Việt NamEm xin tóm tắt sơ qua về em cave Én này ợ (nguồn ăn cắp trên mạng)
Hang Én (thuộc quần thể Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình) được tạp chí nổi tiếng thế giới National Geographic vinh danh khi chọn ảnh về hang Én vào tốp những bức ảnh đẹp nhất tháng 3.2011. Hang Én được mô tả lần đầu vào năm 1994 bởi đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh với độ dài 1.645m, nhiều chỗ rộng hơn 170m, và cao đến 120m. Thật ra hang động này đã được người A Rem biết đến từ hàng trăm năm trước khi tổ tiên của họ lấy hang đá làm nơi sinh sống với phương thức nguyên thuỷ. Hang có hàng chục ngàn chim én sinh sống nên được gọi tên hang Én và người A Rem vào đây sinh sống đã gầy dựng được nét văn hoá đặc sắc của mình là Hội ăn én vào giữa tháng 5 âm lịch.
Còn đây là bức ảnh đẹp nhất trên Nat Geo tháng 3/2011
Tiết kiệm nửa năm trời em mới đi được đấy cụ ơinhà các cụ toàn nhà giàu hay sao ý, nhà e làm cả năm mới dám đi chơi 1,2 lần trong nước chưa dám đi nước ngoài ạ
Giày cao cổ lội suối là nhất đó, nếu muốn cho không bị nước lũng bũng trong giày thì chỉ có cách chích mõm giày, lội suối vô văn tưSau màn tắm sông "trở về với tuổi thơ", cả đoàn chuẩn bị lên đường
Mất khoảng 10 phút cho tour guide giới thiệu về hành trình, các lưu ý, abc .... xyz để khách biết xem đi cave cần lưu ý những gì
Tiếp đến khoảng 10 phút lựa chọn giầy, ở đây chỉ có 1 loại giầy bộ đội dư lày với đủ các cỡ
Các cụ mà đi nên trang bị loại giầy khác, chứ loại này em thấy vẫn hơi trơn, mà thoát nước cũng khó, lội suối mà cứ lõng bóng nước trong chân cũng khó chịu
Sau màn chuẩn bị, xe đưa cả đoàn đi đến km35 đường HCM nhánh Tây, lại được đi trên con đường này là em lại khoái, cảm giác cứ dạt dào khó tả
Mất gần 1 tiếng để đến km35 này
Đội ngũ porter và đồ đạc bảo hộ cũng đã sẵn sàng
Cả đoàn làm kiểu lưu niệm
Rồi xuất phát
Đoạn đầu này khiến em nhớ đến chuyến leo Fan vài năm trước, cảm xúc cũng lại dạt dào
Giống như đường giao liên thời chiến tranhCảm ơn các cụ đã theo dõi, em cuốc bộ tiếp ợ
Đường từ km35 đến hang Én vào khoảng 8km đường rừng, dự kiến đi từ 10h đến gần 12h là đến địa điểm ăn trưa, đoạn này chủ yếu là đi xuống dốc nên cũng không quá mệt, nhưng em cũng tưởng tượng luôn đến lúc quay về, lại ngược cái dốc này
Đoạn thứ 2 từ chỗ ăn trưa đến chỗ có cave, cuốc bộ tầm 3 tiếng, đoạn này chủ yếu đường bằng phẳng, lội suối rất nhiều (như cậu tour guide nói thì tầm hơn 30 lần lội cắt qua con suối (hay sông Rào Thương thì phải, em không nhớ chính xác tên)
Đoạn này là đi xuống dốc liên tục, xuống mất hơn 1 tiếng
Em quên chưa giới thiệu thành phần của đoàn
Đoàn đi cave lần này có 14 khách, khách ta có đội em 7 người + 1 anh người VN cũng ở HN, còn lại tuyền khách tây (4 bạn Thái Lan, 1 cặp vợ chồng đồng minh Anh + Mẽo)
Anh Mẽo này thì khá to cao, điệp giai, có chị vợ người Anh thì người gầy, nhỏ và có vẻ hơi yếu nên anh chồng gần như vừa đi vừa phải chăm sóc, đúng là đi cave mà có vợ cả đi cùng chả làm ăn được gì các cụ ạ
Em giới thiệu chút về đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (nguồn cũng ăn cắp cho nhanh ợ )
Đường Hồ Chí Minh ở Tây Trường Sơn trở thành tuyến đường huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam- Lào.
Năm 1959, nhằm phá thế “độc tuyến” phía Đông Trường Sơn, Đoàn 559 nhận nhiệm vụ “lật cánh” sang phía Tây, qua nước bạn Lào, mở thêm một tuyến đường chi viện mới cho chiến trường miền Nam.
Từ đó đường Hồ Chí Minh phía Tây Trường Sơn đã trở thành tuyến đường huyết mạch, vận chuyển trọng yếu nhất của quân đội Việt Nam và Lào trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt - Lào.
Đường HCM Tây này kéo dài từ tượng đài chiến thắng Khe Sanh (Lao Bảo, Quảng Trị) đến Khe Gát (Phong Nha, Quảng Bình) dài khoảng 250km, cung đường này hồi năm 2010 em vinh dự được chạy qua 1 lần, cho đến giờ ấn tượng vẫn không phai, suốt chiều dài con đường, em chỉ gặp khoảng 3 xe oto đi ngược chiều (cùng chiều thì bói không ra), lác đác 1 vài xe máy chở gỗ lậu và 1 hay 2 bản nhỏ của người dân tộc
Con đường được trải bê tông ở giữa, sau mở rộng sang 2 bên cho xe thuận tiện lưu thông, dọc 2 bên đường là rừng Trường Sơn Tây hùng vĩ, một vài chỗ vẫn còn dấu vết của chiến tranh, dọc đường gặp nhiều nhất là các trạm kiểm lâm, biên phòng
Thôi, lan man tí cho đỡ nhớ đường HCM Tây, em tiếp tục cuốc bộ, vưỡn xuống dốc, dốc càng ngày càng sâu