Đúng, chủ thớt nói về mặt lý thì không sai. Cái mảnh đất CÒN LẠI ở thời điểm ông Nội chết mà không có di chúc thì phải chia đều.
Ở đây nó là cái tình.
Tui lan man dài dòng thêm tý nữa để hiểu thêm thôi.
Về ông chú út, đã 1 lần lấy đất tổ tiên (ví dụ gọi là 1 phần trên mảnh A mà ông nội ở) làm nhà rồi mang bán, giờ lúc ông chết lại lấy thêm 1 phần nữa thì về cái tình nó bạc quá.
Do thời thế thay đổi, được chia thêm ruộng, rồi bị thu hồi và đền bù. Nên có 1 thời điểm mà nhà ông nội có 2 khu đất, đó là khu A tổ tiên kia, và khu B là cái khu được đền bù.
Ở lần lấy đất thứ 2, ông chú còn lại, và cả ông chú út nữa, lại không lấy tẹo nào trên mảnh đất A kia, mà lấy hết ở khu B kia cơ. Điều này gây ra sự hiểu là chú 2 có được tẹo đất nào của tiên tổ đâu. giờ được phải được chia chứ. Bà cô ủng hộ ý kiến này.
Chắc chuyện này sẽ ám ảnh chủ thớt cả đời, vì nó là cái ấm ức của con cháu bị chèn ép. Các cô chú thì không cho rằng/không nghĩ rằng mình chèn ép cháu, mình được hưởng như thế là đúng. Nhất là bà cô, sẽ luôn nghĩ rằng mình có tham lam đòi hỏi tý nào đâu.
Để tìm kiếm sự rộng lượng trong tình huống này quả là cực khó.
Thôi thì cứ giả vờ đang bận dọn dẹp thôi.