- Biển số
- OF-333318
- Ngày cấp bằng
- 29/8/14
- Số km
- 846
- Động cơ
- 288,988 Mã lực
Nhân đợt hội thảo ở Sì Gòn em cùng đứa bạn lên đường sang Cam pốt.
Lựa chọn và tham khảo bọn em chọn theo tua của Sapaco. Tua này đắt hơn chút nhưng được cái không phải đổi xe khi qua cửa khẩu Mộc bài.
Từ Sì Gòn xe chạy về Tây Ninh đoàn được ăn lót dạ bánh canh Trảng Bàng trước khi tạm biệt Việt Nam
Các cụ cho em mượn ảnh này cái vì em mải ăn quên cả chụp. Minh họa tí cho nó xôm.
Vượt 600 cây sang nước bạn theo con đường độc đạo do ODA tài trợ, em được ăn bữa cơm tuyệt ngon (chắc tại đói và cơm cũng ngon thật) tại một nhà hàng Campuchia bên bờ sông Mê Kông (theo cách gọi Việt Nam) hiền hòa.
Trên đường đi ấn tượng của em về Cam pốt là đồng không mông quạnh chả thấy ai làm gì mà
chỉ thấy họ chăng những tấm áo mưa trắng hóa ra để bắt côn trùng (chắc để bán cho chợ côn trùng ),xe mà đã chạy thì toàn xe xịn vì họ không phải nộp thuế như dân mình.
Đây là cầu Kongpong Kdei, điểm tham quan đầu tiên khi du lịch Campuchia từ Sài gòn. Cây cầu hơn 1000 năm tuổi, được xây dựng vào những năm đầu của thế kỉ 12 dưới thời vua Chayravanman VII.
Cầu Kongpong Kdei, có chiều dài lên đến 85 mét, chiều cao 14m, và chiều rộng toàn mặt cầu là 14m được làm bằng đá tổ ong, những khối đá được xếp mà không cần kết dính. Đầu cầu còn được trạm trổ hình rắn thần Naga 7 đầu biểu tượng tâm linh của người dân Campuchia bởi họ tin rằng thần Naga là vị thần bảo vệ và che chở cho họ trong cuộc sống hàng ngày. Đầu cầu có hàng bánh làm từ quả thốt nốt ngon tuyệt màu vàng ươm ăn thơm phức.
Rời Kongpong Kdei đoàn tiếp tục lên xe về Siêm Riệp. Khắp nơi Campuchia là làng quê yên ả. Xa xa những cây thốt nốt vươn thẳng lên trời, thốt nốt trong vườn nhà, thốt nốt trên cánh đồng, đâu đâu cũng là cây thốt nốt. Thốt nốt gắn bó với người Campuchia nên người Campuchia cực đoan cho rằng ở đâu có cây thốt nốt đó là đất của người Campuchia.
Campuchia toàn màu xanh, dấu tích của thảm họa diệt chủng như chưa bao giờ xuất hiện nơi đây. Không thấy nghĩa địa là một nét văn hóa đặc biệt, dân Campuchia theo đạo Phật dòng tiểu thừa, sư có thể lấy vợ, mỗi người sau khi chết đều được đưa lên chùa hỏa thiêu, trước mỗi nhà là một cây hương có hình dáng mô phỏng những ngôi nhà nhỏ để thờ ông bà tổ tiên.
Lựa chọn và tham khảo bọn em chọn theo tua của Sapaco. Tua này đắt hơn chút nhưng được cái không phải đổi xe khi qua cửa khẩu Mộc bài.
Từ Sì Gòn xe chạy về Tây Ninh đoàn được ăn lót dạ bánh canh Trảng Bàng trước khi tạm biệt Việt Nam
Các cụ cho em mượn ảnh này cái vì em mải ăn quên cả chụp. Minh họa tí cho nó xôm.
Vượt 600 cây sang nước bạn theo con đường độc đạo do ODA tài trợ, em được ăn bữa cơm tuyệt ngon (chắc tại đói và cơm cũng ngon thật) tại một nhà hàng Campuchia bên bờ sông Mê Kông (theo cách gọi Việt Nam) hiền hòa.
Trên đường đi ấn tượng của em về Cam pốt là đồng không mông quạnh chả thấy ai làm gì mà
chỉ thấy họ chăng những tấm áo mưa trắng hóa ra để bắt côn trùng (chắc để bán cho chợ côn trùng ),xe mà đã chạy thì toàn xe xịn vì họ không phải nộp thuế như dân mình.
Đây là cầu Kongpong Kdei, điểm tham quan đầu tiên khi du lịch Campuchia từ Sài gòn. Cây cầu hơn 1000 năm tuổi, được xây dựng vào những năm đầu của thế kỉ 12 dưới thời vua Chayravanman VII.
Cầu Kongpong Kdei, có chiều dài lên đến 85 mét, chiều cao 14m, và chiều rộng toàn mặt cầu là 14m được làm bằng đá tổ ong, những khối đá được xếp mà không cần kết dính. Đầu cầu còn được trạm trổ hình rắn thần Naga 7 đầu biểu tượng tâm linh của người dân Campuchia bởi họ tin rằng thần Naga là vị thần bảo vệ và che chở cho họ trong cuộc sống hàng ngày. Đầu cầu có hàng bánh làm từ quả thốt nốt ngon tuyệt màu vàng ươm ăn thơm phức.
Rời Kongpong Kdei đoàn tiếp tục lên xe về Siêm Riệp. Khắp nơi Campuchia là làng quê yên ả. Xa xa những cây thốt nốt vươn thẳng lên trời, thốt nốt trong vườn nhà, thốt nốt trên cánh đồng, đâu đâu cũng là cây thốt nốt. Thốt nốt gắn bó với người Campuchia nên người Campuchia cực đoan cho rằng ở đâu có cây thốt nốt đó là đất của người Campuchia.
Campuchia toàn màu xanh, dấu tích của thảm họa diệt chủng như chưa bao giờ xuất hiện nơi đây. Không thấy nghĩa địa là một nét văn hóa đặc biệt, dân Campuchia theo đạo Phật dòng tiểu thừa, sư có thể lấy vợ, mỗi người sau khi chết đều được đưa lên chùa hỏa thiêu, trước mỗi nhà là một cây hương có hình dáng mô phỏng những ngôi nhà nhỏ để thờ ông bà tổ tiên.
Chỉnh sửa cuối: