Theo TS Đỗ Quốc Cường, nếu tách hoàn toàn xe máy và ôtô như đang thí điểm phân làn ở Hà Nội thì giao thông tại nút sẽ phức tạp vì tạo ra nhiều điểm xung đột hơn.
Trước tình trạng giao thông lộn xộn trên những tuyến phố vừa được phân làn, TS Đỗ Quốc Cường, bộ môn Đường bộ (khoa Công trình) – ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội đưa ra các phương án phân làn đường tại nút giao thông ở thành phố.
Theo TS Cường, những đề xuất này được nghiên cứu dựa trên việc phân tích hiện trạng về giao thông hiện nay, kinh nghiệm phân làn đường lần trước cũng như kinh nghiệm của một số nước.
Hiện nay, giao thông trên nhánh nút đang là giao thông hỗn hợp (ôtô, xe máy đi cùng làn). Ưu điểm của cách tổ chức giao thông này là không cần nhiều nỗ lực trong thiết kế nút giao thông, quy tắc giao thông đơn giản nhưng lại có rất nhiều nhược điểm như chất lượng dòng xe thấp, không an toàn, khả năng thông qua thấp, gây nhiều xung đột và là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông tại nút.
Cách phân làn giao thông phổ biến hiện nay.
“Nếu chúng ta tách hoàn toàn giao thông xe máy và ôtô như đang thí điểm phân làn hiện nay thì giao thông tại nút lại càng trở nên phức tạp vì tạo ra nhiều điểm xung đột hơn. Điều này đã được chứng minh bằng sự thất bại trong việc phân làn đường năm 2008 tại đường Trần Khát Chân“, TS Cường nói.
Từ đó, TS Đỗ Quốc Cường đưa ra ý tưởng “tách không hoàn toàn” giữa giao thông xe máy và ôtô để áp dụng vào các thành phố lớn ở Việt Nam. Hướng chủ đạo của ý tưởng này là tạo ra một khoảng chờ ở phía trước cho xe máy tại nút.
Khi tín hiệu chuyển từ xanh sang đỏ, ôtô phải dừng trước vạch dừng dành riêng ở phía sau (phần làn xe không được sơn màu đỏ). Còn xe máy được đi lên vào đợi ở khoảng diện tích chờ ở phía trên (phần đường sơn màu đỏ). Khi đèn bật xanh, xe máy đi trước, ôtô đi sau. Điều này giúp việc lưu thông diễn ra “ngăn nắp” hơn so với làn xe hỗn hợp.
Giải pháp phân làn được TS Đỗ Quốc Cường đề xuất. Làn chờ phía trước trong trường hợp lưu lượng xe máy rẽ trái thấp.
“Chỉ cần ôtô đi đúng phần đường và chờ trước vạch dừng của mình, xe máy sẽ tự động tiến lên làn chờ ở phía trước như đã thiết kế. Điều này rất phù hợp với hành vi của người điều khiển xe máy tại nút giao thông, đó là luôn luôn tìm khoảng trống để đỗ trước ôtô trong khi chờ đèn đỏ. Còn người lái ôtô sẽ chấp thuận quy tắc đó vì bản thân họ cũng không muốn bị xe máy “vây quanh” trong thời gian chờ đèn đỏ như hiện nay“, TS Cường nói về tính khả thi của quy tắc giao thông mới.
Cũng theo chuyên gia đường bộ này, nếu được thí điểm kế hoạch sẽ mang lại hiệu quả an toàn giao thông và chất lượng giao thông tại nút, góp phần làm giảm ùn tắc, nâng cao khả năng thông qua của nút và nâng cao khả năng phục vụ của đường.
Ông Cường khẳng định, nếu thí điểm, kế hoạch này sẽ nhận được sự ủng hộ của người tham gia giao thông vì nó tận dụng được thời gian đèn đỏ để tạo ưu tiên cho xe máy ở nhánh nút, nhờ đó giao thông sẽ diễn ra trật tự hơn so với điều khiển giao thông hỗn hợp như hiện nay. Bình đồ nút giao thông sẽ được chỉnh sửa theo mô hình mới bằng cách dùng vạch sơn để giảm thiểu tối đa việc phá dỡ nút hiện có.
Làn chờ phía trước trong trường hợp lưu lượng xe máy rẽ trái cao.
Làn chờ phía trước trong trường hợp có làn riêng xe máy dọc theo tuyến đường.
Làn chờ phía trước trong trường hợp có làn riêng rẽ trái cho xe máy.
Làn chờ phía trước trong trường hợp tách làn xe máy bằng giải pháp xây dựng.
Tách làn riêng cho ôtô bằng vạch sơn đứt trên nhánh nút có bề rộng hẹp.
Làn riêng một phần cho xe buýt tại nút.
Làn riêng toàn phần cho xe buýt.
Đường rẽ phải với đảo tam giác (1).
Đường rẽ phải với đảo tam giác (2)
Trước tình trạng giao thông lộn xộn trên những tuyến phố vừa được phân làn, TS Đỗ Quốc Cường, bộ môn Đường bộ (khoa Công trình) – ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội đưa ra các phương án phân làn đường tại nút giao thông ở thành phố.
Theo TS Cường, những đề xuất này được nghiên cứu dựa trên việc phân tích hiện trạng về giao thông hiện nay, kinh nghiệm phân làn đường lần trước cũng như kinh nghiệm của một số nước.
Hiện nay, giao thông trên nhánh nút đang là giao thông hỗn hợp (ôtô, xe máy đi cùng làn). Ưu điểm của cách tổ chức giao thông này là không cần nhiều nỗ lực trong thiết kế nút giao thông, quy tắc giao thông đơn giản nhưng lại có rất nhiều nhược điểm như chất lượng dòng xe thấp, không an toàn, khả năng thông qua thấp, gây nhiều xung đột và là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông tại nút.
“Nếu chúng ta tách hoàn toàn giao thông xe máy và ôtô như đang thí điểm phân làn hiện nay thì giao thông tại nút lại càng trở nên phức tạp vì tạo ra nhiều điểm xung đột hơn. Điều này đã được chứng minh bằng sự thất bại trong việc phân làn đường năm 2008 tại đường Trần Khát Chân“, TS Cường nói.
Từ đó, TS Đỗ Quốc Cường đưa ra ý tưởng “tách không hoàn toàn” giữa giao thông xe máy và ôtô để áp dụng vào các thành phố lớn ở Việt Nam. Hướng chủ đạo của ý tưởng này là tạo ra một khoảng chờ ở phía trước cho xe máy tại nút.
Khi tín hiệu chuyển từ xanh sang đỏ, ôtô phải dừng trước vạch dừng dành riêng ở phía sau (phần làn xe không được sơn màu đỏ). Còn xe máy được đi lên vào đợi ở khoảng diện tích chờ ở phía trên (phần đường sơn màu đỏ). Khi đèn bật xanh, xe máy đi trước, ôtô đi sau. Điều này giúp việc lưu thông diễn ra “ngăn nắp” hơn so với làn xe hỗn hợp.
“Chỉ cần ôtô đi đúng phần đường và chờ trước vạch dừng của mình, xe máy sẽ tự động tiến lên làn chờ ở phía trước như đã thiết kế. Điều này rất phù hợp với hành vi của người điều khiển xe máy tại nút giao thông, đó là luôn luôn tìm khoảng trống để đỗ trước ôtô trong khi chờ đèn đỏ. Còn người lái ôtô sẽ chấp thuận quy tắc đó vì bản thân họ cũng không muốn bị xe máy “vây quanh” trong thời gian chờ đèn đỏ như hiện nay“, TS Cường nói về tính khả thi của quy tắc giao thông mới.
Cũng theo chuyên gia đường bộ này, nếu được thí điểm kế hoạch sẽ mang lại hiệu quả an toàn giao thông và chất lượng giao thông tại nút, góp phần làm giảm ùn tắc, nâng cao khả năng thông qua của nút và nâng cao khả năng phục vụ của đường.
Ông Cường khẳng định, nếu thí điểm, kế hoạch này sẽ nhận được sự ủng hộ của người tham gia giao thông vì nó tận dụng được thời gian đèn đỏ để tạo ưu tiên cho xe máy ở nhánh nút, nhờ đó giao thông sẽ diễn ra trật tự hơn so với điều khiển giao thông hỗn hợp như hiện nay. Bình đồ nút giao thông sẽ được chỉnh sửa theo mô hình mới bằng cách dùng vạch sơn để giảm thiểu tối đa việc phá dỡ nút hiện có.
Nguồn: vnexpress.net