Em đi bảo tàng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam !!!

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,196
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
đi vào dẫy nhà sau của tiền sảnh là gặp em Jeep lè đơi :P chiếc xe này đã được đại úy Phạm Xuân Thệ chở Tổng Thống Ngụy quyền Dương Văn Minh ra Đài Phát Thanh đọc lời đầu hàng vô điều kiện (c) con này cho mấy kụ Giang trọc và kar nhà mình đem đi thi Vô Lăng Vàng thì phải biết :D





 
Chỉnh sửa cuối:

dasaev

Xe buýt
Biển số
OF-12712
Ngày cấp bằng
16/1/08
Số km
827
Động cơ
517,068 Mã lực
Đúng là Mig 21 hiệu C CCP sản xuất nguyên bản là máy bay tiêm kích không mang Bom, tuy nhiên Quân đội ta đã cải tiến để Mig mang bom đấy
Em nhớ không nhầm thì Quân đội ta có ít nhất 2 lần dùng Mig mang bom đi đánh, 1 lần đánh tàu khu trục Mỹ trên biển và 1 lần đánh căn cứ B52 của Mỹ bên Thái.
Nếu em nhớ nhầm thì các cụ ném đá nhẹ tay nhé :)
MiG nhà mình cũng có thể đeo bom nhưng với trọng lượng không lớn bác ạ. Vụ MiG 17 ném bom làm bị thương tàu khu trục USS Oklahoma City ngày 19 tháng Tư năm 1972 do phi công Nguyễn Văn Bảy lái. MiG 17 có thể đeo được 100kg bom.
Ở Việt Nam nhận nhiệm vụ cường kích là những chiếc Su 22.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,196
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,196
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
biển Liên Doanh mầu vàng nhá :D




nội thất bên trong thì dư lày



có cục bộ đàm thông tin liên lạc treo bên kia, còn cục bên này là giề em ko để ý



 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,196
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
từ trên cao nhìn xuống chú Jeep treo cờ Giải Phóng trông oai phong lẫm liệt :P



đằng sau xe Jeep là chiếc xe tăng này, ông này là húc đổ Dinh Độc Lập





 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,801
Động cơ
8,797 Mã lực


Hôm nọ ngồi uống cà phê với gia đình ông bạn ở High land. Ông bạn thắc mắc đạn to thế kia thì sao nhét vừa súng thần công. Em chỉ có thể giải thích là đạn này là do bọn địch bắn vào ta, nhìn cỡ đạn thì đoán là súng chúng nó to hơn. Hợp lý không ạ?
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,997
Động cơ
3,310,318 Mã lực
Máy Bay Mig của ta Đánh tàu khu trục Mỹ

MiG nhà mình cũng có thể đeo bom nhưng với trọng lượng không lớn bác ạ. Vụ MiG 17 ném bom làm bị thương tàu khu trục USS Oklahoma City ngày 19 tháng Tư năm 1972 do phi công Nguyễn Văn Bảy lái. MiG 17 có thể đeo được 100kg bom.
Ở Việt Nam nhận nhiệm vụ cường kích là những chiếc Su 22.
Em xin phép cụ 9 cho em làm tí để góp phần mô tả những chiến công lẫy lừng của Quân đội ta và phong phú thêm thông tin ở thớt của cụ nhé


Chuẩn bị cho việc đánh các tàu chiến Mĩ, đặc biệt tiêu diệt tàu khu truc của hạm đội 7 hay vào gần bờ, pháo kích các mục tiêu ven biển, ven đường số 1, Trung đoàn tiêm kích 923 dã chuẩn bị một phi đội cường kích. Phi đội này được huấn luyện tại vùng ven biển Hải Phòng, Bạch Long Vĩ, với sự giúp đỡ của các phi công Cu Ba có nhiêu kinh nghiệm ném bom thia lia ở độ cao cực thấp. Cu Ba cử trung úy phi công Etnéttơ và một cán bộ kĩ thuật không quân giúp ta kĩ thuật đánh tàu chiến địch. Căn cứ huấn luyện phi đội bay biển tại sân bay Kiến An. Phi đội tập ném bom ở quần đảo Long Châu. Anh Lưu Huy Chao - Trung đoàn phó, ra đảo nhỏ, chỉ huy trực tiếp việc bay tập trên biển. Sau thời gian huấn luyện, đến tháng 3 năm 1972, Trung đoàn 923 đã có 6 phi công thuần thục động tác bay cực thấp, ném bom.

Đêm 18, rạng ngày 19 tháng 4 năm 1972, các tàu khu trục của hạm đội 7 vào cách bờ 10km - 15km pháo kích khu vực Quảng Xá, Lí Nhân Nam, Quảng Trạch - Quảng Bình. Quy luật hoạt động như trước. Qua đó, các đồng chí chỉ huy nhận định rằng: ta giữ được bí mật. Địch chưa hay biết gì về cú đánh trời giáng sắp đến.
Sáng ngày 19 tháng 4, các tốp tàu chiến địch hoạt động ngoài cửa Lệ Thủy, cửa Dinh, cách bờ khoảng 40km - 100km. 17 tàu khu trục địch vẫn ung dung bắn phá như mọi ngày từ cửa Sót đến cửa Nhật Lệ. Thời tiết không thuận lợi, tầm nhìn hạn chế. Chỉ huy sở chưa cho xuất kích.

Sở chỉ huy Hải quân, các đài quan sát của pháo binh, dân quân, liên tục thông báo vị trí và tình hình hoạt động của các tàu khu trục. Vào lúc 15 giờ, một tốp 4 tàu chiến địch tiến vào cửa Lí Hòa, cách bờ 15km, một tốp tàu vào đông Quảng Trạch, cách bờ 7km, ba tàu ở đông Lí Hòa 18km, ra đa 403 phát hiện 1 tốp 4 tàu địch đậu cách cửa Nhật Lệ 16km. Thời tiết tốt hơn, tầm nhìn trên 10km. Thời cơ đã đến. Chỉ huy sở lệnh biên đội cấp 1 lúc 16 giờ. 16 giờ 5 phút, cho biên đội Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy (B) cất cánh. Sau khi tập hợp biên đội, vì điều kiện sân bay dã chiến quá hẹp (chiều ngang 25m) không thể cất cánh biên đội, số 1 liên lạc đưọc với chỉ huy sở Đồng Hới. Chỉ huy sở thông báo 4 tàu địch ở về hướng nam 15 độ. Biên đội được lệnh đánh tốp này. Vượt qua cửa Lí Hòa, nhìn vào bờ thấy những điểm khói, số 1 phán đoán địch đang pháo kích. Quan sát trên biển, biên đội vẫn không phát hiện được mục tiêu, nhìn xa xa, thật kĩ, biên đội mới thấy hai vệt trắng trên làn nước xanh thẳm. Số 1 báo cáo đã phát hiện tàu địch, cách 10km đến 12km, xin phép công kích. Chỉ huy sở tiếp tục thông báo về địch và nhắc biên đội: Bình tĩnh, chuẩn xác, quyết tâm tiêu diệt địch.

Số 1, Lê Xuân Dị vòng ra biển, chọn hướng công kích tàu địch từ ngoài khơi vào bờ. Anh đổi hướng vào giữa hai thân tàu địch, cải bằng máy bay đang mang 2 trái bom 250kg.
Từ độ cao cách mặt nước biển 200m, anh tăng lực, giảm xuống bay bằng, ổn định ở độ cao 50m, tốc độ 800km/giờ, đường ngắm ổn định, vòng sáng siêu cự li mở to nhất, quả trám ánh sáng ở phía dưới cũng dần dần chuyển động từ mặt biển, đến khi vừa chạm điểm mức nước với thân tàu, khu trục. Tiếng nổ trên biển vang trời. Số 1 nhìn thấy cột nước vọt lện, phủ tàu giặc. Anh báo cáo về chỉ huy sở, đã đánh trúng mục tiêu. Số 1 được dẫn về, hạ cánh tại sân bay Gát lúc 16 giờ 18 phút. Anh đã cố gắng phanh, nhưng không được, máy bay lao vào lưới Atu (lưới bỏa hiểm khi máy bay xông ra đường băng, do Liên Xô chế tạo). Nhưng may mắn, người và máy bay đều an toàn.

Nói về số 2 Nguyễn Văn Bảy (B). Khi số 1 vòng trái ra biển chuẩn bị công kích, số 2 quan sát, cảnh giới trên không đề phòng tiêm kích của địch. Quay lại, không còn nhìn thấy số 1, anh bay ra hướng biển, tìm mục tiêu. Đến đông bắc cửa Dinh, vẫn không thấy tàu địch, anh bay thêm vài phút nữa, thì phát hiện 2 tàu khu trục Mĩ đang pháo kích vào bờ. Anh báo cáo chỉ huy sở, xin phép công kích. Mục tiêu quá gần, không công kích được. Anh bay lướt qua tàu khu trục, ép độ nghiêng vòng trở lại. Anh đổi thẳng hướng vào mạn tàu khu trục từ từ giảm dộ cao xuống 50m, tăng lực đạt tốc độ 800km/giờ, các phần tử ngắm ổn định như bay huấn luyện ở biển Hạ Long vậy. Từ ngoài khơi anh công kích vào phía bờ biển. Khi điểm ngắm vừa trạm mớm nước, cách tàu địch 750m, anh cắt bom, kéo máy bay vượt qua ăng ten của tàu. Hai trái bom trạm mớm nước thia lia đâm thủng tàu, phía gần đuôi. Một cột vừa nước, vừa khói màu da cam bao phủ tàu địch, cao đến 20m. Càng về sau, lửa cháy càng to trên tàu khu trục. Nhìn lại, anh thấy tàu địch bốc cháy và một quả tên lửa địch bốc cháy. Một quả tên lửa địch phóng lên, nổ trên cao khoảng 200m, tại khu tàu bị cháy. Mấy phút sau, 2 chiếc F-4 đến lượn vòng trên khu vực tàu vừa bị đánh. Nguyễn Văn Bảy về hạ cánh an toàn sau số 1 gần 2 phút. Trận đánh diễn ra từ khi cất cánh đến khi chiếc số 2 hạ cánh xong, chỉ trong 17 phút.

Trận đánh của hai anh Dị - Bảy (B) là một trận tập kích tuyệt diệu. Tạo được thế bí mật, quân ta dũng mãnh tiến công bất ngờ làm hai tàu khu trục bị thương nặng; bọn Mĩ phải dìu nhau, chạy xa ra biển.
Sau trận bị đánh đau này, đô đốc hạm đội Thái Bình Dương phải lệnh cho các tàu lùi ra xa, tạm dừng pháo kích, để tìm cách đối phó với không quân miền Bắc Việt Nam.

Mĩ cố bưng bít thông tin, nhưng tin tức hai tàu khu trục hiện đại bị Míc đánh bị thương nặng vẫn lan truyền. Quốc hội Mĩ cho rằng, sau ngày 5 tháng 8 năm 1964, tàu Mađốc bị tàu phóng lôi miền Bắc Việt Nam đánh, thì sự kiện này là thách thức rất nghiêm trọng. Thực tế này bác bỏ luận điệu của Níchxơn cam kết với dân Mĩ là “chấm dứt chiến tranh trong danh dự”, “mang lại chiến thắng về cho dân Mĩ”.

Trận đánh này có ý nghĩa quan trọng. Lần đầu tiên, Không quân Việt Nam đương đầu trực tiếp với hải quân hùng mạnh của Mĩ trên chiến trường Việt Nam. Ta đã bí mật, bất ngờ, vượt qua hệ thống phòng thủ, chống trả của địch, để tổ chức một trận đánh thắng lợi giòn giã.
Vũ khí ta dùng là loại bom 250kg rất thông thường, máy bay chỉ có 2 quả 250kg. Phương tiện ngắm chỉ là vòng sáng cố định, chế độ bay siêu cự li (mở to nhất) của Míc-17.

Tóm lại, về vũ khí, máy bay của ta hoàn toàn thuộc hàng cổ điển. Cái tuyệt diệu là ở con người đã sử dụng các phương tiện khá đơn giản, thô sơ ấy, một cách đầy hiệu quả. Chiến thuật bay thấp, ném bom thia lia trên biển là bài học quan trọng nhất, để lại cho đời sau. Trận đánh thắng tàu khu trục, mở ra khả năng chiến đấu mới của Không quân Việt Nam, tạo tiền đề cho lực lượng tiêm kích - bom phát triển, góp phần vào các cuộc chiến đấu giải phóng và bảo vệ Tổ quốc ở chiến trường miền Nam và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam sau này.

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mĩ, ta có hàng trăm trận không chiến, nhưng chỉ có một trận duy nhất, máy bay cường kích Việt Nam đánh tàu khu trục hạm đội 7. Qua trận đánh, thể hiện một phần nghệ thuật tổ chức và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ không quân đang trưởng thành. Muốn thắng kẻ thù hùng mạnh, phải dùng phục kích, mà yếu tố bí mật, bất ngờ, luôn chủ động tiến công cương quyết, là những bài học sâu sắc.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,196
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Thấy các bác thích chặt chém nhau về máy bay em nhờ anh gốc gờ lấy tí thông tin nhá, xem song đâm chém mái thoải :D



Các phi công Việt Nam đã thể hiện sự dũng cảm và sáng tạo của họ trong cả hai phương diện chiến thuật và kỹ thuật, làm kinh ngạc đối phương. Trong suốt các cuộc không chiến giữa không quân Việt Nam với quân đội Mỹ, phía Việt Nam có 16 phi công đạt đẳng cấp "Át" (tức đã bắn hạ được từ 5 máy bay đối phương trở lên), trong đó người cao nhất là phi công MiG-21 Nguyễn Văn Cốc đã bắn hạ 9 máy bay Mỹ. Dưới đây là một số máy bay Mig-21 đã lập chiến công.


1. Mig-21 F-13 4420: phi công là Nguyễn Ngọc Độ thuộc đoàn không quân Sao Đỏ (đoàn 921).
2. Mig-21 F-13 4520: phi công là Phạm Thanh Ngân, cũng thuộc đoàn không quân Sao Đỏ. Hai phi công này đã bắn rớt máy bay do thám RF-101 C của Mĩ vào ngày 16/09/1967. Chiến công đầu tiên của Mig-21 cũng là bắn rơi máy bay do thám nhưng là loại không ngưòi lái Ryan Firebee không ngưòi lái của phi công Nguyễn Hồng Nhị vào ngày 04/03/1966. Không rõ số hiệu máy bay của Nguyễn Hồng Nhị nhưng đây cũng là loại Mig-21 F-13. Hiện nay chiếc 4520 đang được trưng bày tại bảo tàng quân đội Thái Nguyên.
3. Mig-21 PFE(PF/PFV) 4128: không có thông tin về phi công hay lái chiếc này. Chiếc này nằm trong phi đội Mig-21 PF đầu tiên tới Việt Nam vào tháng 04/1966. Những chiếc này không sử dụng radar RP-21 như các đời PFE khác mà sử dụng loại “improved” R-2L với tính năng mạnh hơn.




4. Mig-21 PF 4324 (14 sao): phi công là Nguyễn Đăng Kỉnh thuộc đoàn không quân Sao Đỏ. Chiếc này được sử dụng bởi 9 phi công khác nhau, và đã bắn rơi 14 máy bay trong khoảng thời gian 11/1967 tới 05/1968. Hiện nay máy bay này đang được trưng bày tại bảo tàng Quân Đội ở Hà Nội.



5. Mig-21 PF 4326 (13 sao): phi công là Nguyễn Văn Cốc cũng thuộc đoàn Sao Đỏ. Đây là phi công có nhiều chiến công nhất với 9 kills. Phi công nổi tiếng Nguyễn Văn Bảy có 7 kills nhưng ông chỉ sử dụng Mig-17, loại lạc hậu hơn nhiều so với Mig-21. Hiện nay chiếc 4326 đang được trưng bày tại bảo tàng Phòng Không, sân bay Bạch Mai, Hà Nội.



6. Mig-21 PFM 5015: không có thông tin về phi công. Điều đặc biệt là chiếc này được ngụy trang bằng màu xanh lá cây nhạt và đậm; chiếc này hoạt động ở các sân bay phía nam. Lý do là để tránh sự phát hiện của máy bay do thám Mĩ. Chiếc này cũng thuộc đoàn không quân Sao Đỏ.




7. Mig-21 PFM 5020 (12 sao): phi công là Nguyễn Tiến Sâm. Máy bay này thuộc đoàn không quân Lam Sơn (đoàn 927). Ngoài phi công này, 3 “aces” khác cũng từng sử dụng chiếc này là Lê Thanh Đạo , Nguyễn Đức Soát , va Nguyễn Văn Nghĩa . Chiếc này đang được trưng bày tại bảo tàng Không Quân Hà Nội, bên cạnh Mig-21 MF 5121 (8 sao) của Phạm Tuân.



8. Mig-21 PFM 5033 (3 sao): phi công Trần Việt thuộc đoàn Sao Đỏ. Phi công này đã ghi được hai chiến công cuối cùng (được Mĩ công nhận) của VPAF đối với máy bay Mĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ngày 27/12/1972, phi công này đã bắn rơi 3 F-4 trong khi Mĩ chỉ công nhận hai chiếc bị Mig-21 bắn rơi. Ý kiến riêng của mình: có thể bắn rơi 3 chiếc nhưng rất khó vì Mig-21PFM chỉ đem được 2 tên lửa và không có internal gun mà phải sử dụng Gsh-23 external gun pod. Không có thông tin xác nhận xem vào ngày hôm đó, chiếc Mig-21 này có đem theo external gun pod hay không. Cũng có thể là tên lửa bắn trúng một chiếc rồi mảnh vỡ làm chiếc thứ hai bị ảnh hưỏng theo. Tuy nhiên máy bay thông thưòng bay với khoảng cách lớn, khi dog-fight thì càng không bay gần nhau. Như vậy khả năng bị ảnh hưỏng do mảnh vỡ là rất nhỏ.
9. Mig-21 PFM 5040: phi công Lê Thanh Đạo , đoàn không quân Lam Sơn. Điểm đặc biệt của chiếc này là được sơn nguỵ trang toàn bộ bằng màu xanh đậm.



10. Mig-21 PFM 5066: không có thông tin về phi công. Lúc đầu máy bay phục vụ trong đoàn Sao Đỏ với màu metal bình thưòng; sau đó được chuyển về đoàn Lam Sơn với màu sơn nguỵ trang bằng cách sơn đè màu xanh lá cây đậm lên trên lớp natural metal ở một sồ chỗ, không sơn phủ toàn bộ như 5040. Chiếc này từng đánh chặn (intercept) một chiếc B-52 vào ngày 13/04/1972 trên bầu trời Thanh Hoá. Đồng thời không có thông tin nào về hoạt động quân sự của Mig-21 PFM 5071 trong cuộc kháng chiến.
11. Mig-21 PFM 6122: chiếc này thuộc đoàn Lam Sơn, sau khi giải phóng miền Nam, toàn bộ Mig-21 PFM còn sử dụng được đều chuyển về cho đoàn 372 (Hải Vân ) tại Đà Nẵng. Chiếc này của quân đội Xô Viết được sơn nguỵ trang theo kiểu của Warsaw Pact trước khi đến Việt Nam. Màu sơn nguỵ trang này không thay đổi, chỉ có số hiệu máy bay và huy hiệu được thay đổi theo không quân Việt Nam. Chiếc này đang được trưng bày tại bảo tàng của sân bay Đà Nẵng.





Tên lửa không đối không được sử dụng trên Mig-21
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,196
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
14 chiến binh Triều Tiên trên bầu trời Việt Nam




Những trận không chiến oanh liệt để bảo vệ bình yên bầu trời miền Bắc VN trong kháng chiến chống Mỹ lùi vào quá khứ gần nửa thế kỷ. Nhưng 14 tấm bia mộ liệt sĩ Triều Tiên ở khu đồi rừng Hoàng (xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) ngày ngày vẫn nhắc nhớ về những người bạn nước ngoài đã đổ máu cho độc lập của VN.

Đây cũng là một nghĩa trang duy nhất ở VN dành cho các liệt sĩ nước ngoài đã hi sinh trên mảnh đất Tổ quốc ta.

Sự kiện Mỹ tấn công cảng Hải Phòng ngày 5-8-1964 chính thức đánh dấu cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân ta lan rộng ra phạm vi cả nước. Những trận chiến trên không oanh liệt nhất của quân dân miền Bắc đã ghi được nhiều chiến công vang dội. Với những chiếc Mig 17, Mig 19 được cải tiến của Liên Xô, các chiến sĩ không quân VN đã hạ gục hàng loạt máy bay chiến đấu hiện đại của không lực Mỹ thời đó như F4, F111...

Tiếng vang về chiến công diệt máy bay Mỹ của quân dân miền Bắc đã bay khắp thế giới, trong đó có đất nước CHDCND Triều Tiên ở phía đông mặt trời mọc. Ngưỡng mộ thành tích của VN, ngay trong năm 1965, 12 sĩ quan và hai chiến sĩ không quân Triều Tiên đã được cử sang miền Bắc VN học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.

Nơi đón tiếp họ là đơn vị không quân thuộc Quân đoàn 2 đóng tại sân bay dã chiến Kép (Hà Bắc cũ).

Các chiến sĩ Triều Tiên được những sĩ quan của ta ở sân bay Kép truyền đạt tỉ mỉ kỹ thuật lái máy bay Mig 17, Mig 19, Mig 23 và chiến thuật tiêm kích trên không. Trong đó có một đặc điểm nổi trội của chiến tranh VN mà các chiến sĩ Triều Tiên học hỏi được là nghệ thuật đánh du kích trên không với khả năng lấy yếu thắng mạnh, phản ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh thực tế. Ngay trong năm 1965, khi bom đạn của máy bay Mỹ đang bắn phá điên cuồng miền Bắc, các chiến binh không quân Triều Tiên đã xung phong ra trận.

Tinh thần Triều Tiên

Cuộc chiến đấu của đội chiến binh Triều Tiên chủ yếu diễn ra trên vùng trời các tỉnh ven Hà Nội như Hà Bắc, Vĩnh Phúc và Hải Hưng. Với lòng cảm tử đặc trưng của dân tộc Triều Tiên đã chiến đấu là phải quyết tiêu diệt bằng được đối phương, không bảo vệ được phi cơ thì chiến binh cũng sẽ hi sinh theo nên trong các đợt xuất kích, 14 chiến binh Triều Tiên đều không trang bị dù cũng như các thiết bị thoát hiểm khác. Thậm chí một cựu chiến binh cùng thời với họ cho biết họ còn tự khóa chân mình vào chân ghế máy bay.

Ngày 24-9-1965, sau một số trận đánh khá thành công thì một tin buồn ập tới. Đó cũng là khúc mặc niệm bi tráng đầu tiên vang lên trên bầu trời Hà Bắc khi chàng chiến binh trẻ tuổi nhất trong số 14 người Triều Tiên tên Ươn-Hông-Xang (19 tuổi) anh dũng hi sinh. Đó là một trận đánh ngay ở vùng sân bay Kép. Xang hi sinh khi bắt đầu xuất kích. Trong năm 1966, cuộc chiến đấu của đội quân Triều Tiên vẫn diễn ra nhưng không có ai trong số họ hi sinh. Đến năm 1967, họ mất thêm 12 người. Người chiến sĩ Triều Tiên cuối cùng tên Kim-Chi-Hoan nằm xuống dưới bầu trời VN vào ngày 12-2-1968. 11 người đã nằm xuống dưới bầu trời Hà Bắc, hai ở Vĩnh Phúc và một ở Hải Hưng.

Như vậy chỉ trong chưa đầy ba năm, tất cả 14 chiến sĩ Triều Tiên được cử sang học hỏi rồi tình nguyện chiến đấu ở VN đều hi sinh. Theo đánh giá của một số cựu chiến binh thuộc Quân đoàn 2, trong thời gian đó những trận đánh của 14 chiến sĩ Triều Tiên góp phần cho thành tích tiêu diệt không lực Mỹ ở miền Bắc. Họ giúp bắn rơi và thiêu hủy hàng chục máy bay Mỹ trong thời gian ba năm. Tinh thần chiến đấu ngoan cường, quả cảm của họ làm vẻ vang sân bay dã chiến Kép thời đó. Sự hi sinh oanh liệt của họ xứng đáng được tưởng nhớ, biết ơn.

Chứng tích thời hậu chiến

Để ghi nhớ những người lính không quân Triều Tiên đã chiến đấu và ngã xuống trên đất nước mình, Nhà nước VN công nhận họ là những liệt sĩ ngay trong thời kỳ 1965-1968 và đã trao quyền tìm nơi đặt hài cốt của họ cho Triều Tiên.

Theo ông Dương Văn Dậu - một cựu chiến binh hiện đang trông nom khu nghĩa trang liệt sĩ Triều Tiên: “Thời kỳ đó, đích thân một vị tham tán trong Đại sứ quán Triều Tiên đã đi chọn đất để đặt phần mộ của 14 người lính này. Họ đi tìm từ Bắc Ninh, Bắc Giang lên Lạng Sơn và cuối cùng chọn đồi rừng Hoàng để đặt nghĩa trang. Việc vì sao người Triều Tiên chọn nơi này đến giờ không một ai biết. Chỉ biết hiện nay cổng nghĩa trang được quay về hướng đông (có nghĩa về phía đất nước Triều Tiên). Trước đó trong những năm 1965-1968, gia đình ông Dậu và dân làng ở đây đã được người Triều Tiên nhờ mua cá chép và chó đen để an táng theo các người lính vì đó là phong tục truyền thống của dân tộc Triều Tiên.

Trong một ngày cuối tháng bảy nắng oi ả, chúng tôi về đồi rừng Hoàng để viếng linh hồn các liệt sĩ Triều Tiên. Vẫn còn đây 14 tấm bia ghi đầy đủ tên, tuổi, ngày, tháng, năm hi sinh của 14 chiến sĩ Triều Tiên bằng hai ngôn ngữ (Việt và Triều Tiên). 14 nấm mộ nằm giữa bạt ngàn màu xanh của vườn cây hoa trái. Trước đây các nấm mộ của 14 liệt sĩ nằm rải rác quanh đỉnh quả đồi. Sau khi phía Triều Tiên quyết định mang hài cốt chiến sĩ của họ về nước (năm 2002), tỉnh Bắc Giang đã đầu tư 100 triệu đồng xây dựng nhà tưởng niệm, trong đó có lư hương và mô hình 14 tấm bia mộ liệt sĩ để ghi nhớ sự đóng góp của các chiến sĩ Triều Tiên cho mảnh đất này. Khu tưởng niệm được xây dựng trong hơn một năm và khánh thành vào giữa năm 2004.

Chúng tôi đứng nghiêng mình trước 14 tấm bia mộ trên đỉnh đồi lộng gió. Còn người quản trang già, thương binh hạng 2/4 Dương Văn Dậu cho biết: “Dù không hề hưởng chế độ chính sách gì, nhưng gia đình chúng tôi tình nguyện đảm nhận chăm sóc cẩn thận khu nghĩa trang này và cứ đến ngày lễ, tết, tuần, rằm, mồng một hay các ngày lễ đặc biệt của đất nước Triều Tiên, vợ chồng tôi đều ra đây thắp hương tưởng niệm để linh hồn các anh nếu có phảng phất nơi đây khỏi phải lạnh lẽo...”.



Một số trận không chiến tiêu biểu



Chiến công đầu tiên của Không quân Việt Nam do Trung đoàn không quân vận tải 919 lập. Đêm 15 tháng 2 năm 1965, chiếc máy bay T28 (thu được do một phi công phản chiến hạ cánh xuống san bay Bạch Mai) do Nguyễn Văn Ba làm lái chính, Lê Tiến Phước làm lái phụ bắn rơi tại chỗ một chiếc máy bay C123 của Mỹ gần biên giới Việt-Lào. Nguyễn Văn Ba đã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 8 năm 1995.

Trận không chiến đầu tiên của MiG-17 là vào ngày 3 tháng 4 năm 1965, tại trận đánh bảo vệ cầu Đò Lèn, Thanh Hóa với phi đội 4 chiếc MiG-17 đã tấn công vào đội hình máy bay A4D và F8 mang bom của Hải quân Hoa Kỳ. Hai chiếc F-8 Crusaders đã bị bắn trúng nhưng không rơi tại chỗ mà cố chạy được ra biển. Ba chiếc MiG-17 về hạ cách an toàn, một chiếc của phi đội trưởng Phạm Ngọc Lan hết dầu phải hạ cánh xuống bãi sông Đuống.
Trận đánh tiếp theo diễn ra ngay hôm sau với 3 phi đội cất cách, trong đó có 2 phi đội nghi binh và bảo vệ, một phi đội công kích thẳng vào tốp F-105 mang bom tấn công cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa do Thiếu tá Frank Bennett làm dẫn đầu. Phía Mỹ có 2 chiếc F-105 bị MiG-17 bắn trúng. Chiếc do Đại úy James Magnusson lái rơi trên đường thoát ra biển, chiếc do Thiếu tá Frank Bennett rơi khi hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Đà Nẵng. Cả hai phi công đều chết. Phía Không quân Việt Nam mất 3 chiếc MiG. Một chiếc do Lê Minh Huân lái rơi gần bờ biển Sầm Sơn, gần xác chiếc F-105 do chính anh bắn hạ. Hai chiếc còn lại, do Phạm Giấy và Trần Nguyên Năm lái, bị rơi ở gần khu vực cầu Hàm Rồng. Cả 3 chiếc đều không có ghi nhận nào bị bắn rơi từ phía Mỹ, có khả năng bị chính súng phòng không của Việt Nam bắn rơi. Một chiếc duy nhất còn lại, do phi đội trưởng Trần Hanh lái và cũng là chiếc đã bắn hạ Thiếu tá Frank Bennett, hết dầu và hỏng la bàn nên phải hạ cánh xuống lòng một con suối cạn thuộc bản Ké Tằm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Chiến công đầu tiên của MiG-21 là bắn rơi máy bay do thám không ngưòi lái Ryan Firebee của phi công Nguyễn Hồng Nhị vào ngày 4 tháng 3 năm 1966.
Không quân Việt Nam ghi nhận có 3 trường hợp MiG-21 tấn công pháo đài bay B-52 và họ tự hào là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực tiếp được loại máy bay này thời bấy giờ. Trường hợp đầu tiên do phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng B-52 ngày 20 tháng 11 năm 1971. Chiếc B-52 bị hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom, Thái Lan. Trường hợp thứ hai được phía Việt Nam ghi nhận là do Phạm Tuân bắn rơi tại chỗ vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Trường hợp thứ ba diễn ra ngay vào ngày hôm sau, 28 tháng 12 năm 1972, được ghi nhận do phi công Vũ Xuân Thiều sau khi đã bắn tên lửa mà không hạ được B-52, đã lao máy bay vào cảm tử (chỗ này chưa thống nhất, có sách báo viết rằng do bắn B-52 ở cự ly quá gần nên máy bay của Vũ Xuân Thiều cũng bị "vạ lây").
Trận không chiến cuối cùng giữa Không quân Việt Nam và Không quân Mỹ diễn ra vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Phía Việt Nam công bố, chiếc máy bay MiG-21 do phi công Trần Việt điều khiển đã bắn hạ 3 chiếc F-4. Phía Mỹ chỉ công nhận rơi 2 chiếc. Tuy nhiên, đây cũng là hiệu suất rất cao, vì MiG-21 chỉ mang theo được 4 quả tên lửa.

Các phi công nổi tiếng
Nguyễn Văn Cốc, "Át", bắn rơi 9 máy bay
Phạm Thanh Ngân, "Át", bắn rơi 8 máy bay
Nguyễn Hồng Nhị, "Át", bắn rơi 8 máy bay
Mai Văn Cường, "Át", bắn rơi 8 máy bay
Nguyễn Văn Bảy, "Át", bắn rơi 7 máy bay
Đặng Ngọc Ngự, "Át", bắn rơi 7 máy bay
Nguyễn Đức Soát "Át", bắn rơi 6 máy bay
Nguyễn Ngọc Độ "Át", bắn rơi 6 máy bay
Nguyễn Nhật Chiêu "Át", bắn rơi 6 máy bay
Vũ Ngọc Đỉnh "Át", bắn rơi 6 máy bay
Lê Thanh Đạo "Át", bắn rơi 6 máy bay
Nguyễn Tiến Sâm "Át", bắn rơi 6 máy bay
Lê Hải Mig-17 "Át", bắn rơi 6 máy bay
Lưu Huy Chao "Át", bắn rơi 6 máy bay
Nguyễn Phi Hùng, Mig-17 "Át", bắn rơi 5 máy bay
Nguyễn Văn Hùng "Át", bắn rơi 6 máy bay
Lâm Văn Lích
Đồng Văn Đe
Đinh Tôn
Vũ Đình Rạng
Phạm Tuân
Vũ Xuân Thiều
Hồ Duy Hùng
Nguyễn Thành Trung
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,196
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Mig-21 Chiến đấu cơ không hề già



MiG-21 là loại máy bay được sử dụng nhiều trong Chiến tranh Việt nam và là một trong những loại máy bay hiện đại nhất thời kỳ đó.

Thông số kỹ thuật





Tuy nhiên, nhiều phi công KQND Việt Nam thích bay loại MiG-17 hơn, vì tỷ lệ nâng trên khối lượng cao của loại MiG-21. Tỷ lệ lớn đồng nghĩa với việc MiG-21 không linh hoạt hay có tính năng cơ động cao như MiG-17. Đây là máy bay Sô viết đầu tiên thành công trong việc áp dụng loại cánh tam giác cho cả hai mục đích, chiến đấu và đánh chặn. Mặc dù những phiên bản MiG-21 đầu tiên thiếu rada tầm xa, tên lửa và bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu cùng thời của Hoa Kỳ, nhưng nó đã chứng tỏ là một đối thủ đáng gờm với sự điều khiển của những phi công dày dặn kinh nghiệm. MiG-21 là máy bay chiến đấu loại nhỏ, đạt tốc độ Mach 2 với một động cơ turbin phản lực đốt lần hai khá nhỏ và so với trọng lượng và so với loại F-104 Starfighter của Hoa Kỳ và Dassault Mirage III của Pháp. Những phi công của Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam đều được huấn luyện để đối phó với những chiến thuật bay của MiG, những phi công này được đào tạo tại trường huấn luyện máy bay chiến đấu của hải quân với tên gọi trong nội bộ là "Top Gun", ở đây họ được bay tập với những mục tiêu giả làm MiG là A-4 Skyhawk và F-5 Tiger II.

Trong chiến dịch Linebacker II, không quân Mỹ đã sử dụng B-52 Stratofortress để phá hủy các thành phố ở miền bắc Việt Nam năm 1972. Một chiếc MiG-21MF của không quân Việt Nam do Phạm Tuân lái đã bắn hạ một chiếc B-52 Stratofortress khi đang thực hiện nhiệm vụ. Đây là chiếc B-52 duy nhất bị bắn hạ khi thực hiện nhiệm vụ bởi một máy bay chiến đấu trong lịch sử.

Loại máy bay này cũng được sử dụng rộng rãi trong những cuộc xung đột tại Trung Đông ở thập kỷ 1960 và 1970, bởi không quân Ai Cập, Syri và Iraq chống lại Israel. Trong những cuộc chiến vào những năm 1960-1970 MiG-21 đã chế áp hoàn toàn đối với F-4 Phantom II và A-4 Skyhawks. Nhưng sau đó, chúng lại bị những chiếc máy bay khác hiện đại hơn chế áp là F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon vào cuối những năm 1970, khi không quân Israel được Hoa Kỳ bán cho những loại máy bay này.

Hiện nay không quân Việt Nam đang cải tiến những chiếc MiG-21 của mình thành MiG-21 Lancer I,II và MiG-21-93 theo hợp đồng với Aerostar SA, Elbit (của Rumani và Israel) và xí nghiệp sản xuất máy bay Mikoyan (của Nga).

Về MiG-21 ở chiến tranh Việt Nam.

MiG-21 hồi đó khá cũ, nó vẫn là máy bay không chiến tầm ngắn trong khi F-4 đã có khả năng không chiến bằng radar khá mạnh. Tuy nhiên, MiG-21 vẫn là máy bay hiện đại nhất Không Quân Việt Nam có.

Không phải phi công Việt Nam thích MiG-17 hơn. Do thay đổi cách chiến đấu, nên trong chiến tranh Việt Nam, MiG-21 đã qua nhiều thử nghiệm chiến thuật, với các thời kỳ thắng lợi và hạn chế xen kẽ. Có hai thời kỳ ngắn, khi mà các phi công Mỹ thử nghiệm được chiến thuật tốt hơn, thì MiG-17 ưu thế hơn. Nhưng đại thể, MiG-21 vẫn là máy bay mạnh hơn MiG-17, lúc đó đã được gọi là "out of date", quá cổ. Đến cuối chiến tranh thời kỳ 1970-1972 thì phi công Việt Nam hầu như lập công bằng MiG-21. Một trong những trận đánh cuối dùng MiG-19 là trận đánh ngày 2 tháng 9 năm 1972, hai chiếc MiG-19 đánh đuổi 12 chiếc F-4, hạ 2 chiếc trên "Thung lũng MiG". Nhưng trận này, MiG-19 lập công được do MiG-21 hỗ trợ, kéo các máy bay hộ tống về phía Tây. MiG-21. ở chiến tranh Việt Nam đã ba lần bắn hạ pháo đài bay B-52, bằng các chiến công của Vũ Đình Rạng, Vũ Xuân Thiều và Phạm Tuân, đều bằng MiG-21. Các phi công Việt Nam đã tạo ra phương thức chiến thuật ngày nay là kinh điển của MiG-21. Chiến thuật này tận dụng ưu thế của động cơ và gia tốc, tiến công và thoát hiểm theo chiều thẳng đứng. Ban đầu, các MiG-21 phục kích trên cao, tấn công và thoát hiểm phía sau địch, xuống dưới. Sau này, chiến thuật hiệu quả nhất được áp dụng là các MiG-21 tiếp cận bí mật ở độ cao thấp, vọt lên cao rồi tấn công từ trên cao phía sau, lao xuống thấp thoát trở về. Phi công Phạm Thanh Ngân là người đề nghị và lần đầu tiên thử nghiệm thắng lợi chiến thuật này. Trận đầu, anh ở vị trí số một trong tốp 2 chiếc, bắn rơi một máy bay trinh sát điện tử RF-101C được bảo vệ chặt chẽ. Phạm Thanh Ngân là phi công tài ba, anh đã chỉ huy tốp với các phi công giỏi nhất của Việt Nam, trong đó có Nguyễn Văn Cốc. Phạm Thanh Ngân là phi công thử nghiệm chiến thuật, bắn rơi nhiều loại máy bay nhất trong các phi công Việt Nam. Sau chiến công RF-101C trên, Phạm Thanh Ngân trở thành Anh Hùng của nước Việt Nam năm 1969. Từ năm 1989 đến năm 1996, ông là Tư lệnh Quân chủng Không quân. Từ năm 1998 đến năm 2001, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Chinh trị, Uỷ viên Bộ Chính trị (Cơ Quan lãnh đạo cao nhất của *************), Thượng tướng. Hiện ông là Trưởng ban chỉ đạo tổng kết chiến lược về quân sự và quốc phòng trực thuộc Bộ Chính Trị.

Phạm Tuân sau trở thành người Việt Nam đầu tiên bay lên quỹ đạo. Nhìn chung, các phi công Việt Nam sau chiến tranh phát triển tốt.

Một trong những thời kỳ khó khăn của MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam là chiến dịch Bolo. Một phi công kỳ cựu từ Thế chiến 2 Mỹ là Đại tá Robin Olds đã sử dụng các F-4 không chiến giả làm F-105 mang bom, lừa MiG đến bắn hạ. Chiến dịch bắt đầu ngày 2 tháng Giêng năm 1967, chiến thật này của F-4 gây khó khăn cho MiG-21 nửa năm. Nhìn chung, MiG-21 là máy bay được phi công Việt Nam sử dụng tốt nhất.
 

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,896
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Em cứ théc méc khg bíêt làm sao mà con Mic này lại hạ được tới 14 máy bay Mỹ . Vừa bay chậm , option lại nghèo nàn , khg lẽ tụi nó đứng yên cho mình bắn à ?
Em cũng phân vân hoài cái vụ anh hùng Núp 1 viên đạn bắn xuyên 5-6 thằng Mỹ , lạ thiệt

Chiến thuật của mình là đánh du kích, máy bay bay thật thấp, không bật radar (vì khi bật radar thì máy bay địch phát hiện ra ngay);
Ở dưới đất sẽ có trung tâm theo dõi và truyền lệnh; khi đến thời điểm thích hợp thì đột ngột tăng tốc và tăng độ cao tiếp cận sát máy bay địch, bật radar bắt mục tiêu bắn ùm hai phát rồi chạy về chỗ có súng phòng không.
Nếu nói về chiến đấu hai bên xông lên giáp mặt oánh nhau tay bo thì máy bay nhà mình không có cửa. Nhưng oánh lén thì cũng được chả kém bố con nhà ai.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,196
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né




Mig-19






Mig-19 P với tên lửa



VN Su-27/-30, VN Su-22M4, VN MiG-21 (hơn 150 chiếc), và VN SU-22M4


.






.




VN Su 27 (Ảnh chụp tại VN)

.


Khui chiếc Su 27 vừa nhập về, hehe (Ảnh chụp tại VN)




Dưới đây là chiếc SU-30





Su-22M4


.



.







Đây là VN Su-22 Các Bác chú ý em tên lửa đối hạm chuẩn bị gắn lên nhá

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,196
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
quả 4b RENAULT này là ở bên phòng trưng bầy bên cạnh






 

trunga

Xe đạp
Biển số
OF-27824
Ngày cấp bằng
23/1/09
Số km
23
Động cơ
485,230 Mã lực
trước em làm ở đó em qua đó mãi quả đồng ăn mòn đó em cũng làm lun em làm nội thất quảng cáo có bác nào nhu cầu alo em nhé 0982262686 :101:
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,196
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Đọc tiềm lực quân sự của QĐNDVN thấy hay mang về cho các kụ đọc cho nhà thêm xôm :D

Trang bị lực lượng Tăng – thiết giáp Việt Nam



Vào năm 1952 một vài cán bộ Việt Minh được cử qua Trung Quốc để học về binh chủng tăng-thiết giáp, tuy nhiên họ không được dùng để xây dựng lực lượng thiết giáp mà được giao nhiệm nghiên cứu chiến thuật chống lại xe tăng pháp là chủ yếu vì Việt Minh lúc đó chưa có điều kiện thành lập binh chủng thiết giáp
Sau trận Điện Biên Phủ Việt Minh thu được ít nhất là 2 xe tăng M-24 còn dùng được. Tuy vậy chúng không dùng để chiến đấu mà dùng làm công tác tuyên truyền.

QDNĐVN được trang bị lại và phát triển vượt bậc vào những năm 1955-1960. Để tăng cường khả năng bảo vệ miền Bắc XHCN, ta nhận thấy rằng việc xây dựng lực lượng thiết giáp là rất cần thiết. Vào năm 1956 một đại đội thiết giáp được thành lập, được trang bị xe thiết giáp M-8 và M-3 của Mỹ (có lẽ xe chiến lợi phẩm của Pháp). Lực lượng thiết giáp này được biên chế thành những trung đội bảo vệ sân bay. Bên cạnh đó QDNĐVN cũng tăng cường lực lượng chống tăng bằng các tiểu đoàn pháo chống tăng của Nga (57mm) và Đức (PAK 40 75 mm)

Trung đoàn xe tăng đầu tiên được thành lập vào ngày 5/10/1959 –trung đoàn 202. Trung đoàn này được trang bị 35 xe tăng T-34-85 và 16 xe SU-76. Vào năm 1964 trung đoàn 202 có 3 tiểu đoàn được trang bị thêm xe tăng T-54 và PT-76. Lúc này lực lượng tăng thiết giáp miền Bắc có khoảng 100 xe. Một ban nghiên cứu thiết giáp được thành lập vào năm 1965 để tìm ra cách đánh bằng tăng – thiết giáp.

Chỉ với khoảng 100 xe tăng trong tay, QDNĐVN không chủ trương sử dụng xe tăng trong các trận đánh lớn, mà chủ yếu là bảo vệ các vị trí quan trọng và tránh thương vong cho bộ binh trong phòng thủ.

Vì không được không quân yểm trợ nên Tăng Việt nam chú trọng vào ngụy trang, điều đó được chứng minh trong các trận đánh sau này nhiều tiểu đoàn Tăng miền Bắc di chuyển hàng trăm km mà không bị phát hiện.

Vào năm 1962, những thành phần nòng cốt của trung đoàn 202 đã vào Trung ương cục miền Nam làm cố vấn về tăng – thiết giáp nhằm xây dựng lực lượng thiết giáp tại miền nam. Nhưng lại không mang theo chiếc xe nào. Lúc này quân GPMN được trang bị B-40 và B-41 thay thế cho Bazooka và súng 75 mm nặng nề, kết quả là tổn thất của Mỹ – Ngụy tăng lên đáng kể

Xe tăng Việt Nam thực sự tham chiến ở Lào vào năm 1967 khi 2 đại đội PT-76 được gửi đến đó. Lúc này Bắc Việt có thêm xe thiết giáp BTR-50K

Vào ngày 26/1/1968 Đại đội 3 PT-76 tấn công căn cứ Tà Mây của trung đoàn 24 Ngụy, quân Ngụy hoàn toàn tan vỡ. Thừa thắng lực lượng tăng PT-76 áp sát căn cứ Làng Vây của Mỹ. Trong trận này có 16 tăng PT-76 cùng 500 quân giải phóng đã tấn công Làng Vây. Đây là lần đầu tiên quân Mỹ đối đầu với lực lượng thiết giáp Bắc Việt. Cuối cùng Làng Vây thất thủ sau vài ngày giao tranh. Chỉ có một ít quân Mỹ - Ngụy mở đường máu thoát về được Khe Sanh. Quân giải phóng mất 6 xe tăng mặc dù bị máy bay và pháo oanh kích. Lực lượng bộ binh được thiết giáp che chở nên ít tổn thất, tỉ lệ thương vong là 1-6 so với quân Mỹ -Ngụy. Sau trận này Mỹ chỉ gặp thiết giáp giải phóng vài lần.

Vào năm 1968 Mỹ có một trận tăng đấu tăng vói quân Bắc Việt tại sông Bến Hải, quân giải phóng mất 2 PT-76 và 1 BTR-50 trong trận này. Vào thời gian này Bắc Việt có khoảng 60 T-54, 50 T34-85 và 300 PT-76. thiết giáp gồm có BTR-40, BTR-152 và BTR-50.
Năm 1970-1971 Liên Xô và Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam các loại tăng mới như T-54B, thêm một số PT-76, Tăng Trung Quốc T-59 và thiết giáp T-63

Vào năm 1973, Việt Nam được trang bị thêm xe phòng không ZSU-23

Đến năm 1975 Quân giải phóng có khoảng 1000 tăng thiết giáp bao gồm rất nhiều xe tăng-thiết giáp chiến lợi phẩm của Ngụy gần như còn nguyên vẹn. Các loại tăng – thiết giáp của Ngụy là M-41, M-48 và M-113. Trong đó xe M-113 còn được dùng cho đến tận ngày nay, còn xe M-41 và M-48 không thấy sử dụng nữa, có lẽ do thiếu phụ tùng thay thế hay do tính năng không phù hợp với bộ đội Việt Nam vốn đã quen với dòng xe tăng T-54/55 và T-59?

Một số xe tăng thiết giáp đỉển hình của QDNDVN qua các thời kỳ








Xe tăng chủ lực T-54

Tương tự như súng AK, dòng tăng T-54 là dòng xe tăng phổ biến nhất trên thế giới, cho đến đầu thế kỷ 21 rất nhiều nước trên thế giới vẫn còn dùng T-54/55 và vẫn còn tiếp tục cải tiến. Việt Nam là nước sử dụng T-54 từ rất sớm khi nó còn là một trong những xe tăng chủ lực đáng gờm nhất trên thế giới.
T-54 và T-55 là tên gọi một thế hệ xe tăng sản xuất tại Liên Xô và trang bị cho quân đội nước này từ năm 1947 đến 1962. Đây là mẫu xe tăng sản xuất nhiều nhất với tổng số 95.000 xe xuất xưởng (bao gồm cả sản xuất tại nước ngoài với tên gọi khác).




Cách bố trí của T-54 theo kiểu xe tăng quy ước, với vũ khí chính gồm một khẩu súng có rãnh xoắn 100mm. T54 được sử dụng nhiều hơn bất kỳ một loại tăng nào khác từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. T-55 gồm một khẩu súng tốc độ cao với nòng súng dài khác thường. T-55 có bánh xích, chasis năm bánh với một thân ngắn và tháp pháo hình tròn. Tăng T-54 xuất hiện lần đầu năm 1949 như loại thay thế cho chiếc T-34 thời thế chiến II.

T-54 liên tục được sửa đổi và cải tiến, và sau khi đã được sửa khá nhiều, nó được đổi tên thành T-55. T-55 ra mắt vào năm 1958 và có đầy đủ mọi sự tinh xảo và cải tiến của serie T-54 mà không có khác biệt căn bản trong thiết kế và hay vẻ ngoài. T-55A xuất hiện đầu thập kỷ 1960. Sự sản xuất loại xe này tiếp tục đến tận năm 1981 ở Liên Xô và cũng được sản xuất ở Trung Quốc (kiểu 59), Tiệp Khắc và Ba Lan.








Một số lượng lớn loại này vẫn còn được sử dụng, mặc dù đến thập kỷ 1980 T-54/55 đã bị thay thế bằng loại T-62, T-64 và T-80 trong vai trò loại tăng chủ yếu tại các đơn vị xe tăng và pháo tự hành của Liên Xô. Được sử dụng trong cuộc xâm chiếm Hungary năm 1956, Tiệp Khắc năm 1968, và Syria năm 1970, nó là loại tăng chính của các nước Ả Rập trong cuộc chiến 1967 và 1973 với Israel. Trong thập kỷ 1970, T-54 tham chiến ở Việt Nam, Cambodia và Uganda.

Xe tăng hạng trung T-55 chạy bánh xích, chasis năm bánh với một khoảng không gian giữa bánh thứ nhất và bánh thứ hai và không có những trục lăn hồi chuyển. Nó có thân ngắn, tháp pháo hình vòm nằm bên trên bánh xe thứ ba. Súng chính có rãnh xoắn cỡ 100mm và có một lỗ thoát hiểm ở gần chân nòng. Một súng máy đồng trục A7.62mm và một súng máy 7.62mm di chuyển vòng cung. Các mẫu T-55A về sau này không được trang bị súng đó. T-55 được phân biệt với T-54 vì nó không có vòm ở bên phải và quạt thông gió của tháp pháo được lắp phía trước so với quạt thông gió của T-54, và tất cả các mẫu T-55 đều có một bộ phận tìm kiếm ánh sáng hồng ngoại dành cho pháo thủ lắp bên phải súng chính. Tuy nhiên, bộ phận tìm kiếm ánh sáng này không phải là một đặc điểm phân biệt, bởi vì nó cũng được trang bị thêm cho nhiều mẫu T-54 và T-54A.

KHẢ NĂNG

T-55 kết hợp một súng tốc độ cao với một chassis rất cơ động, một thân ngắn và nòng rất dài. Các cải tiến so với loại T-54 gồm động cơ diesel V12 làm mát bằng nước lớn hơn với 580 sức ngựa so với 520 sức ngựa, tăng tầm hoạt động lên 500km (lên tới 715km với hai bình xăng phụ mỗi bình 200 lít). T-55 cũng có hai cái ổn định hai cánh (two-plane) chứ không chỉ có cái ổn định dọc, một lần nạp đạn cho súng chính được 43 viên thay vì chỉ 34 viên. T-55 có thể lội qua độ sâu 1.4m mà không cần chuẩn bị trước, có thiết bị thông hơi cho phép nó vượt qua độ sâu lên đến 5.5m với tốc độ 2 km/giờ. Thiết bị này cần phải được chuẩn bị trước từ 15 đến 30 phút nhưng có thể được vứt bỏ ngay sau khi ra khỏi nước.

Tất cả các xe T55 đều có hệ thống dò tìm bức xạ PAZ, và T-55A cũng có thiết bị chống bức xạ. Một số chiếc T-55 được trang bị một hệ thống bảo vệ tổng thể NBC (lọc không khí và quá áp suất). Một màn khói dày có thể được tạo ra bằng cách phun nhiên liệu diesel bay hơi vào một hệ thống hút khí. Những chiếc T-55 có “áo giáp yếm”, áo giáp bán nguyệt lắp thêm, có lớp bảo vệ tháp pháo tăng cường lên đến 330mm (KE) và 400-450mm (CE).

Một số cải tiến khác có thể được trang bị thêm gồm một đáy vỏ được tăng cường chống mìn, động cơ tốt hơn, xích bằng các miếng cao su, và ống bọc nhiệt cho súng. Ống nhòm 1K13 vừa dùng để quan sát ban đêm vừa quan sát bệ phóng ATGM; tuy nhiên nó không thể được dùng cho cả hai mục đích cùng một lúc. Các kiểu ống ngắm có thể lựa chọn và hệ thống kiểm soát lửa gồm cả El-Op Red Tiger của Israel và Matador FCS, ống nhòm NobelTech T-series của Thuỵ Điển, và Atlas MOLF của Đức. SUV-T55A FCS của Nam Tư, Marconi Digital FCS của Anh, SABCA Titan của Bỉ cho phép nâng cấp hoạt động. Một trong những cái tốt nhất là cái EFCS-3 của Slovenia được tích hợp với FCS. Rất nhiều kiểu ống ngắm nhiệt khác cũng có thể được trang bị. Gồm cả ống ngắm Nga/Pháp ALIS và Namut-type của Peleng. Có nhiều kiểu ống ngắm nhiệt có thể được trang bị cho phép phóng ATGM vào buổi tối. Hệ thống bảo vệ hoạt động tích cực (APS) đầu tiên, được gọi là Drozd, được phát triển ở Liên Xô giữa 1977 và 1982. Hệ thống này được lắp đặt trên khoảng 250 chiếc T-55A của cả thuỷ và bộ binh (sau đó được đổi tên thành T55AD) vào đầu những năm 1980, và được thiết kế để bảo vệ khỏi ATGM và lựu đạn chống tăng. Nó sử dụng các cảm biến vi sóng radar đầu tiên ở mỗi bên tháp pháo để dò tìm đạn đang bay đến. Một máy lọc bên trong bộ xử lý radar được dùng để đảm bảo rằng hệ thống chỉ phản ứng lại với các mục tiêu đang bay ở tốc độ đặc trưng của ATGM. Những mục tiêu đó sẽ bị một hay nhiều rocket có mang các đầu đạn nhiều mảnh (giống với đạn súng cối), được bắn ra từ bốn ống phóng xung quanh (mỗi phía của tháp pháo có một ống). Drozd chỉ cung cấp sự bảo vệ hướng ra phía trước 600 ở phần tháp pháo, hai bên cạnh và phía sau có thể bị tấn công. Kíp lái có thể thay đổi hướng của hệ thống bằng cách quay tháp pháo. Drozd bị tổn hại vì nhiều thiếu sót. Radar của nó không thể xác định đe doạ ở nhiều mức góc nâng một cách thoả đáng, và các rocket phòng vệ hầu như chắc chắn gây ra tổn hại ở mức độ không thể chấp nhận được ở hai bên - đặc biệt là đối với bộ binh đi theo.





NHỮNG HẠN CHẾ

T-55 hiệu quả nhất khi chống lại các phương tiện bọc thép nhẹ và trung bình. Đạn nạp căn bản cho súng chính là 43 viên. Các đơn vị nhiên liệu bên ngoài làm cho xe rất dễ bị tổn hại, vì nó được bảo vệ bằng vỏ thép mỏng. T-55 có khả năng hạn chế trong việc hạ súng chính, gây trở ngại cho xe trong việc bắn tỉa từ trên khu đất cao. Hơn nữa ống ngắm đầu tiên của pháo thủ lại bị gắn với súng chính, không cho phép pháo thủ kiếm được các mục tiêu được bố trí dấu kín thân xe. Mặc dù tháp pháo hình nửa quả trứng của T-55 có các tính chất tốt của hình cầu, nó cản trở điều kiện làm việc của kíp lái, dẫn tới mức độ bắn thấp; và sự bảo vệ nhờ vào thân ngắn của nó (ngắn hơn 1m so với M60) lại làm cho mất thăng bằng vì sự bảo vệ vỏ thép kém của nó so với các tiêu chuẩn phương tây. Theo cùng một tiêu chuẩn, thiết bị kiểm soát súng của nó cũng còn thô thiển. Nó cũng có bất lợi của đa phần xe tăng Xô viết là có khả năng kém về hạ thấp nòng chính, vì thế không thể có khả năng bắn hiệu quả theo kiểu bắn tỉa mà bắt buộc phải thò cả thân ra để chiến đấu. Vũ khí và nhiên liệu được bố trí ở vị trí kém. Việc thiếu cái rổ tháp pháo làm cho việc nạp đạn khó khăn, và vì thế đạn dược sẵn sàng kém. Người lái, chỉ huy, và pháo thủ tất cả đều trên một hàng. T-55 không kín không khí. Dù các thành viên kíp lái được bảo vệ khỏi bụi phóng xạ bởi một hệ thống lọc, họ bắt buộc phải đeo mặt nạ bảo vệ cá nhân và mặc đồ chống chất hoá học và sinh học. Xe tăng vì thế phải đi qua những vùng bị ô nhiễm nhanh chóng và sau đó lại phải được tẩy rửa trước khi hoạt động trở lại. Xe tăng có thể được chế tạo kín nước để vượt qua chướng ngại nước với độ sâu lên đến 1,4m (5,5m với ống thông hơi). Tuy nhiên, có thể mất đến nửa giờ để chuẩn bị một đơn vị tăng trung bình để hoạt động được, và điểm vào và ra cũng cần được chuẩn bị.

CÁC BIẾN THỂ

Tăng T-54/55 từng được chế tạo với số lượng lớn nhất so với bất kỳ loại tăng nào khác trên thế giới. Sáu kiểu chính đã được sử dụng rộng rãi tại các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw và nhiều nước khác. Các mẫu T-54/55 từng được chế tạo tại Tiệp Khắc và Ba Lan cũng như ở Trung Quốc nơi nó được gọi là Kiểu 59. Hơn mười hai nước đã chế tạo các biến thể cải tiến của T-55 với khả năng bảo vệ và khả năng tấn công gần tương tự. Nhiều nước đã nâng cấp cho nó với súng chính lớn hơn.



* T-54: Có nhiều khác biệt giữa xe T-54 thời kỳ đầu và thời kỳ sau, một số chiếc có giáp rộng hơn và tháp pháo bị cắt ngắn ở bên cạnh. Thỉnh thoảng chúng được coi là T-54 (1949), T-54 (1951) và T-54 (1953).

* T-54A: Kiểu này có máy hút khói cho súng 100mm, hệ thống ổn định và thiết bị lội sâu.
* T-54AK: Tăng chỉ huy (Kiểu của Ba Lan là T-54AD). Có thêm radio và tầm hoạt động của radio là 100 dặm.

* T-54M: T-54 được nâng cấp theo tiêu chuẩn của T55M.

* T-54B: Kiểu đầu tiên có thiết bị quan sát hồng ngoại ban đêm. Đây là kiểu được sử dụng ở những nước trên.

* T-55: T-54 với tháp pháo mới và nhiều cải tiến, các kiểu được chế tạo về sau này có một súng 12.7mm AA MG. Các cải tiến từ kiểu T-54 gồm một động cơ diesel làm mát bằng nước V12 lớn hơn và tầm hoạt động rộng hơn 500 thay vì 400km (600 với các xe tăng bổ trợ). Tầm hoạt động có thể tăng lên đến 715km với hai bình xăng phụ 200 lít ở hai bên xe. T-55 có tháp pháo hoàn toàn khác so với T-54, sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là T-55 không có quạt gió nóc và thay vào đó là hai thanh nóc hình chữ D. Các xe T-55 đầu tiên cũng không có máy nạp đạn cho súng 12.7mm DShK AA MG cửa sập của máy nạp đạn hơi thò lên hay không thò lên khỏi xung quanh lớp giáp.

* T-55A được thêm hệ thống bảo vệ NBC. T-55A sử dụng một lớp chống bức xạ mới và hệ thống lọc hoá chất PAZ/FVU được cải tiến trên cùng tháp pháo. Lớp chống bức xạ làm tháp pháo dày hơn và không bằng với bề mặt tháp pháo. Các chi tiết đáng chú ý là sự chải lớn hơn ở cửa của chỉ huy và pháo thủ, và một chỗ phồng lớn ở cửa người lái. T-55A Kiểu 1970 bắt đầu có súng 12.7mm, nhưng ở vị trí khác với T54.



* T-55AM có thêm vỏ yếm, một vỏ bọc quanh tháp pháo và bảo vệ 180°. Sự gọi tên T-55AM thỉnh thoảng cũng dùng cho T-55A với súng 12.7mm DShK MG



* T-55AM2B: Kiểu T55AMV của người Séc với kiểm soát lửa Kladivo.
* T-55AM2: Biến thể không có khả năng ATGM hay Volna FCS.
* T-55AM2P: Kiểu T55AMV của người Ba Lan nhưng có thêm Merida FCS.
* T-55AMD: Biến thể với Drozd APS thay vì ERA.
* T-55AD Drozd: Biến thể với Drozd chứ không phải Volna FCS và ERA.

T-55AMV Phiên bản AMV cải tiến thay thế ERA cho lớp yếm bảo vệ. Các phiên bản kết thúc với việc thay thế động cơ w/V-46 engine từ chiếc T-72 MBT. Ukraina và Syria sẽ cải tiến theo tiêu chuẩn của T-55AMV.




Tăng lội nước PT-76



Thông số kỹ thuật
Loại: Xe tăng lội nước hạng nhẹ
Nước Sản xuất:Liên Xô
Nặng: 14 tấn với PT-76
15,4 tấn với PT-76B
Chiều dài(ko tính súng chính): 6,91m
Cao: 2,26 m
Rộng: 3,15m
Tổ lái: 3 người
Giáp trước : dày nhất 14mm
Giáp tháp pháo:Dày nhất 20mm, mỏng nhất 17mm
Vũ khí: SÚng chính 76mm D-56T 40 viên
1 súng máy đồng trục 7,62mm loại SGMT hoặc PKT
Động cơ: V-6B Diesel 240 mã lực
Tầm hoạt động:260 km trên cạn và 60 km dưới nước
Tốc độ: 44 km/h trên cạn và 10,2 km/h dưới nước

Địa hình nước ta từ Nam chí Bắc phần lớn là rừng núi chiếm hơn 3/4 diện tích , xét về mặt địa thế hoàn toàn ko thích hợp với kiểu chiến tranh quy ước và đặc biệt là gây khó khăn cho việc tác chiến bằng tăng thiết giáp .
Qua kinh nghiệm của 2 cuộc chiến tranh giữ nước cho thấy địa hình của Việt Nam với kiểu núi rừng đan xen đồng bằng ko thích hợp cho việc tác chiến xe tăng với số lượng lớn , đặc biệt là ko thích hợp cho các loại tăng lớn, nặng nề. Tiêu biểu là trong các chiến dịch Tìm diệt của quân đội Mỹ vào chiến khu Dương Minh Châu năm 1967, cuộc hành quân Juinction City, quân đội Mỹ đã huy động 1 lượng lớn tăng thiết giáp , trong đó chủ yếu là tăng M41 và tăng M48, kèm theo 1 số lượng lớn xe bọc thép M113 để tấn công nhằm tiêu diệt căn cứ quân chủ lực MTDTGP Miền Nam . Cuộc hành quân đã thất bại và quân đội Mỹ đã bị thiệt hại nặng về tăng thiết giáp (hơn 48 xe tăng và xe bọc thép bị bắn cháy chỉ bằng các loại vũ khí chống tăng cá nhân như B40, mìn ch61ng tăng..).Chiến thuật đánh xe tăng ồ ạt kiểu thời thế chiến thứ 2 bị hoàn toàn phá sản ở miền rừng núi Tây Ninh.

Quân đội Nhân Dân Việt Nam đã biết dựa vào nguyên tắc: Chọn vũ khí phù hợp với địa hình , phát huy lợi thế chiến đấu của tăng thiết giáp trên 1 địa hình hoàn tòan ko phù hợp cho xe tăng để giáng trả những cú đấm thép vào quân thù. Phải nói rằng người bạn Liên Xô có công rất lớn trong việc cung cấp đúng loại vũ khí phù hợp với địa hình phức tạp của Việt Nam, các loại tăng thiết giáp mà QDNDVN được cung cấp đều có tính cơ động cao, trọng lượng nhẹ (nặng nhất chỉ có T54 là 36 tấn) chiến đấu rất hiệu quả trên địa hình rừng núi. Binh chủng tăng thiết giáp đã đóng 1 vai trò vô cùng to lớn trong các chiến thắng của Quân đội NDVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: lần đầu tiên tăng thiết giáp được sử dụng trong trận Làng Vây ở Khe Sanh, tiếp đó tăng thiết giáp đã làm nên 1 loạt các chiến công vang dội ở Đường 9 Nam Lào, Đắc Tô-Tân Cảnh, Quảng Trị và góp phần hết sức to lớn cho thắng lợi của Chiến dịch Hồ CHí Minh lịch sử, hình ảnh chiếc xe tăng T54 húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 luôn là hình ảnh đáng tự hào của các chiến sĩ Tăng Thiết giáp QDNDVN.
Sau đây Website vndefence lần lượt xin cung cấp thông tin về các loại tăng thiết giáp mà QDND Việt Nam hiện đang sử dụng


PT-76 [PT = Plavayushtshiy Tank - Amphibious Tank) là loại xe tăng lội nước hạng nhẹ được chế tạo và sử dụng bởi quân đội Liên Xô, mẫu PT-76 được phát triển vào khoảng những năm 1949-1951 dưới sự chỉ đạo của Z.Y. Kotin. PT-76 được đưa vào phục vụ từ năm 1954 với khả năng lội nước mà ko cần phải thực hiện các thao tác chuẩn bị như các loại tăng khác( T34,T54) . Mặc dù PT-76 có giáp mỏng và được vũ trang ko đủ tiêu chuẩn như 1 xe tăng hiện đại như khả năng lội nước của nó lại bù đắp giá trị của những hạn chế này. Nó được sử dụng rất rộng rãi trong quân đội các nước thuộc Liên Bang Soviet , các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw và một số quốc gia đồng minh khác của LX.Đã có hơn 7000 xe tăng PT-76 được sản xuất và hơn 2000 chiếc xuất khẩu, có hơn 25 quốc gia sử dụng. PT-76 vũ trang súng chính 76mm với tầm bắn hiệu quả tối đa độ chừng 1500m. Tổ lái gồm 3 người , PT-76 cũng được dùng để vận chuyển bộ binh. PT-76 là loại xe tăng lội nước hạng nhẹ nên thiết kế mũi xe tăng dẹt,phẳng , có hình dáng như mũi tàu .Xích xe có 6 bánh chạy và ko có trục lăn đỡ xích. Tháp pháo hình chóp cụt ,nằm trên vị trí bánh thứ 2,3,4 có 2 cửa dành cho Xa trưởng và Lính nạp đạn, cửa dành cho Lái xe đặt ngay dưới súng chính .

PT-76 được sử dụng như xe tăng trinh sát tiêu chuẩn của quân đội Nga và quân đội Khối hiệp ước Warsaw .Mặc dù sau này nó đã được thay thế ở các đơn vị chủ lực tuyến đầu bời các loại Xe chiến đấu khác như BMP-1, BMP M1976 nhưng nó vẫn được sử dụng ở 1 số đơn vị trinh sát, bộ binh hạng nhẹ,và các đơn vị đổ bộ đường biển. Bên cạnh vai trò trinh sát, nó còn được sử dụng đề vượt qua các chướng ngại vật do đối phương dựng nên trên mặt nước trong đợt tấn công đầu tiên của các cuộc đổ bộ đánh chiếm bãi biển.Động cơ V-6 240 mã lực làm mát bằng nước của PT-76 tạo cho nó tốc độ 44km/h khi tuần tra với quãng đường khoảng 260km, hệ thống đẩy thủy lực của nó giúp nó rẽ nước với tốc độ 10km/h trên mặt biển với quãng đường 100km.Súng chính 76mm, bắn đạn HVAP HEAT, đủ sức chống lại các phương tiện cơ giới bọc thép hạng nhẹ , APC( xe bọc thép).PT-76 là 1 phương tiện cơ giới trinh sát đáng tin cậy, cơ động cao và là 1 phương tiện cơ giới lội nước hiệu quả nhưng có nhiều hạn chế nếu xét trên phương diện 1 phương tiện cơ giới chiến đấu.

Như hầu hết các loại xe tăng của Liên Xô Sản xuất, PT-76 bị hạn chế khả năng hạ thấp súng chính và vì thế nên gây trở ngại cho việc bắn tỉa từ khu đất cao.Kiểu thiết kế lội nước của PT-76 làm kích thước của nó lớn ko cần thiết đối với trọng lượng cùa dòng tăng hạng nhẹ dẫn đến làm giảm vỏ thép bảo vệ của nó mỏng hơn các loại tăng hạng nhẹ khác. Chính vì lớp giáp tương đối mỏng cùa PT-76 làm nó rất dễ bị tổn thương bởi mảnh đạn pháo và bởi đạn .50 cal(12,7x99mm).Thêm vào đó,chỉ huy vừa là xạ thủ đồng thời vừa là người điều khiển Radio , điều này làm hạn chế khả năng quan sát của anh ta. PT-76 cũng bị tụt hậu so với các thế hệ xe cơ giới chiến đấu của Liên Xô bởi ko có thiết bị quan sát ban đêm và hệ thống bảo vệ NBC( hệ thống bảo vệ trước vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học) cho tổ lái.

Trong chiến tranh Việt Nam, PT-76 được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng lần đầu tiên ở trận Làng Vây, Khe Sanh, dùng để bao vây tiêu diệt căn cứ của Lực lượng Đặc biệt Mỹ (SOG) được đồn trú bởi chủ yếu là người Thượng và 24 lính Mỹ. Trong trận Làng Vây, PT-76 đã làm tốt vai trò tấn công thọc sâu, yểm trợ bộ binh xung phong , làm giảm thiểu thương vong đáng kể cho bộ binh , gây thiệt hại nặng cho phe phòng thủ (trên 200 Lính đặc nhiệm người Thượng bị tiêu diệt, 7 lính Mỹ chết), tuy nhiên phe QđND VN cũng chịu thiệt hại nặng là 5 trong số 12 xe bị phá hủy bởi súng không giật DKZ và súng chống tăng M72 LAW nhưng cuộc tấn công đã giành thắng lợi, tiêu diệt được cứ điểm Làng Vây. Sau đó PT-76 được QĐ ND VN sử dụng rộng rãi suốt cuộc chiến tranh trong các trận đánh hiệp đồng binh chủng, PT-76 chỉ tham gia 1 trận đấu tăng duy nhất tại Bến Hét ngày 3/3 /1969 gần biên giới Lào, trong trận đánh 2 xe tăng PT-76 đã bị bắn cháy bởi 1 xe tăng hạng trung M48A3 của Quân đội Mỹ. Sau này PT-6 được phiên chế vào Qđ NDVN thời nay , trang bị cho các đơn vị thiết giáp , bộ binh cơ giới và Lực lượng Hải quân đánh bộ.



 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,196
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
tiếp :

Tăng lội nước PT-85

Ngoài PT-76 quân đội nhân dân Việt Nam còn dùng các xe tăng lội nước sau: Type-63, do Trung quốc chế tạo . Tuy nhiên Việt Nam thường gọi chung loại này là PT-85.
PT-85 được sản xuất dựa theo mẫu của PT-76 nhưng được thay tháp pháo tương tự như xe tăng T-54, T-59 với nòng pháo cỡ 85 mm. Trong giai đoạn chiến tranh biên giới Tây Nam với Polpot ta thu được nhiều xe PT-85 (Type-63) của Trung Quốc cung cấp cho Khmer đỏ, sau đó trang bị lại cho quân giài phóng Campuchia.

Dưới đây là 2 loại xe nói trên

XE TĂNG LỘI NƯỚC TYPE 63

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Loại:xe tăng lội nước hạng nhẹ
Nước sản xuất: Trung Quốc
Nặng:18.4 tấn
Dài 7.288 m
Bề ngang: 3.2 m
Cao: 2.522 m
Tổ lái:4 người
Vũ khí: Súng chính 85mm( 105mm với Type 63A)
1 đại liên đồng trục 7,62mm
1 đại liên 12,7mm gắn trên đỉnh tháp pháo
Động cơ:12150L2 diesel
400 mã lực
Tầm hoạt động: 370km
Vận tốc: 64km/h trên cạn
12km/h dưới nước

Xe tăng lội nước Type 63 là loại xe tăng lội nước hạng nhẹ được Trung Quốc chế tạo dưạ theo y nguyên bản PT-76 cuả Liên Xô, chỉ khác là Type 63 được gắn tháp pháo cuả Type 62 hình vòm, có 1 lỗ thông hơi được gắn ống thở . Súng chính được thay thế bằng pháp 85mm có thể bắn đạn AP, APHE, HE, và HEAT thay cho loại 76mm cuả PT-76, Type 63 còn được trang bị thêm 1 đại liên 12,7mm trên đỉnh tháp pháo.Tổ lái nâng lên 4 người và động cơ 12150L2 Diesel 400 mã lực cuả nó nâng tốc độ tối đa trên cạn lên tới 64km/h.Type 63 được TQ cung cấp cho Quân đội NDVN trong kháng chiến chống Mỹ, có tham gia các trận đánh kèm với PT-76, hiện nay được sử dụng trong 1 số đơn vị tăng thiết giáp và Hải quân đánh bộ. Type 63 vẫn còn được Quân đội Trung QUốc sử dụng trong các đơn vị Thuỷ quân lục chiến nhưng với phiên bản Type 63A.




PT-85 của Việt Nam


Tăng BMP-1
Bronevaya Maschina Piekhota (BMP-1) được sản xuất lần đầu vaò đầu những năm 1960 và ra mắt vào năm 1967 tại cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ.
BMP-1 đánh dấu 1 sự thay đổi quan trọng từ khái niệm xe bọc thép (Armored Personnel Carrier) thành Xe chiến đấu bộ binh(chiến xa bộ binh) , phối hợp giưã tính cơ động cao, vũ khí chống tăng hiệu quả và giáp bảo vệ nhằm mục đích vận chuyển bộ binh.BMP-1 có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với các loại xe bọc thép(APC) cuả phương Tây nhưng trang bị hoả lực lại mạnh hơn. BMP-1 được cách tân cho phép lính bộ binh có thể bắn bằng vũ khí cá nhân cuả họ từ bên trong xe tăng qua các lỗ châu mai , điều này sẽ giúp họ có thể chiến đấu từ bên trong xe với giáp bảo vệ an toàn.Để làm được điều này, các lỗ châu mai và kính tiềm vọng đều được thiết kế cho từng binh sĩ trong xe. BMP-1 trở thành Chiến xa bộ binh đầu tiên trên thế giới, nó có thể chở theo bộ binh từ 3 đến 8 người.BMP-1 thay thế các xe thiết giáp BTR-50P và bổ sung cho các xe thiết giáp BTR-60PB trong những đơn vị bộ binh cơ giới chủ lực.




Sự phối hợp giữa hoả lực chống tăng hiệu quả, độ cơ động cao, giáp bảo vệ tương xứng, BMP-1 đã trở thành 1 thứ vũ khí lợi hại cho bộ binh Liên Xô.Được thiết kế để đáp ứng nhu cầu tấn công nhanh trong thời đại chiến tranh hạt nhân, súng chính 73mm loại 2A20 với 40 viên, bắn đạn HEAT có liều phóng hỗ trợ(loại đản mà RPG-7 sử dụng) có tầm bắn tối đa 7000 ft, tầm bắn hiệu quả cuả nó khoảng 800m( có thể tiêu diệt xe tăng ở khoan3g cách tới 1300m) và đượ ctrang bị hệ thống nạp đạn tự động.Hệ thống vũ khí chính cuả BMP-1 cũng khác thường, có thể bắn chung loại đạn cuả súng chống tăng RPG-7 , bệ phóng tên lưả chống tăng AT-3 Sagger gắn trên súng chính để tăng thêm khả năng diệt tăng (tới 3000m)
BMP-1 có đầy đủ tính năng cuả 1 Xe chiến đấu bộ binh lội nước, với thân xe thấp, mũi xe nghiêng như mũi thuyền.Tháp pháp hình chóp cụt đặt ở giưã thân xe được gắn 1 súng chính 73mm nòng trơn và 1 đại liên7,62mm đồng trục và 1 bệ phóng tên lưả chống tăng AT-3 Sagger ngay phiá trên súng chính. Động cơ 6 xi-lanh Diesel làm mát bằng nước có công suất 290 mã lực đặt ở bên phải trước thân xe.Cưả dành cho lái xe nằm ở bên trái thân trước, đèn nhìn đêm IR gắn ở trên nóc tháp pháo,phiá trước cưả dành cho xa trưởng. Phiá sau thân xe có 4 cưả nhỏ ở trên sàn khoang chở lính và có 2 cưả ra vào lớn ở sau đuôi xe.Có 4 lỗ châu mai ở mỗi bên sườn cuả khoang chở lính và 1 lỗ ở cưả ra vaò bên trái.BMP-1 chạy bằng xích, có 6 bánh dẫn động giống như PT-76 nhưng có thêm 3 bánh đỡ xích.BMP-1 có khả năng lội nước bằng xích cuả nó thay vì lội bằng hệ thống đẩy phản lực nước như ở PT-76 , có tốc độ và tầm hoạt động cần thiết để bắt kịp các loại xe tăng tốc độ nhanh mà nó đi theo trong đội hình tấn công.


Hỏa tiễn chống tăng trên BMP-1


Tổ lái cuả BMP-1 gồm 3 người , bao gồm cả xa trưởng, người mà sẽ trở thành chỉ huy nhóm bộ binh tác chiến khi họ rời khỏi xe.Với các lỗ châu mai và kính tiềm vọng ở 2 bên sườn xe, lính bộ binh ngôì trong xe có thể bắn bằng các loại vũ khí cá nhân như AK, trung liên PKM ngay cả trong khi di chuyễn, thậm chí cả súng chống tăng RPG-7,RPG-16 và cả tên lưả vác vai SA-7, điều naỳ khiến cho BMP-1 gần như là 1 lô cốt di động. Xe có hệ thống bảo vệ NBC cho tổ lái và lính bộ binh, giúp họ tác chiến mà ko bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.
BMP-1 được trang bị đèn hồng ngọai, tiềm vọng kính và thiết bị ngắm hồng ngoại để tác chiến ban đêm.BMP-1 có tính năng tạo khói mù bằng cách phun nhiên liệu diesel vào buồng thải khói.

Tuy nhiên, tính chất dễ bị tổn thương cuả BMP-1 thể hiện qua cuộc chiến tranh ở Trung Đông năm 1973 đã gây ra nhiều tranh cãi trong quân đội Liên Xô về vấn đề :" BMP-1 nên được sử dụng như thế nào trong trận chiến?". BMP-1 có giáp bảo vệ tương đối mỏng( dày nhất 19mm ở thân xe và 23mm ở tháp pháo) có thể đủ sức bảo vệ xe trước đạn xuyên giáp chống cơ giới cỡ 12,7mm ( chỉ với chỗ giáp có độ nghiêng trên 60 độ) nhưng BMP-1 lại dễ bị tổn thương trước tên lưả chống tăng và hoả lực xe tăng cuả đối phương. Sự bố trí cuả các vị trí nguy hiểm như buồng đạn, buồng nhiên liệu , khoang động cơ hay khoang chở lính đều ko an toàn trước sự xuyên phá cuả vũ khí chống tăng.

Vì thiết kế giới hạn trong việc hạ thấp súng chính nên BMP-1 khó khăn khi bắn tiả từ vị trí cao mà phải lộ toàn thân ra để chiến đấu, điều này làm BMP-1 dễ dàng trở thành mục tiêu nhắm bắn cuả đối phương.

BMP-1 có thể đạn đến vận tốc tối đa cuả nó là 70km/h nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn do độ dằn xóc quá cao và hệ thống truyền động ko thể đáp ứng được.Do hệ thống nạp đạn tự động quá phức tạp và thiếu ổn định nên BMP-1 ko thể bắn khi đang chạy trên điạ hình gồ ghề. BMP-1 phải đứng yên khi bắn tên lưả AT-3 Sagger, AT-3 Sagger rất khó nạp đạn và hoàn toan2 ko thể nạp đạn trong tình trạng bảo vệ NBC.

Nhìn chung BMP-1 là xe chiến đấu bộ binh đầu tiên nên nó vẫn còn 1 số khuyết điểm và vẫn thưà hưởng những hạn chế cuả dòng tăng Liên Xô, tuy nhiên nó vẫn là 1 thứ vũ khí đáng tin cậy cua bộ binh trên chiến trường và được rất nhiều quốc gia sử dụng.Tham gia nhiều cuộc chiến tranh:

1973 CHiến tranh Yom Kippur( Israel+ các nước Ả Rập)
1975-2000 Nội chiến Angola
1979-1988 Chiến tranh cuả Liên Xô tại Afghanistan
1980-1988 Chiến tranh Iran-Iraq
1990-1991 Chiến tranh vùng Vịnh
1991-2001 chiến tranh Nam Tư
1994-1996 Chiến tranh Chechen lần 1
1999- Chiến tranh Chechen lần 2
2001- Chiến tranh cuả Mỹ tại Afghanistan
2003- Chiến tranh Iraq
Hiện nay Quân đội Nhân dân Việt Nam có khoảng 300 chiếc BMP-1


THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Loại: Xe chiến đấu bộ binh
Nước SX: Liên Xô
Nặng 13.5 tấn
14.7 tấn với BMP-1P[1]
Dài: 6.74m
Rộng: 2.94 m
Cao: 2.15 m
Tổ lái: 3 (Xa trưởng, lái xe, xạ thủ) (+8 lính bộ binh)
Giáp: Dày nhất 19mm ở thân xe và 23-40mm ở tháp pháo
Vũ khí:Súng chính73 mm 2A28 Grom nòng trơn (40 viên)
Đại liên đồng trục 7,62mm
Tên lưả chống tăng 9M14 Malyutka (AT-3 Sagger) BMP-1
9M111 Fagot (AT-4 Spigot) , 9M111-2 Fagot (AT-4B Spigot B) ,9M113 Konkurs (AT-5 Spandrel) tuỳ theo phiên bản
Động cơ:UTD-20 6-xilanh diesel làm mát bằng nước
290-300 mã lực
Tầm hoạt động:600km
TỐc độ: 65-70km/h trên đường nhưạ
45km/h trên đường gồ ghề
7km/h dưới nước
Xe bọc thép M-113
Thiết giáp chở quân (APC – Armored Personel Carrier) hay còn gọi là thiết vận xa M-113 là loại xe APC phổ biến nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đaị. Được sản xuất vào cuối thập niên 50, vào thời kỳ đầu của chiến tranh lạnh, với hơn 28.000 chiếc được sản xuất với 12 phiên bản khác nhau nhưng chủ yếu là các phiên bản M-113A1, M-113A2, M-113A3. Hiện nay M-113 còn phục vụ trên 50 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Thiết vận xa M 113 và cuộc thử nghiệm trên chiến trường Việt Nam



Xe bọc thép M-113 bắt đầu hoạt động ở VN vào năm 1962


Cuối năm 1961, trước áp lực quân sự ngày càng cao của quân giải phóng miền Nam (GPMN), tiến hành hàng loạt cuộc tấn công vào vị trí phòng thủ của Quân VNCH, Hoa Kỳ đã tăng cường yểm trợ quân sự và kinh tế cho VNCH. Trong số những quân dụng được Hoa Kỳ chuyển giao cho Quân VNCH có loại xe thiết giáp M 113. Ban đầu, các xe này được đem huấn luyện và trắc nghiệm trong các cuộc hành quân bộ binh có sử dụng cơ giới. Cuộc chuyển giao M-113 phục vụ trong chiến đầu tiên diễn ra vào ngày 30 tháng 2/1962 với 32 chiếc M 113, trong đó 30 chiếc giao cho hai đại đội thiết giáp Ngụy, mỗi đại đội có 15 chiếc. Theo tổ chức, mỗi đại đội có 3 chi đội chiến đấu và 1 chi đội yểm trợ, mỗi chi đội chiến đấu có 3 M-113, chi đội yểm trợ có 4 chiếc M 113, trong đó có 3 chiếc được gắn súng cối 60 ly và 3 súng phóng hỏa tiễn 3.5 và một ban chỉ huy đại đội có 2 M-113, một dành cho đại đội trưởng và một cho đội Bảo trì và sửa chữa. Hai đại đội M-113 này chính thức xuất quân vào ngày 11-6-1962, và VNCH quyết định đưa hai đơn vị này xuống đồng bằng Cửu Long để bảo vệ trục lộ huyết mạch nối miền Tây với Sài Gòn. Hai đại đội đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 và Sư đoàn 21 Bộ binh, sau đó được cải biến thành đại đội 7 và đại đội Cơ giới M-113.


Theo học thuyết quân sự Hoa Kỳ, loại M 113 được dùng như một loại “quân GPMNxi chiến trường” mang quân đến tận trận địa rồi đội quân xuống bộ tấn công mục tiêu, thế nhưng trên chiến trường VN, kinh nghiệm cho thấy đem lực lượng bộ binh tới sát mục tiêu thường bị tổn thất nặng, khả năng di động bị hạn chế tối đa, phải hy sinh khả năng yểm trợ của thiết vận xa. Bộ Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ đã khẳng định như “đinh đóng cột” rằng Việt Nam là chiến trường của Bộ binh, không phải là đất dụng võ cho lực lượng thiết giáp. Các vị tướng Hoa Kỳ cũng đưa ra dẫn chứng bằng những những thất bại của Thiết giáp Pháp trong cuộc chiến từ 1946-1954 tại Việt Nam. Các nhà quân sự Mỹ kết luận rằng Việt Nam có địa hình chi chít núi non rừng rậm và nhiều sông ngòi đầm lầy chỉ là “mồ chôn” cho các loại xe cơ giới này. Từ những kinh nghiệm đó, Mỹ và quân VNCH đã biến M-113 thành xe chiến đấu trực tiếp hơn là một xe thiết vận xa APC thuần túy. Với một đại liên 12,7 mm và hai trung liên 7,62 mm bắn được về phía bên sườn, M-113 đã trở thành một lo cốt di động khá lợi hại, bộ binh trong xe có thể chiến đấu trực tiếp thay gì núp kín và chờ đến nơi qui định mới xuống xe để chiến đấu. Và cách đánh này cũng được nhiều đơn vị Hoa Kỳ áp dụng sau này.



Thời gian này, Thiết vận xa M-113 càng ngày càng trở thành một loại thiết giáp đa năng, có thể đi bất cứ nơi nào trong toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam kể cả những nơi tưởng rằng rất khó sử dụng cho thiết giáp như ở Miền Tây sông ngòi chằng chịt. Bất cứ địa thế hiểm trở nào, M-113 cũng có cách thích ứng ngay. Trong năm 1963 nhiều chiến thuật, kỹ thuật và đơn vị mới được thử nghiệm trên chiến trường 4 vùng chiến thuật. Trong số những cải tiến này là loại xe M-113 được gắn thêm một khẩu đại liên Browning 50. Với lớp giáp khá dầy, tốc độc nhanh, công suất lớn và đặc biệt M-113 có khả năng lội nước rất nhanh, lúc đầu M-113 đã gây rất nhiều khó khăn cho quân GPMN. Thiết giáp của quân VNCH xuất hiện trong lúc quân GPMN còn yếu và vũ khí chống tăng của quân GPMN thô sơ và hiếm. Quân GPMN không có kinh nghiệm chống thiết giáp, vì thế thiết giáp M-113 của quân VNCH rất hữu hiệu và gây cho quân GPMN nhiều khó khăn lúc đầu. Quyết tâm của quân GPMN là phải thắng chiến thuật “thiết xa vận” và “trực thăng vận” của quân VNCH. Tâm lý bộ đội lúc đầu còn sợ xe bọc thép M113 của quân VNCH bởi chúng rất lợi hại, cơ động nhanh, đi được ở dưới nước.



Toàn quân khu lúc ấy phát động phong trào “dùng súng bộ binh tiêu diệt xe M113 của quân VNCH”. Với tinh thần sáng tạo và ý chí kiên cường, quân GPMN đã sáng tạo ra nhiều cách đánh. Quân GPMN

đào hầm hố trên các con đường ở miền Tây, những mìn bẫy chống tăng được gài hàng dọc hoặc tại những chỗ quẹo. Sau đó, quân GPMN được chi viện thêm các loại vũ khí mới như loại lựu đạn chống tăng PGN-2 bắn từ AK 47; súng chống tăng B-40, B-41. Thậm chí đạn AK-47 cải tiến cũng có thể xuyên thủng được vỏ nhôm của M-113 vốn dùng để chống lại bụi phóng xạ hạt nhân.

Trong trận Ấp Bắc tháng Giêng 1963, hàng loạt M-113 đã bị bắn hạ, rất nhiều xạ thủ đại liên tử trận nên và một số xe M-113 bị bắt sống, quân VNCH đã phải cải tiến M-113 rất nhiều trong đó có việc chế ra cái tấm chống đạn bao quanh xạ thủ đại liên hay gắn thêm lưới B-40, bao cát. Như vậy M-113 không còn đáng sợ nữa. Có câu chuyện do các cựu binh kể lại rằng sau này khi hay tin du kích bắn hạ được xe M113, những người Hoa kiều ở Chợ Lớn lần tìm đến Củ Chi đặt hàng mua một số linh kiện máy móc và vỏ nhôm. Cứ mỗi chiếc anh em du kích bán được 10.000-15.000 đồng, đủ mua gạo mắm, thuốc thang cho cả đại đội ăn trong cả tuần. “Làm ăn” được đến nỗi khi cạn kiệt lương thực, thực phẩm thì anh em bộ đội, du kích cứ nhong nhóng chờ bọn xe lội nước M-113 đến để kiếm tiền “cải thiện”




Xe M-113 trong lực lượng tăng - thiết giáp quân đội nhân dân Việt Nam


Ngay từ khi quân VNCH dùng xe tăng thiết giáp để đàn áp phong trào cách mạng ở miền Nam, quân GPMN đã nghĩ đến việc xây dựng lực lượng tăng thiết giáp tại miền nam để chống lại chúng. Với truyền thống quân tay không giết giặc, lấy vũ khí địch đánh địch quân GPMN đã bắt sống nhiều xe tăng quân VNCH, thậm chí có đơn vị đặc công táo bạo tập kích bãi đậu xe quân VNCH và lái xe chiến lợi phẩm về căn cứ an toàn. Trận đánh xe tăng đầu tiên tại miền nam của quân GPMN diễn ra vào ngày

…. Với sự “tham chiến” của lực lượng “hỗn hợp” tăng – thiết giáp gồm 4 xe: M-24, M-41, M-8 và M-51. Quân VNCH đã thực sự bất ngờ và hỏang lọan xe tăng của “Việt Cộng”. Sau này trứơc khi những xe tăng bơi PT-76 xuất hiện ở trận Làng Vây, quân GPMN đã có trong quân GPMN vài chục chiếc xe tăng M-41 và thiết vận xa M-113 làm vốn để xây dựng nên những binh đòan tăng – thiết giáp hòan chỉnh.



Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tại Đà Nẵng trứơc sức tấn công nhanh và mãnh liệt của quân giải phóng quân VNCH đã bỏ lại hàng trăm xe tăng và thiết giáp còn nguyên vẹn, trong đó phần nhiều là M-113, M-41, quân GPMN sử dụng ngay những chiếc xe này để đánh quân VNCH.





Sau khi giải phóng miền Nam, quân GPMN thu được hàng ngàn xe tăng – thiết giáp các loại của quân VNCH còn sử dụng được, trong đó theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài – còn khỏang 500 xe tăng M-113 còn sử dụng được.





Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, quân GPMN sử dụng rất nhiều xe M-113 cùng với T-54/55 để đánh Khmer Đỏ, M-113 được xem là lực lượng xung kích chủ yếu trong lực lượng tăng – thiết giáp trong thời kỳ đó và tỏ ra rất hiệu quả trong tấn công. Hiện nay trong khi các loại tăng chiến lợi phẩm như M-41, M-48 gần như không còn phục vụ nữa, thì M-113 vẫn còn là lực lượng chủ yếu trong binh chủng tăng – thiết giáp Việt Nam. Tuy nhiên do bị thiệt hại trong chiến tranh và thiếu phụ tùng thay thế nên số lượng M-113 của Việt Nam bị hao hụt rất nhiều, hiện tại con số M-113 còn họat động không được chính xác, theo một số nguồn tin con số này là khỏang 200.



Hiện nay QĐNDVN đã từng bước hiện đại hóa số M-113 còn lại bằng cách gửi ra nước ngoài và thay thế các phụ tùng đã hư hỏng bằng thiết bị dễ kiếm từ các nguồn khác trong lúc Mỹ vẫn còn chưa có quan hệ quân sự sâu rộng với Việt Nam. Về vũ khí Việt Nam hầu hết đã thay thế súng Mỹ bằng súng Nga, cụ thể là thay đại liên Browning .50 bằng đại liên 12,7 mm. M-113 sẽ còn phục vụ trong lực lượng lâu dài trong điều kiện Việt Nam còn khó khăn trong việc trang bị mới bằng một loại xe APC tương đương với M-113.




Xe bọc thép APC

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,196
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Tăng BMP-2


Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 được đưa vào sử dụng vào những năm 1980, là mẫu cải tiến cuả BMP-1 với những thay đổi về vũ khí chính.




Tháp pháo mới 2 người được thay thế cho tháp pháo 1 người cuả BMP-1, súng chính 30mm nòng dài, nhỏ , tốc độ cao có thể dùng để chống lại máy bay, trực thăng và bộ binh, bệ phóng tên lưả chống tăng gắn trên tháp pháo có thể lắp các loại tên lưả chống tăng như AT-4 SPIGOT hoặc AT-5 SPANDREL. Với tháp pháo được thiết kế rộng hơn, số lượng cưả quan sát cho lính bộ binh giảm xuống còn 2 cưả thay vì 4 cưả ở BMP-1, và số lính bộ binh chở theo giảm đi 1 người( còn 7 người). Mỗi bên sườn xe ở vị trí khoang chở lính có 3 lỗ châu mai và tiềm vọng kính.



BMP-2 có khả năng lội nước như BMP-1, xích cuả nó được cải tiến so với BMP-1 để tăng khả năng nổi trên mặt nước. BMP-2 có thể trang bị giáp nổ cảm ứng ERA nhưng ERA lại gây nguy hiểm cho bộ binh tùng thiết nên giáp bảo vệ thụ động thích hợp hơn còn ERA thì ko được tin cậy, hơn nưã khi lội nước mà gắn thêm giáp thì ko phù hợp.BMP-2 có thêm 1 số cải tiến về bộ phận điều hoà ko khí và động cơ mạnh hơn BMP-1. Tháp pháo được thiết kế rộng hơn và có 2 cưả quan sát cho 2 người, như vậy sẽ có 1 người điều khiển súng chính 30mm loại 2A72 và 1 người sử dụng tên lưả chống tăng, tránh được việc 1 người làm 2 việc cùng lúc. Bệ phóng tên lưả chống tăng Kornet được trang bị thiết bị ngắm hồng ngoại, gồm 1 tên lưả trên bệ phóng và 4 tên lưả dự trữ, cơ chế nạp đạn bằng tay. Loaị tên lưả sử dụng có thể là AT-4, AT-4B hoặc AT-5,AT-5B, ngoài ra BMP-2 có thể sử dụng các loại tên lưả Milan, Milan-2,Milan-3. Thiết bị định hình mục tiêu cho tên lưả bằng hồng ngoại loại Trakt/1PN65 cuả Nga được trang bị cho BMP-2 có tầm định vị khoảng 2500m. Loại Mulat/1PN86 cuả Nga có thể đạt tới 3600m.






Thông số kỹ thuật
Loại: Xe chiến đấu bộ binh
Nước sản xuất: Liên Xô
Nặng: 14.3 tonnes
Dài: 6.72 m
Rộng: 3.15 m
Cao: 2.45 m
Tổ lái: 3 người + 7 lính bộ binh
Giáp: Dày nhất 33mm
Vũ khí: Súng chính 30mm loại 2A42
Tên lưả chống tăng AT-4 hoặc AT-5
1 đại liên đồng trục 7,62mm
Động cơ: UTD-20/3 Diesel 300 mã lực
Tầm hoạt động: 600km
Vận tốc: 65km/h trên đường nhưạ
45km/h trên đường gồ ghề


Trang bị không quân Việt Nam


KQNDVN có 3 vạn người,biên chế thành 3 sư đoàn : B70 : Lê Lợi, B71 : Thăng Long, B72 : Hải Vân. 2 đoàn công kích,2 đoàn tiêm kích,3 đoàn vận tải,3 đoàn huấn luyện,4 lữ đoàn cao pháo,6 lữ rada,hơn 100 trận địa rada,66 trận địa tên lửa không đối không.
Trang bị không quân Việt Nam theo bản dưới đây




Các sân bay quân sự chính của Việt Nam




Mig-21 Chiến đấu cơ không hề già

MiG-21 là loại máy bay được sử dụng nhiều trong Chiến tranh Việt nam và là một trong những loại máy bay hiện đại nhất thời kỳ đó.



Tuy nhiên, nhiều phi công KQND Việt Nam thích bay loại MiG-17 hơn, vì tỷ lệ nâng trên khối lượng cao của loại MiG-21. Tỷ lệ lớn đồng nghĩa với việc MiG-21 không linh hoạt hay có tính năng cơ động cao như MiG-17. Đây là máy bay Sô viết đầu tiên thành công trong việc áp dụng loại cánh tam giác cho cả hai mục đích, chiến đấu và đánh chặn. Mặc dù những phiên bản MiG-21 đầu tiên thiếu rada tầm xa, tên lửa và bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu cùng thời của Hoa Kỳ, nhưng nó đã chứng tỏ là một đối thủ đáng gờm với sự điều khiển của những phi công dày dặn kinh nghiệm. MiG-21 là máy bay chiến đấu loại nhỏ, đạt tốc độ Mach 2 với một động cơ turbin phản lực đốt lần hai khá nhỏ và so với trọng lượng và so với loại F-104 Starfighter của Hoa Kỳ và Dassault Mirage III của Pháp. Những phi công của Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam đều được huấn luyện để đối phó với những chiến thuật bay của MiG, những phi công này được đào tạo tại trường huấn luyện máy bay chiến đấu của hải quân với tên gọi trong nội bộ là "Top Gun", ở đây họ được bay tập với những mục tiêu giả làm MiG là A-4 Skyhawk và F-5 Tiger II.

Trong chiến dịch Linebacker II, không quân Mỹ đã sử dụng B-52 Stratofortress để phá hủy các thành phố ở miền bắc Việt Nam năm 1972. Một chiếc MiG-21MF của không quân Việt Nam do Phạm Tuân lái đã bắn hạ một chiếc B-52 Stratofortress khi đang thực hiện nhiệm vụ. Đây là chiếc B-52 duy nhất bị bắn hạ khi thực hiện nhiệm vụ bởi một máy bay chiến đấu trong lịch sử.

Loại máy bay này cũng được sử dụng rộng rãi trong những cuộc xung đột tại Trung Đông ở thập kỷ 1960 và 1970, bởi không quân Ai Cập, Syri và Iraq chống lại Israel. Trong những cuộc chiến vào những năm 1960-1970 MiG-21 đã chế áp hoàn toàn đối với F-4 Phantom II và A-4 Skyhawks. Nhưng sau đó, chúng lại bị những chiếc máy bay khác hiện đại hơn chế áp là F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon vào cuối những năm 1970, khi không quân Israel được Hoa Kỳ bán cho những loại máy bay này.

Hiện nay không quân Việt Nam đang cải tiến những chiếc MiG-21 của mình thành MiG-21 Lancer I,II và MiG-21-93 theo hợp đồng với Aerostar SA, Elbit (của Rumani và Israel) và xí nghiệp sản xuất máy bay Mikoyan (của Nga).

Về MiG-21 ở chiến tranh Việt Nam.

MiG-21 hồi đó khá cũ, nó vẫn là máy bay không chiến tầm ngắn trong khi F-4 đã có khả năng không chiến bằng radar khá mạnh. Tuy nhiên, MiG-21 vẫn là máy bay hiện đại nhất Không Quân Việt Nam có.

Không phải phi công Việt Nam thích MiG-17 hơn. Do thay đổi cách chiến đấu, nên trong chiến tranh Việt Nam, MiG-21 đã qua nhiều thử nghiệm chiến thuật, với các thời kỳ thắng lợi và hạn chế xen kẽ. Có hai thời kỳ ngắn, khi mà các phi công Mỹ thử nghiệm được chiến thuật tốt hơn, thì MiG-17 ưu thế hơn. Nhưng đại thể, MiG-21 vẫn là máy bay mạnh hơn MiG-17, lúc đó đã được gọi là "out of date", quá cổ. Đến cuối chiến tranh thời kỳ 1970-1972 thì phi công Việt Nam hầu như lập công bằng MiG-21. Một trong những trận đánh cuối dùng MiG-19 là trận đánh ngày 2 tháng 9 năm 1972, hai chiếc MiG-19 đánh đuổi 12 chiếc F-4, hạ 2 chiếc trên "Thung lũng MiG". Nhưng trận này, MiG-19 lập công được do MiG-21 hỗ trợ, kéo các máy bay hộ tống về phía Tây. MiG-21. ở chiến tranh Việt Nam đã ba lần bắn hạ pháo đài bay B-52, bằng các chiến công của Vũ Đình Rạng, Vũ Xuân Thiều và Phạm Tuân, đều bằng MiG-21. Các phi công Việt Nam đã tạo ra phương thức chiến thuật ngày nay là kinh điển của MiG-21. Chiến thuật này tận dụng ưu thế của động cơ và gia tốc, tiến công và thoát hiểm theo chiều thẳng đứng. Ban đầu, các MiG-21 phục kích trên cao, tấn công và thoát hiểm phía sau địch, xuống dưới. Sau này, chiến thuật hiệu quả nhất được áp dụng là các MiG-21 tiếp cận bí mật ở độ cao thấp, vọt lên cao rồi tấn công từ trên cao phía sau, lao xuống thấp thoát trở về. Phi công Phạm Thanh Ngân là người đề nghị và lần đầu tiên thử nghiệm thắng lợi chiến thuật này. Trận đầu, anh ở vị trí số một trong tốp 2 chiếc, bắn rơi một máy bay trinh sát điện tử RF-101C được bảo vệ chặt chẽ. Phạm Thanh Ngân là phi công tài ba, anh đã chỉ huy tốp với các phi công giỏi nhất của Việt Nam, trong đó có Nguyễn Văn Cốc. Phạm Thanh Ngân là phi công thử nghiệm chiến thuật, bắn rơi nhiều loại máy bay nhất trong các phi công Việt Nam. Sau chiến công RF-101C trên, Phạm Thanh Ngân trở thành Anh Hùng của nước Việt Nam năm 1969. Từ năm 1989 đến năm 1996, ông là Tư lệnh Quân chủng Không quân. Từ năm 1998 đến năm 2001, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Chinh trị, Uỷ viên Bộ Chính trị (Cơ Quan lãnh đạo cao nhất của *************), Thượng tướng. Hiện ông là Trưởng ban chỉ đạo tổng kết chiến lược về quân sự và quốc phòng trực thuộc Bộ Chính Trị.
Máy bay Su-22
Sukhoi Su-17 (tên ký hiệu của NATO 'Fitter') là một máy bay tấn công của Liên Xô, được phát triển từ máy bay tiêm kích/ném bom Su-7
Loại máy bay này rất thành công, với một thời gian dài phục vụ trong không quân Xô Viết và không quân Nga. Dòng máy bay này được xuất khẩu rộng rãi tới các nước Đông Âu, Châu Á, và Trung Đông.

'''Su 22''' là máy bay ném bom của Liên Xô( được phát triển từ loại máy bay ném bom Su -17 ).Đây là loại máy bay ném bom ( được trang bị tên lửa không đối không ).Là loại máy bay ném bom thành công nhất và phục vụ trong quân đội Xô Viết lâu nhất. Su -22 là phiên bản để xuất khẩu cho các nước .Việt Nam sử dụng các loại Su -22 M3/M4 và Su – 22 UM3 (hình dạng gần giống máy bay tiêm kích Mig -21).





Trong các năm từ 1990-98, KnAAPO và AVPK "Sukhoi" đã tiến hành hiện đại hoá 32 chiếc Su-22M4 một chỗ và 2 chiếc Su-22UM3 hai chỗ cho Việt Nam.

• Các ứng dụng hiện đại hóa nâng cấp được đưa ra như sau:

1. Sử dụng rađa xung Doppler đa hệ có antenna đường kính 500mm để đảm bảo việc sử dụng vũ khí tấn công các mục tiêu trên mặt đất hay biển. Rađa này có thể đặt ở mũi hình côn hoặc trong khoang dưới cánh có nguồn điện và hẹ thống làm lạnh bằng chất lỏng mới.

2. Màn hình nhìn lên (HUD)có góc rộng, gắn một panel điều khiển chế độ dẫn hướng tấn công cũng như có camera để quan sát ngay lập tức khoảng không gian bên ngòai cabin và hiển thị các thông tin về vũ khí.

3. Hệ thống lái FLIR (forward looking infrared) có hiển thị các thông tin tới HUD.
4. Một hoặc 2 màn hình tinh thể lỏng đa chức năng, đơn sắc hoặc màu hiển thị các thông tin về rađa của máy bay, các thông tin về chuyển động, trạng thái vũ khí và các dữ liệu khác

5. máy tính tổng hợp sử dụng để dẫn đường và tấn công

6. hệ thống dẫn đừong quán tính có độ chính xác cao dựa trên cơ sở con quay hồi chuyển vòng lazer.

7. Hệ thống dẫn đường qua vệ tinh đa kênh có độ chính xác cao

8. Hiện đại hóa cần điều khiển bay và hộp số kiểm soát lực đẩy dựa trên khái niệm NOTAZ (lái, điều khiển hệ thống âm thanh và vũ khí bằng tay trong kjhi bay và kiemẻ soát lực đẩy).
9. Các dữ liệu đầu vào được lập trình để tự động tạo đầu vào của nhiệm vụ bay

10. Hệ thống xử lý số liệu mặt đất dùng cho khi bay sử dụng bộ nhớ xử lý nhanh (có thể lắp cố định hoặc xách tay)

4 cấp hiện đại hóa này nâng cấp khả năng chiến đấu cho máy bay theo từng cấp:
- Lắp đặt rađa để nâng cao khả năng chiến đấu cho máy bay khi tấn công các mục tiêu trên biển bằng tên lửa kh-31A có đầu dò dẫn hướng bằng rađa chủ động và khi tấn công mục tiêu trên không bằng tên lửa không đối không R-27T với đầu dò tia hồng ngoại và tên lửa RVV-AE có đầu dẫn bằng rađa chủ động.

- Thay thế tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 bằng tên lửa R-73 với các tính năng đã được cải tiến

- Có giá treo 2 quả bom dẫn hướng KAB-500KR dẫn đường bằng đầu dò vô tuyến dùng để phá hủy các boongke đã được đánh dấu trên mặt đất

Có nguồn tin cho rằng vào năm 2005 Việt Nam đã mua vài chục chiếc Su-22 "Second Hand" từ Ba Lan

L-39 máy bay huấn luyện đa năng

Aero L-39 Albatros là một chiếc máy bay huấn luyện đa tính năng được phát triển tại Tiệp Khắc để đáp ứng các yêu cầu cho loại "C-39" (C viết tắt của Cvičný - huấn luyện) trong thập niên 1960 để thay thế chiếc L-29 Delfín.

Đây là chiếc đầu tiên của thế hệ máy bay huấn luyện phản lực thứ hai, và là chiếc máy bay huấn luyện sớm nhất được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt, và sau này được nâng cấp thành loại L-59 Super Albatros và L-139. Mẫu thiết kế này vẫn đang được chế tạo ở tình trạng được nâng cấp thành L-159 Alca, 2,800 chiếc L-39 vẫn hoạt động trong hơn 30 lực lượng không quân trên khắp thế giới. Chiếc Albatros rất linh hoạt, có thể đảm đương các phi vụ tấn công hạng nhẹ ban ngày cũng như vai trò huấn luyện phi công, và vai trò thông thường nhất của nó là máy bay huấn luyện.

L-39 cất cánh lần đầu ngày 4 tháng 11 năm 1968, và được sử dụng như loại máy bay huấn luyện cơ bản tại Liên bang Xô viết, Tiệp Khắc, và tất cả các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw (ngoại trừ Ba Lan, nước này sử dụng loại máy bay phản lực thế hệ đầu tiên TS-11 Iskra của họ) từ năm 1971 trở về sau. L-59, tên định danh trước kia là L-39MS, một bản thiết kế cải tiến, được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt DV-2, vẫn còn được chế tạo đến tận năm 1999.

Hiện Việt Nam có khoảng 23 chiếc L-39 đóng tại Học viện Không quân Nha Trang. Ngày 6 tháng 6 năm 2007, một chiếc L-39 bay huấn luyện thuộc Học viện Không quân Nha Trang thuộc Quân chủng Phòng không Không quân - Bộ quốc phòng xuất phát từ sân bay Nha Trang thì bị trục trặc và đâm xuống vùng biển thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách bờ 2 km. Tai nạn làm hai phi công là Trần Văn Deo và Lê Lâm Phương bị thiệt mạng.

Mi-8 lực lượng không vận chủ yếu của Việt Nam

Mil Mi-8 (tên hiệu NATO "Hip") là một máy bay trực thăng lớn hai động cơ. Mẫu một động cơ đầu tiên (AI-24W), W-8, cất cánh ngày 9 tháng 7, 1961. Chiếc thứ hai với hai động cơ AI-24W cất cánh lần đầu ngày 17 tháng 9, 1962. Sau khi được sửa đổi một số chi tiết, nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Sô viết năm 1967 với cái tên Mi-8. Có rất nhiều biến thể, gồm Mi-8T ngoài khả năng vận chuyển 24 binh sĩ còn được trang bị các tên lửa điều khiển chống tăng. Kiểu Mil Mi-14 dùng cho hải quân, và kiểu Mil Mi-24 tấn công cũng là biến thể từ loại Mi-8.

Mi-8 được sử dụng ở hơn 50 quốc gia, gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Iran; biến thể mới nhất Mi-8MT/Mi-17 được trang bị nặng hơn và giới thiệu năm 1981. Mi-17 ít được biết đến hơn, hoạt động ở khoảng 20 nước.

Các đơn đặt hàng gần đây gồm: 40 chiếc trực thăng Mi-8TV cho Ấn Độ được trang bị tên lửa không đối đất Vikhr-M (AT-16), được chuyển giao vào cuối năm 2001, một số Mi-17 cho Iran, 10 cho Malaysia, 20 cho Colombia, sáu cho Ấn Độ, 12 cho Pakistan và 13 cho Venezuela. Tháng 2 năm 2005, Không quân Iraq đặt hàng mười chiếc Mi-17V-5 từ công ty Bumar Ba Lan. Đến tháng 12, quân đội Séc nhận 16 chiếc Mi-17SH như một phần trong sự giải quyết nợ của Nga.

Tháng 7 năm 2002, Kazan đã ký một thoả thuận thị trường quốc tế với BAE Systems của Anh Quốc và Kelowna Flightcraft của Canada về một phiên bản cải tiến, máy bay lên thẳng vận tải và các mục đích khác Mi-172. Chiếc The Mi-172 có một hệ thống nhiệm vụ mới từ BAE Systems Avionics, kính buồng lái mới với hệ thống công cụ bay điện tử mới từ Honeywell và tháp đa cảm biến ổn định Titan 385 của BAE Systems.

Trực thăng vận tải MI-8T

Chiếc trực thăng vận tải quân sự Mi-8T có một pod and boom quy ước và một rotor đuôi và cơ cấu hạ cánh ba bánh không co lại được. Cánh quạt năm cánh được làm từ hợp kim nhôm. Buồng lái ba người - chỉ huy, hoa tiêu và thợ máy. Các hệ thống làm ấm cho buồng lái và cabin chính còn điều hoà không khí thì tuỳ chọn. Các phiên bản cứu hộ và cấp cứu có một hệ thống oxy cho tổ lái và người bị nạn. Mi-8 có các đặc điểm tồn tại tuyệt vời gồm bình chứa nhiên liệu có nạp bọt chống nổ, buồng lái bọc thép, hệ thống chữa cháy và các mạch điều khiển chính dự trữ, hệ thống năng lượng và nước.

Trực thăng chở hàng MI-8

Thiết bị đỗ và vận chuyển của máy bay trực thăng có thể được dùng để treo những vũ khí chiến tranh nhẹ và đạn dược nhờ vào các tời và cứu hộ người dưới mặt đất hay trên biển bằng một tời kéo hoạt động điện (khả năng 200kg). Cabin có các điểm cài trên sàn. Các thang lên máy bay có thể dùng cho xe lên. Cabin có thể chứa 12 litters (stretchers). Dây đeo hàng bên ngoài có thể mang 3,000kg.

Các động cơ trục Turbo Klimov TV-2117

Máy bay trực thăng Mi-8T có hai động cơ trục Turbo Klimov TV2-117. Bộ làm lệch được lắp trên các cửa hút gió của động cơ nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của bụi khi cất cánh từ những khoảng đất không được chuẩn bị trước. Máy bay cũng có bộ phận phát năng lượng dự bị (Auxiliary Power Unit - APU) cho những nhiệm vụ độc lập. Máy bay chứa 1,870 lít nhiên liệu trong hai bình chứa đàn hồi bên trong và hai bình bên ngoài. Tổng dung tích nhiên liệu có thể lên đến 3,700 lít bằng cách lắp thêm hai bình chứa bằng sắt trong cabin.
Trực thăng vũ trang MI-8TV

Mi-8TV vũ trang là một phiên bản của Hip. Nó được trang bị súng máy gắn sẵn bên trong và sáu giá vũ khi với các rocket S-5 bên ngoài. Máy bay cũng có thể mang tên lửa chống tăng AT-2 Swatter 9M 17P Skorpion. Để điều khiển vũ khí, nó dùng ống ngắm vũ khí chuẩn PKV. Mi-8 cũng có khả năng rải mìn. Các máy bay Mi-8TV vũ trang được trang bị động cơ TV3-117VMA mạnh hơn cải thiện trần bay (3,950m so với 1,760m của Mi-8MT). Khả năng treo hàng tối đa của phiên bản vũ trang tăng lên đến 4,000kg.

Theo thông tin từ nhà sản xuất thì Mi-171 có thể mang được :
- 2 súng máy 2,62mm hoặc 1 súng 12,7mm.
- 4 đến 6 tên lửa chống tăng AT-2C hoặc AT-3.
- 4 đến 6 thùng rocket 57mm (16 ống phóng) hoặc 2 thùng rocket 80mm (20 ống phóng).
- 2 bom 500kg hoặc 4 bom 250kg.

Trực thăng tìm kiếm và cứu hộ MI-8MPS

Chiếc Mi-8MPS tìm kiếm và cứu hộ được phát triển từ máy bay trực thăng vận tải quân sự. Trong các nhiệm vụ tìm kiếm, tổ lái thả các đèn hiệu radio để đánh dấu vùng tai hoạ và chuyển đội cứu hộ tới giúp đỡ và cứu người bị nạn. Máy bay có thể nhấc mười người một lúc bằng dây treo qua bè cứu hộ PSN-10 và cũng có thiết bị hạ cánh khẩn cấp đảm bảo khả năng nổi tới 30 phút khi bắt buộc phải hạ khẩn cấp xuống biển.

Những sửa đổi đặc biệt của Mi-8MPS cho các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn ở thân gồm hai cửa mạn, một bè chứa, một cửa vào lớn và các bình nhiên liệu phụ. Các trang thiết bị lắp thêm gồm hệ thống radar YuR-40.1, thiết bị tầm nhiệt TAPAS, hệ thống lái/định vị PNKV-8PS và thiết bị cứu nạn, một cần trục bên trong với tời LPG-300 và cán dài.


Trực thăng Ka-28 và Ka-32


Trực thăng Ka-28 và Ka-32 được Việt Nam đưa vào sử dụng với nhiệm vụ tuần tra bờ biển và cứu hộ, đây là loại trực thăng có cánh quạt đồng trục rất đặc biệt.
Ka-32 có khả săn tàu ngầm do được trang bị các loại ra đa sau: Radar; MAD; dipping sonar; 12 sonobuyoys, RWR RWR, directional ESM, dorsal EW pod. Việt Nam hiện có khoảng 8 chiếc Ka-28 và 4 chiếc Ka-32 làm nhiệm vụ chủ yếu là vận tải và cứu hộ.


Ka-28



Ưu điểm của Sơ đồ "hai cánh quạt nâng đồng trục"

Sơ đồ "hai cánh quạt nâng đồng trục" còn gọi là sơ đồ Kamov theo tên của tổ hợp thiết kế – chế tạo Kamov của Liên Xô và Nga chuyên chế tạo trực thăng loại này và ngày nay cũng chỉ có hãng này làm máy bay trực thăng theo sơ đồ này, đây là "đặc sản" trực thăng Kamov của Liên Xô (tuy không phải do Liên Xô phát minh ra). Đặc điểm của sơ đồ này là không có cánh quạt đuôi mà có 2 bộ cánh quạt nâng đồng trục quay ngược chiều nhau để triệt tiêu mô men quay thân máy bay. Khi máy bay muốn quay đầu để rẽ hướng phi công ấn pê đan "anti-torque" sẽ tạo ra chênh lệch vận tốc quay của hai tầng cánh quạt đồng trục và máy bay sẽ quay thân tương ứng theo chiều cánh quạt quay chậm hơn.

Loại máy bay này có nhiều ưu điểm lớn: vì có 2 cánh quạt nâng nên đường kính, vận tốc quay của cánh quạt không cần lớn lắm cho phép cánh quạt hoạt động trong khoảng hiệu suất cao nhất, và độ an toàn chống cộng hưởng, chống rung giật cánh quạt tốt, không mất phần công suất hoang phí như loại Sikorsky. Đặc biệt tính cơ động của nó là hoàn hảo, tốt nhất trong các phương án trực thăng: nó có thể trong một khoảnh khắc đột ngột di chuyển theo nhiều hướng phải – trái, tiến – lùi và lên – xuống một cách rất linh hoạt (Loại Kamov Ka-50 của Nga có thể bay ngang thân sang phải, trái 80 km/giờ, bay lùi 90 km/giờ thay đổi chế độ bay trong vài giây), loại máy bay này có thể bay các loại hình pilotage (hình nhào lộn) mà các loại trực thăng khác không thể thực hiện được, rất dễ điều khiển. Vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngán ngại gió thổi ngang, có thể cất cánh hạ cánh, bay treo và hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, và một ưu điểm nữa là vì kích thước cánh quạt nhỏ, không đuôi nên loại này có kích thước rất nhỏ gọn. Vì các ưu thế trên nên loại máy bay này là trực thăng chủ yếu của Hải quân xô viết và Nga ngày nay nhất là trên các hạm tàu chống tàu ngầm của nước này.

Loại này đồng thời có những nhược điểm: cánh quạt với hệ thống biến bước "collective" và "ciclic" bản thân đã là phức tạp nay lại thêm cơ cấu "trục trong trục" ngược chiều quay thì là quá phức tạp. Hệ thống đồng trục là bộ phận hay gặp nhiều rủi ro nhất của loại máy bay này. Và vì có 2 tầng cánh quạt, có độ cơ động tốt nên khi có chuyển động đột ngột có thể gây ra chạm cánh quạt vào nhau.
Phạm Tuân sau trở thành người Việt Nam đầu tiên bay lên quỹ đạo. Nhìn chung, các phi công Việt Nam sau chiến tranh phát triển tốt.

Một trong những thời kỳ khó khăn của MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam là chiến dịch Bolo. Một phi công kỳ cựu từ Thế chiến 2 Mỹ là Đại tá Robin Olds đã sử dụng các F-4 không chiến giả làm F-105 mang bom, lừa MiG đến bắn hạ. Chiến dịch bắt đầu ngày 2 tháng Giêng năm 1967, chiến thật này của F-4 gây khó khăn cho MiG-21 nửa năm. Nhìn chung, MiG-21 là máy bay được phi công Việt Nam sử dụng tốt nhất.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top