Phải nói trước với các cụ là em đã xa nhà lâu ngày lắm rồi. Hôm nay nhân dịp kết hợp nhiều việc nên quay lại chốn cũ. Tự nhiên lòng dạt dào bao nhiêu cảm xúc, nên viết ra đây (hơi dài dòng, lan man và câu cú hơi lủng củng chút), gọi là để tâm sự và hầu chuyện các cụ mà thôi.
Lối về vẫn như xưa, nhưng cái ngõ bây giờ khác quá. Tốc độ đô thị hóa nhanh nên nhà cửa xây dựng chằng chịt, khiến em phải loanh quanh một lúc mới nhận ra ngõ nhà mình. Cái cổng chào quen thuộc nhưng đã bị che khuất bởi một loạt biển quảng cáo, dây điện, dây phơi, tìm gia sư, thông tắc bể phốt ....
Nhà em không đại gia, nhưng cũng thuộc dạng có của ăn của để từ xưa, nên có năm bảy căn trong khu. Mấy căn nhà phụ thì thú thực em không nhớ; nhà chính mình hay ở thì em vẫn nhớ như in. Móc chùm chìa khóa ra mà lòng em hồi hộp, không hiểu mình có tra đúng cái chìa của nó hay không? May quá, tra một lần là trúng luôn. Ổ khóa lâu ngày không dùng nhưng vẫn trơn, vặn cái là ra luôn.
Đẩy cửa vào thì một tập tờ rơi quảng cáo, thông báo, thư tay, thư tình rơi ra ... Em đọc lướt qua thì đều đề ngày xa lơ xa lắc rồi. Căn nhà lâu ngày không người ở bốc mùi ẩm mốc. Bức tranh treo tường em yêu thích vẫn đây, phủ lớp bụi mờ mờ. Dưới đó là cái giấy khen, kèm bảng điểm thành tích ....
Không chịu nổi mùi khó chịu, em dạo bước ra ngoài thăm thú bà con hàng xóm. Cái chợ dưới nhà vẫn đông vui tấp nập nhưng toàn những gương mặt xa lạ. Mọi người nhìn em như nhìn người hành tinh khác. Hỏi thăm mấy người cũ thì người nói không biết, người nói họ chuyển đi đâu rồi, lâu lắm không thấy về. Chỉ có bác tổ trưởng dân phố với mấy bác bảo vệ đuổi chợ cũ thì có lẽ vẫn nhận ra em. Nhưng nhìn ánh mắt gườm gườm chẳng có chút thiện cảm nào, nhìn em như nhìn phạm.
Em thấy lạc lõng giữa chính nơi chốn của mình. Xa quê, nên giọng em có lẽ không còn chuẩn nữa mà bị pha tạp. Em nói, người ta phải lắng tai mới nghe được.
Kinh tế thị trường khiến cho mọi người ở đây cũng nói những câu chuyện không còn vui vẻ và sâu sắc như xưa nữa. Vẫn đông vui đấy, nhưng có cái gì đó nhàn nhạt, thiếu vắng cái chất vốn có. Hay tại em hoài cổ, chậm thay đổi nhỉ ?
Em thấy mình không còn hợp ở đây nữa. Có lẽ em phải ra đi.
Lặng lẽ quay về căn phòng, viết vài chữ dán lên tường để sau này còn ghi nhớ cái ngày mình quay lại chốn cũ. Cẩn thận khóa cửa phòng lại rồi chầm chậm bước đi.
Ngoài kia gió thổi nhè nhẹ, bầu trời nắng dịu dàng, vài chú chim hót líu lo trên cành. Cảnh chợ thân thương bỗng nhiên nhạt nhòa bởi tự dưng hai hàng lệ đang trào ra. Khóe mắt cay cay ....
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn ....
Lối về vẫn như xưa, nhưng cái ngõ bây giờ khác quá. Tốc độ đô thị hóa nhanh nên nhà cửa xây dựng chằng chịt, khiến em phải loanh quanh một lúc mới nhận ra ngõ nhà mình. Cái cổng chào quen thuộc nhưng đã bị che khuất bởi một loạt biển quảng cáo, dây điện, dây phơi, tìm gia sư, thông tắc bể phốt ....
Nhà em không đại gia, nhưng cũng thuộc dạng có của ăn của để từ xưa, nên có năm bảy căn trong khu. Mấy căn nhà phụ thì thú thực em không nhớ; nhà chính mình hay ở thì em vẫn nhớ như in. Móc chùm chìa khóa ra mà lòng em hồi hộp, không hiểu mình có tra đúng cái chìa của nó hay không? May quá, tra một lần là trúng luôn. Ổ khóa lâu ngày không dùng nhưng vẫn trơn, vặn cái là ra luôn.
Đẩy cửa vào thì một tập tờ rơi quảng cáo, thông báo, thư tay, thư tình rơi ra ... Em đọc lướt qua thì đều đề ngày xa lơ xa lắc rồi. Căn nhà lâu ngày không người ở bốc mùi ẩm mốc. Bức tranh treo tường em yêu thích vẫn đây, phủ lớp bụi mờ mờ. Dưới đó là cái giấy khen, kèm bảng điểm thành tích ....
Không chịu nổi mùi khó chịu, em dạo bước ra ngoài thăm thú bà con hàng xóm. Cái chợ dưới nhà vẫn đông vui tấp nập nhưng toàn những gương mặt xa lạ. Mọi người nhìn em như nhìn người hành tinh khác. Hỏi thăm mấy người cũ thì người nói không biết, người nói họ chuyển đi đâu rồi, lâu lắm không thấy về. Chỉ có bác tổ trưởng dân phố với mấy bác bảo vệ đuổi chợ cũ thì có lẽ vẫn nhận ra em. Nhưng nhìn ánh mắt gườm gườm chẳng có chút thiện cảm nào, nhìn em như nhìn phạm.
Em thấy lạc lõng giữa chính nơi chốn của mình. Xa quê, nên giọng em có lẽ không còn chuẩn nữa mà bị pha tạp. Em nói, người ta phải lắng tai mới nghe được.
Kinh tế thị trường khiến cho mọi người ở đây cũng nói những câu chuyện không còn vui vẻ và sâu sắc như xưa nữa. Vẫn đông vui đấy, nhưng có cái gì đó nhàn nhạt, thiếu vắng cái chất vốn có. Hay tại em hoài cổ, chậm thay đổi nhỉ ?
Em thấy mình không còn hợp ở đây nữa. Có lẽ em phải ra đi.
Lặng lẽ quay về căn phòng, viết vài chữ dán lên tường để sau này còn ghi nhớ cái ngày mình quay lại chốn cũ. Cẩn thận khóa cửa phòng lại rồi chầm chậm bước đi.
Ngoài kia gió thổi nhè nhẹ, bầu trời nắng dịu dàng, vài chú chim hót líu lo trên cành. Cảnh chợ thân thương bỗng nhiên nhạt nhòa bởi tự dưng hai hàng lệ đang trào ra. Khóe mắt cay cay ....
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn ....