Giai đoạn đấy rất nhiều nhà đói, và đúng là không phải ăn độn, không vác ra đi vay gạo đã là may rồi. Mới đổi mới được mấy năm thôi. Giai đoạn cuối 80 đầu 90 là giai đoạn LX sụp đổ, các nhà máy xí nghiệp tự hạch toán tự kinh doanh. Đang quen làm theo chỉ tiêu kế hoạch, đùng phát phải tự bơi, ngắc ngoải và sau này rơi vào tay tư nhân hành loạt. Rồi giảm giên chế nữa. Cán bộ CNVC nhiều người không xoay xở được, đói lắm.
Nhưng thế lúc trước em mới bảo cái cụ dưới đây phải sinh sớm 20-30 năm để sống qua cái thời đấy.
Lúc đấy giảm biên chế, các nhà máy xí nghiệp vỡ, CBCNVC về hưu non, về một cục rất nhiều. Tóm lại là đùng một cái bị đẩy ra đường. Ở HN không làm cơ quan nhà nước thì méo có sổ gạo và tem phiếu, nên chủ yếu vẫn là CBCNVC nhà nước. Mà hệ thống thang lương hồi đấy cho công nhân là theo bậc thợ. Phụ hồ còn có bậc chứ chưa nói đến thợ xây. Về đào tạo thì các trường trung cấp nghề bây giờ xách dép không bằng hệ thống dạy nghề của các nhà máy xí nghiệp. Thợ hồi đấy đọc bản vẽ nhoay nhoáy. Thợ bây giờ thì miễn bàn. Đề thi vẽ phụ tùng - cái này gọi là hình họa ạ? - hay đọc bản vẽ để nâng bậc 5 trở lên thì nhiều sinh viên ĐH bây giờ khóc thét. Đùng một cái hệ thống đấy sụp đổ và hàng loạt thợ có thay nghề phải ra đường. Thợ bậc càng cao thì tuổi càng cao, khả năng về hưu non càng nhiều.
Thành ra lúc đấy ra đường thì rất nhiều lao động có chất xám, tay nghề cao. Sau đó một thời gian thì lao động ở nông thôn tràn vào hình thành nên các chợ 'cửu vạn' ở đầu Giảng Võ, Ngã tư Sở, Ngã tư Vọng, Long biên… Mãi sau này mà chẳng may phải vá xe giữa đường em vẫn gặp những bác thợ mà nhìn cái cách các bác ý cầm cây búa gõ miếng vá là biết chất thợ cứng rồi.
BTW, trong này có quả ảnh mà một bác vịn cái xe có thùng bia Vạn Lực đằng sau. Một thời bia, Vạn Lực và Quả Táo