Một phản biện của phóng viên nước ngoài về thành công của U.23 Việt Nam
Trong dòng thác những lời ca ngợi về thành công của U.23 Việt Nam tại giải vô địch châu Á, gồm cả lời khen của báo chí nước ngoài, chúng ta rất dễ bị ngất ngây, thăng hoa. Sau những cảm xúc đáng vui mừng có thật đó, chúng ta nên bình tĩnh và nghe những lời phản biện từ bên ngoài. Bài viết với tựa đề "Đừng để Việt Nam trở thành Hy Lạp kế tiếp" của bình luận viên Scott McIntyre trên Fox Sport rất đáng chú ý và báo điện tử Một Thế Giới xin chuyển ngữ lại.
Tháng trước, tôi đã trải qua 36 tiếng đồng hồ ngắm nhìn bờ biển Việt Nam trên chuyến tàu hỏa đi từ Sài Gòn đến Hà Nội, dừng lại ở nhiều điểm khác nhau để gặp gỡ, quan sát và trò chuyện với các huấn luyện viên, cầu thủ, giới quản lý, nhà báo và người hâm mộ.
Tôi đã ở đất nước luôn xem, nói chuyện và giải phẫu nền bóng đá từ những năm trước, năm kia và nhiều năm trước nữa trong quá khứ.
Cuối cùng đọng lại trong tôi là sự tôn trọng và ngưỡng mộ sâu sắc đối với công việc phát triển bóng đá đang diễn ra ở đất nước này và đã tạo ra một thế hệ cầu thủ tốt, được cho là tốt nhất mà đất nước từng có.
Những người ở HAGL, PVF và Hà Nội FC không còn gì xứng đáng hơn ngoài lời khen ngợi đối với công việc không mệt mỏi của họ (trong đào tạo bóng đá) và không có gì ngạc nhiên khi hơn một nửa thành viên đội tuyển Việt Nam xuất thân từ những lò đào tạo này.
Tương tự, tôi đã dành một thập kỷ rưỡi sự nghiệp của mình để không ngừng đi khắp châu Á gắng làm sáng tỏ những góc khuất của bóng đá và vui mừng trước những điều - và có rất nhiều - được thực hiện một cách xứng đáng.
Chuyện này đã có (và vẫn đang) trong thời điểm bóng đá châu Á vẫn còn bị thế giới đánh giá thấp và có lẽ chính cả châu lục này cũng tự nhìn nhận mình như thế
Tôi đã từng chứng kiến nhiều huấn luyện viên và cầu thủ nước ngoài hám lợi, các yếu tố địa phương cục bộ và bạo lực, thấy niềm vui, nỗi đau và một số lượng lớn các nhà quản lý bóng đá quan tâm đến sự nghiệp của họ, lợi ích tài chính và sự thăng tiến chính trị của họ hơn là về các cầu thủ và bóng đá.
Tất cả những điều này trong báo cáo từ thực tế - không phải trên bàn - từ hơn 40 trong số 47 quốc gia thành viên của AFC mà tôi đã tiếp xúc, đã thực tế cho những gì tôi quan sát - và chúng ta có thể tranh luận và bàn bạc rằng liệu đó là đúng hay sai - điều rất có lợi cho lợi ích lâu dài của bóng đá.
Tôi làm điều đó như là một nhà báo hiểu về trách nhiệm với công việc của mình chứ không phải là một nhân viên truyền thông hùa theo xã hội, đáng tiếc là phần lớn giờ truyền thông đã trở thành như thế.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên sau khi tôi tranh luận vào tuần trước trên FOX Sports Asia rằng kết quả không phải là một điều to tát (mà cần thiết hơn là những màn trình diễn) tại giải đấu này, giải vô địch U.23 không phục vụ cho Olympic, thì tôi bị công kích dữ dội với các cáo buộc không phản bóng đá, làm giảm bớt những thành tựu "lịch sử" của các đội bóng nhỏ và có ý đồ phân biệt chủng tộc.
Tôi không thèm tranh cãi về những lập luận đó nhưng giờ lại là thời điểm Việt Nam đã lọt đến trận chung kết, thích hợp để tiếp tục đặt câu hỏi xem liệu cách thức mà họ làm như vậy gây cản trở hoặc hỗ trợ sự phát triển lâu dài của họ không.
Dưới đây là những thống kê lạnh lẽo: ở giai đoạn vòng bảng, Việt Nam ghi được tổng cộng 2 bàn thắng, họ có 28% thời gian kiểm soát bóng khi gặp Hàn Quốc, 24% khi gặp Úc và 41% khi gặp Syria. Trong trận thắng Iraq bằng luân lưu, họ kiểm soát bóng 46%, trận tiếp theo là 36% khi lật đổ Qatar.
Kết hợp với thực tế là ở giai đoạn vòng bảng, Việt Nam có tỉ lệ chuyền bóng thấp nhất trong số 16 đội. Có những liên tưởng về tinh thần kiên cường và thể lực dẻo dai mà họ liên tục thể hiện làm tuyệt vọng các các đối thủ - và không có gì ngạc nhiên khi có sự so sánh với hành trình đoạt danh hiệu vô địch châu Âu năm 2004 của Hy Lạp.
Sau chiến thắng của Việt Nam tại bán kết, tôi đã có một cuộc trao đổi với một người hâm mộ bóng đá Việt Nam được bắt đầu bằng phỏng đoán: "Tôi đoán chúng tôi là Hy Lạp" và khi kết thúc là sự thừa nhận rằng đội bóng vô địch châu Âu 2004 đã có một thời gian trượt dài vào sự tầm thường...
Cũng nên nhắc lại rằng chuyện này giống như một võ sĩ trẻ, cố gắng dồn hết sức đánh bại đàn anh hết hơi. Hoàn toàn không có sự ngang cơ giữa Việt Nam với các đội bóng còn lại. Do đó, việc chúng ra rút ra bất kỳ kết luận nào qua thành tích (của U.23 Việt Nam) ở giải đấu này là điều điên rồ.
Trước hết, Iran không có mặt ở giải đấu này khi không thể triệu tập được những cầu thủ trẻ tốt nhất bởi các CLB không nhả người. Nhật Bản chỉ cử đội U.20 tham dự. Các quốc gia khác ở Tây Á cũng không cử ngôi sao tốt nhất tham dự giải đấu. Ba đề cử cuối cùng ở giải cầu thủ trẻ xuất sắc nhất châu Á không góp mặt.
Đâu là thành tựu lịch sử? Việc vượt qua vòng loại World Cup FIFA U.20 của Việt Nam vào năm ngoái - khi tất cả các quốc gia dùng cầu thủ xuất sắc nhất - đó mới là một thời điểm lịch sử thật sự.
Không chỉ dành cho quốc gia này mà còn cho khu vực Đông Nam Á vì đây là giải mà họ có thể chứng minh phong cách qua kết quả. Còn như giải U23 lần này chỉ là phiên bản để các đội thử nghiệm, cọ xát thế hệ tiếp theo của họ cho Olympic chứ không không chạy theo kết quả bằng bất cứ giá nào.
Phát biểu trước trận đấu cuối vòng bảng, khi phải thắng mới giành quyền đi tiếp, huấn luyện viên Úc, Ante Milicic, đã được hỏi điều nào quan trọng nhất và ông đã trả lời rằng chiến thắng chỉ quan trọng khi được thực hiện đúng cách chứ không chỉ vì đảm bảo một tấm vé vào vòng trong.
Nhật Bản là quốc gia duy nhất gửi một đội hình vẫn có thể tiếp tục tranh tài tại Olympic tiếp theo vì họ hiểu rằng đó mới là sân chơi quan trọng nhất.
Và đáng chú ý là không hề có con dao nào chĩa vào huấn luyện viên Hajime Moriyasu sau khi Nhật bị loại. Thay vào đó là sự im lặng tôn trọng khi họ đang đi đúng lộ trình lâu dài.
Điều này sẽ tiếp tục là quan điểm của tôi về cách mà Việt Nam và Malaysia đã đạt được thành tựu lịch sử của họ, nơi mà kết quả rõ ràng được ưu tiên hơn so với hiệu suất.
Theo một nghĩa nào đó, tôi hiểu tại sao các HLV đang tiếp cận mọi thứ theo cách đó, vì có mọi lý do để tin rằng nếu họ có "thất bại" dù có tiến bộ (ngay cả khi điều đó đi kèm với những phát biểu lạc quan) thì họ sẽ có nguy cơ mất việc. Tuy nhiên, điều này cũng nói lên cách tiếp cận ngắn hạn của nhiều LĐBĐ khắp khu vực được điều hành bởi những người không thể giải thích được sự khác biệt giữa luật việt vị và luật thuế...
Trong dòng thác những lời ca ngợi về thành công của U.23 Việt Nam tại giải vô địch châu Á, gồm cả lời khen của báo chí nước ngoài, chúng ta rất dễ bị ngất ngây, thăng hoa. Sau những cảm xúc đáng vui mừng có thật đó, chúng ta nên bình tĩnh và nghe những lời phản biện từ bên ngoài. Bài viết với tựa đề "Đừng để Việt Nam trở thành Hy Lạp kế tiếp" của bình luận viên Scott McIntyre trên Fox Sport rất đáng chú ý và báo điện tử Một Thế Giới xin chuyển ngữ lại.
Tháng trước, tôi đã trải qua 36 tiếng đồng hồ ngắm nhìn bờ biển Việt Nam trên chuyến tàu hỏa đi từ Sài Gòn đến Hà Nội, dừng lại ở nhiều điểm khác nhau để gặp gỡ, quan sát và trò chuyện với các huấn luyện viên, cầu thủ, giới quản lý, nhà báo và người hâm mộ.
Tôi đã ở đất nước luôn xem, nói chuyện và giải phẫu nền bóng đá từ những năm trước, năm kia và nhiều năm trước nữa trong quá khứ.
Cuối cùng đọng lại trong tôi là sự tôn trọng và ngưỡng mộ sâu sắc đối với công việc phát triển bóng đá đang diễn ra ở đất nước này và đã tạo ra một thế hệ cầu thủ tốt, được cho là tốt nhất mà đất nước từng có.
Những người ở HAGL, PVF và Hà Nội FC không còn gì xứng đáng hơn ngoài lời khen ngợi đối với công việc không mệt mỏi của họ (trong đào tạo bóng đá) và không có gì ngạc nhiên khi hơn một nửa thành viên đội tuyển Việt Nam xuất thân từ những lò đào tạo này.
Tương tự, tôi đã dành một thập kỷ rưỡi sự nghiệp của mình để không ngừng đi khắp châu Á gắng làm sáng tỏ những góc khuất của bóng đá và vui mừng trước những điều - và có rất nhiều - được thực hiện một cách xứng đáng.
Chuyện này đã có (và vẫn đang) trong thời điểm bóng đá châu Á vẫn còn bị thế giới đánh giá thấp và có lẽ chính cả châu lục này cũng tự nhìn nhận mình như thế
Tôi đã từng chứng kiến nhiều huấn luyện viên và cầu thủ nước ngoài hám lợi, các yếu tố địa phương cục bộ và bạo lực, thấy niềm vui, nỗi đau và một số lượng lớn các nhà quản lý bóng đá quan tâm đến sự nghiệp của họ, lợi ích tài chính và sự thăng tiến chính trị của họ hơn là về các cầu thủ và bóng đá.
Tất cả những điều này trong báo cáo từ thực tế - không phải trên bàn - từ hơn 40 trong số 47 quốc gia thành viên của AFC mà tôi đã tiếp xúc, đã thực tế cho những gì tôi quan sát - và chúng ta có thể tranh luận và bàn bạc rằng liệu đó là đúng hay sai - điều rất có lợi cho lợi ích lâu dài của bóng đá.
Tôi làm điều đó như là một nhà báo hiểu về trách nhiệm với công việc của mình chứ không phải là một nhân viên truyền thông hùa theo xã hội, đáng tiếc là phần lớn giờ truyền thông đã trở thành như thế.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên sau khi tôi tranh luận vào tuần trước trên FOX Sports Asia rằng kết quả không phải là một điều to tát (mà cần thiết hơn là những màn trình diễn) tại giải đấu này, giải vô địch U.23 không phục vụ cho Olympic, thì tôi bị công kích dữ dội với các cáo buộc không phản bóng đá, làm giảm bớt những thành tựu "lịch sử" của các đội bóng nhỏ và có ý đồ phân biệt chủng tộc.
Tôi không thèm tranh cãi về những lập luận đó nhưng giờ lại là thời điểm Việt Nam đã lọt đến trận chung kết, thích hợp để tiếp tục đặt câu hỏi xem liệu cách thức mà họ làm như vậy gây cản trở hoặc hỗ trợ sự phát triển lâu dài của họ không.
Dưới đây là những thống kê lạnh lẽo: ở giai đoạn vòng bảng, Việt Nam ghi được tổng cộng 2 bàn thắng, họ có 28% thời gian kiểm soát bóng khi gặp Hàn Quốc, 24% khi gặp Úc và 41% khi gặp Syria. Trong trận thắng Iraq bằng luân lưu, họ kiểm soát bóng 46%, trận tiếp theo là 36% khi lật đổ Qatar.
Kết hợp với thực tế là ở giai đoạn vòng bảng, Việt Nam có tỉ lệ chuyền bóng thấp nhất trong số 16 đội. Có những liên tưởng về tinh thần kiên cường và thể lực dẻo dai mà họ liên tục thể hiện làm tuyệt vọng các các đối thủ - và không có gì ngạc nhiên khi có sự so sánh với hành trình đoạt danh hiệu vô địch châu Âu năm 2004 của Hy Lạp.
Sau chiến thắng của Việt Nam tại bán kết, tôi đã có một cuộc trao đổi với một người hâm mộ bóng đá Việt Nam được bắt đầu bằng phỏng đoán: "Tôi đoán chúng tôi là Hy Lạp" và khi kết thúc là sự thừa nhận rằng đội bóng vô địch châu Âu 2004 đã có một thời gian trượt dài vào sự tầm thường...
Cũng nên nhắc lại rằng chuyện này giống như một võ sĩ trẻ, cố gắng dồn hết sức đánh bại đàn anh hết hơi. Hoàn toàn không có sự ngang cơ giữa Việt Nam với các đội bóng còn lại. Do đó, việc chúng ra rút ra bất kỳ kết luận nào qua thành tích (của U.23 Việt Nam) ở giải đấu này là điều điên rồ.
Trước hết, Iran không có mặt ở giải đấu này khi không thể triệu tập được những cầu thủ trẻ tốt nhất bởi các CLB không nhả người. Nhật Bản chỉ cử đội U.20 tham dự. Các quốc gia khác ở Tây Á cũng không cử ngôi sao tốt nhất tham dự giải đấu. Ba đề cử cuối cùng ở giải cầu thủ trẻ xuất sắc nhất châu Á không góp mặt.
Đâu là thành tựu lịch sử? Việc vượt qua vòng loại World Cup FIFA U.20 của Việt Nam vào năm ngoái - khi tất cả các quốc gia dùng cầu thủ xuất sắc nhất - đó mới là một thời điểm lịch sử thật sự.
Không chỉ dành cho quốc gia này mà còn cho khu vực Đông Nam Á vì đây là giải mà họ có thể chứng minh phong cách qua kết quả. Còn như giải U23 lần này chỉ là phiên bản để các đội thử nghiệm, cọ xát thế hệ tiếp theo của họ cho Olympic chứ không không chạy theo kết quả bằng bất cứ giá nào.
Phát biểu trước trận đấu cuối vòng bảng, khi phải thắng mới giành quyền đi tiếp, huấn luyện viên Úc, Ante Milicic, đã được hỏi điều nào quan trọng nhất và ông đã trả lời rằng chiến thắng chỉ quan trọng khi được thực hiện đúng cách chứ không chỉ vì đảm bảo một tấm vé vào vòng trong.
Nhật Bản là quốc gia duy nhất gửi một đội hình vẫn có thể tiếp tục tranh tài tại Olympic tiếp theo vì họ hiểu rằng đó mới là sân chơi quan trọng nhất.
Và đáng chú ý là không hề có con dao nào chĩa vào huấn luyện viên Hajime Moriyasu sau khi Nhật bị loại. Thay vào đó là sự im lặng tôn trọng khi họ đang đi đúng lộ trình lâu dài.
Điều này sẽ tiếp tục là quan điểm của tôi về cách mà Việt Nam và Malaysia đã đạt được thành tựu lịch sử của họ, nơi mà kết quả rõ ràng được ưu tiên hơn so với hiệu suất.
Theo một nghĩa nào đó, tôi hiểu tại sao các HLV đang tiếp cận mọi thứ theo cách đó, vì có mọi lý do để tin rằng nếu họ có "thất bại" dù có tiến bộ (ngay cả khi điều đó đi kèm với những phát biểu lạc quan) thì họ sẽ có nguy cơ mất việc. Tuy nhiên, điều này cũng nói lên cách tiếp cận ngắn hạn của nhiều LĐBĐ khắp khu vực được điều hành bởi những người không thể giải thích được sự khác biệt giữa luật việt vị và luật thuế...