Bodgaya có 02 ngôi chùa Việt:
Việt Nam Phật Quốc Tự (Chùa đúng nghĩa)
Trung tâm Giác Viên (giống như KS)
[/IMG]
Còn một cái nữa, đi qua chùa Việt nam phật quốc tự vài km nữa tới nơi. Trên đường đã rẽ vào chùa cụ Huyền Diệu ấy, ta đi tiếp là tới.
Tới năm 2010, em được biết người Việt có 3 cái chùa ở đây, còn sau này em không rõ có thêm không.
Còn ở Agra, em cũng đến đó và có câu chuyện thật như bịa hầu các cụ. Cách đây 10 năm rồi, em đến cổng Tajmahal vào tầm khoảng 9 giờ sáng. Vào một nhà hàng, kêu 1 đĩa gà rán, một cốc trà sữa ngồi hút điếu thuốc nghỉ ngơi. Hút xong thuốc, uống 3 chén trà rồi mà chưa thấy họ mang gà ra nên em hỏi: Anh bạn ơi, đĩa gà của em chưa làm xong à.
Các cụ biết anh phục vụ trả lời thế nào không, xin thưa: Tôi đã sai người đi ra chợ mua gà rồi, chưa thấy nó về, anh ngồi uống thêm chén nước, hôm nay chủ nhật, có thể chợ đóng cửa. Híc.
Em lại ngồi đợi, vì hôm đó em rảnh, không muốn qua thành Agra nữa. Ngồi gần một tiếng, chủ nhà hàng ra thẽ thọt nói. Anh thông cảm, hôm nay chợ gần nhà đóng cửa, nếu anh vẫn muốn ăn gà, để tôi sai người làm đi ra chợ khác. Sặc, em muốn chết luôn lúc đó các cụ à.....
Còn cụ chủ mua vé đi Agra, cụ mới đến, và bạn cụ có thể chưa để ý chỗ bán vé cho người nước ngoài. Người nước ngoài mua vé ở tầng 2 của ga New Delhi ấy, trên đó ít người hơn, dễ mua hơn. Còn muốn mua không xếp hàng, thì chạy ra cổng đối diện, có các văn phòng bán vé dịch vụ, thêm chút tiền là có vé thôi.
Ở Ấn còn một chút đặc biệt nữa là vẫn còn sử dụng từ kuli, phu khuôn vác ấy. Em tưởng sau chiến tranh thế giới thứ 2 không nơi nào trên cái trái đất này dùng từ này nữa nhưng em nhầm. Khi vào chợ mua đồ, phu khuôn vác cắp cái giỏ đi theo, mình mua gì thì bỏ vào. Nặng mấy họ cũng bê, lâu mấy họ cũng chờ. Họ mang ra xe cho mình, mình trả họ vài khoảng 10 rupy.
Ở Delhi xe lam chỉ chở 4 người, nhưng ở các thành phố khác họ chở lên đễn 8 người.
Cụ chủ không đi được jaipu cũng hơi phí, en đi vào sa mạc giáp biên giới pakistan rồi. Chuyến đi 2 ngày, 1 đêm, ngồi lạc đà, ngủ màn trời chiếu bằng chăn bông quấn quanh. Nhưng đặc biệt là em thấy họ rửa chén bát bằng cát, sau đó lấy miếng giẻ dắt cạp quần ra lau lại cho sạch. Trên đường trong sa mạc, gần khu có nước hay ốc đảo ấy, công, trĩ chạy hàng đàn trước mặt. Nhưng hoảng hơn đối với em là chuyến vào khu cận sa mạc đi cảm giác không an toàn.
Để em kể lại hầu các cụ nghe, ngày thứ nhất cưỡi lạc đà, mấy người trong đoàn đua lạc đà hoành tráng lắm. Đi đường thấy người dẫn đường cứ nhặt mấy cục phân trâu, bò...đại loại là phân khô. Em lạ lắm, tự nhủ ở cái xứ này cũng văn minh nhể. Dọn phân trên đường đây.
Ai ngờ, đến chiều tối, tới khu cồn cát mênh mông, không có có cây hay con zì. Họ mang phân khô đốt, nướng bánh mì trực tiếp trên đống phân khô. Hehe, đói, em chén ngon lành, chẳng suy nghĩ gì. Nhưng mấy suất ăn cho đoàn vẫn còn, hic! Hóa ra vài đứa Tây và 1 đứa Việt Nam không măm được.
Ăn uống no rồi, em nghĩ miềng đang ở khu vực tận cùng thế giới roài, trời ngả xẩm tối dần, thấy mình và đoàn nhỏ bé giữa hoang mạc. Lúc này em lại lo, hic! Em nghĩ đến bọn cướp, nó mà đến cướp thì toi. Xấu hơn nữa là mấy du khách nữ châu Âu nữa chứ. Xứ Ấn vốn nổi tiếng với cái món cướp cái nghìn vàng của chị em mà.
Đang miên man, xa xa lại thấy bóng người dắt con la đi đến. Dáng người bé, dắt con la, chở đồ, híc. Em thoáng nghĩ, bọn cướp chia làm 2 đường, giương đông, kích tây chăng. Bóng người đến gần, hóa ra là một thằng bé. Các cụ có biết nó mang đến cái gì không ạ:
Nó mang bia ra bán, bia nổi tiếng vùng Nam Á, bia có tên là King Fisher, bia nặng như rượu.
Lúc đầu em vẫn nghĩ khả năng bị cướp, thấy mọi người mua bia uốn, em cũng làm chai. Nhưng em uống theo kiểu Việt Nam, em mua bia nhưng để đấy, cầm cổ chai đề phòng cướp, kekee. Nhưng thấy mấy em châu Âu uốn cả tiếng rồi, thậm chí chạy đi tiểu đại tiện rồi mà không sao.....em lúc này mới uốn.....
Còn nhiều điều thú vị lắm các cụ à. Tiếc là em không còn cái ảnh nào, đã 10 năm rồi....