[Funland] em choáng với giáo trình lớp 1 Singapore

seobay

Xe đạp
Biển số
OF-469587
Ngày cấp bằng
11/11/16
Số km
21
Động cơ
200,250 Mã lực
Tuổi
35
Website
www.tintucquanhta.com
Nói thật so với giáo trình Việt Nam còn thua xa. Nhưng được cái công nhận là con nit bên đó lớn lớn được môi trường và công việc tốt hơn
 

Newlines

Xe tăng
Biển số
OF-337569
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
1,180
Động cơ
284,400 Mã lực
thế ạ tks cụ trước. cụ cho iem xin nhé.
1/ Cụ tham khảo sách theo các đường link sau nhé:

http://educationgy.org/web/index.php/downloads/cat_view/8-downloads/28-primary-school-resources/40-primary-text-books/41-english

Bản "Fun With Language Book" này hệ thống rất tốt, cụ dạy tuần tự từ cuốn 1 đến cuốn 9.

2/ Cụ có thể tham khảo sách của chương trình dậy của Oxfordowl theo độ tuổi:

https://www.oxfordowl.co.uk/for-home/reading-owl/find-a-book/library-page?view=image&query=&type=book&age_group=Age+7-9&book=&book_type=&series=#

3/ Còn dưới đây là list của 1 loạt các trang mạng có free book cho trẻ em, cụ có thể cho cháu đọc, rất đa dạng:

http://www.techsupportalert.com/best-free-childrens-ebooks-online.htm
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
xứ ng ta học đc thì cho học, học ko tốt thì tìm đng khác. xứ mình đa phần phụ huynh đều thích cho con cái vào đh, dù thực ra trình độ nó hợp làm ca sĩ, vận động viên hoặc công nhân hơn, rồi lại cứ lấy chuẩn thạc sĩ tiến sĩ mà bắt trẻ con phấn đấu cơ.
Cụ so sánh khập khiễng quá :)))

Làm vận động viên hay công nhân ở xứ thiên đường lương tháng được bao nhiêu? Đủ nuôi sống vợ con không? Hay cố gắng học lấy cái bằng đại học còn kiếm được việc lương cao hơn? Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp nhiều hơn?

Các cụ nói rồi, có thực mới vực được đạo, hay phú quý sinh lễ nghĩa. Khi nghèo đói thì người ta mơ ước đơn giản được ăn no mặc ấm. Khi giàu sang thì phấn đấu ăn ngon mặ đẹp.

Việt Nam thiên đường đang ở đâu? Còn giãy chết họ đạt đến mức nào rồi???

Thế nên mới có chuyện bố mẹ Việt dặn con khi còn bé: cố gắng mà học con ạ, học để thoát nghèo, không học sau này lớn lên lấy mứt mà bỏ vào mồm.

Còn giãy chết à: mày thích học gì kệ mẹ mày, sau này lớn lên không kiếm được việc đã có xã hội nuôi rồi, éo bao giờ phải lo chết đói. Nếu không thì đi làm công nhân, nông dân, lương cũng đủ cao để nuôi sống gia đình rồi.


( sao em không viết được từ tư. bản nhỉ các cụ?)
 

k_ngan124

Xe lăn
Biển số
OF-168239
Ngày cấp bằng
23/11/12
Số km
11,793
Động cơ
418,200 Mã lực
Thật ra e thấy bây giờ : Làm công việc THỢ có khi lương cao hơn làm công việc THẦY. Tất nhiên e ko so sánh những người đứng trên đỉnh cao lĩnh vực của họ với 1 người làng nhàng ( đơn vị tính lương : theo tháng )
1. Ví dụ làm công nhân : Lương 3 - 5 triệu, thêm tăng ca linh tinh lặt vặt nữa vào khoảng 7 triệu nếu chăm chỉ, thưởng thiếc gì đó em thấy có tháng còn đc 10 triệu ( cái này hàng xóm cũ của em có đứa nhỏ làm công nhân SamSung hay Canon gì đó dưới BN e ko rõ ), nếu ko yêu Tp thì có luôn kí túc ở, xe đưa đón.
2. Ví dụ làm lao công : Em thấy cô lao công nhiều người lương 10 triệu, tất nhiên phải chăm chỉ rồi ah. Và làm tầm 2 - 3 nơi kiểu bán thời gian hoặc theo kiểu khoán.
3. Ví dụ làm giúp việc : Đa số lương 4.5 - 6 triệu, làm toàn thời gian

Còn làm bên khối văn phòng : Nói chung dao động 3 - 10 triệu, thi thoảng có nhiều hơn nhưng ko nhiều và đa số nhiều hơn đó làm cho tập đoàn lớn, cho 4 bản cơ ah. Vậy : Chỉ cần có làm ko liên quan thợ hay thầy chỉ cần có làm và chăm chỉ thì yên tâm ko chết đói được ah. Và e nghĩ làm nghiên cứu khoa học xứ thiên đường nếu chỉ nghiên cứu thuần túy mới ko đảm bảo cuộc sống đc chứ ko học mà chăm chỉ làm việc tay chân thì chắc chả chết đói được ah.

ps : Sao e nghe cụ tả trong mấy dấu hoa thị dòng cuối cùng khá giống lí tưởng XH.CN ( e ko rõ dấu hoa thị đó là cụ nói gì ). Ai cũng có cơm ăn ai cũng có áo mặc

Cụ so sánh khập khiễng quá :)))

Làm vận động viên hay công nhân ở xứ thiên đường lương tháng được bao nhiêu? Đủ nuôi sống vợ con không? Hay cố gắng học lấy cái bằng đại học còn kiếm được việc lương cao hơn? Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp nhiều hơn?

Các cụ nói rồi, có thực mới vực được đạo, hay phú quý sinh lễ nghĩa. Khi nghèo đói thì người ta mơ ước đơn giản được ăn no mặc ấm. Khi giàu sang thì phấn đấu ăn ngon mặ đẹp.

Việt Nam mình đang ở đâu? Còn ****** họ đạt đến mức nào rồi???

Thế nên mới có chuyện bố mẹ Việt dặn con khi còn bé: cố gắng mà học con ạ, học để thoát nghèo, không học sau này lớn lên lấy mứt mà bỏ vào mồm.

Còn ****** à: mày thích học gì kệ mẹ mày, sau này lớn lên không kiếm được việc đã có xã hội nuôi rồi, éo bao giờ phải lo chết đói. Nếu không thì đi làm công nhân, nông dân, lương cũng đủ cao để nuôi sống gia đình rồi.
 

Hoàng_Phú Thọ

Xe container
Biển số
OF-307823
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
8,134
Động cơ
686,133 Mã lực
Nơi ở
huyện Cẩm Khê - Phú Thọ
1/ Cụ tham khảo sách theo các đường link sau nhé:

http://educationgy.org/web/index.php/downloads/cat_view/8-downloads/28-primary-school-resources/40-primary-text-books/41-english

Bản "Fun With Language Book" này hệ thống rất tốt, cụ dạy tuần tự từ cuốn 1 đến cuốn 9.

2/ Cụ có thể tham khảo sách của chương trình dậy của Oxfordowl theo độ tuổi:

https://www.oxfordowl.co.uk/for-home/reading-owl/find-a-book/library-page?view=image&query=&type=book&age_group=Age+7-9&book=&book_type=&series=#

3/ Còn dưới đây là list của 1 loạt các trang mạng có free book cho trẻ em, cụ có thể cho cháu đọc, rất đa dạng:

http://www.techsupportalert.com/best-free-childrens-ebooks-online.htm
Cảm ơn cụ
 

thunm

Xe tăng
Biển số
OF-419713
Ngày cấp bằng
29/4/16
Số km
1,142
Động cơ
-138,940 Mã lực
e cóp dc trên Vietnamnet
Những chia sẻ thú vị của chị Đinh Quỳnh Nga – một mẹ Việt hiện đang sống ở Mỹ - về cách dạy, cách học ở một trường tiểu học của Mỹ được đăng tải trên Facebook cá nhân.

Chị Nga cho biết, chị sang Mỹ theo diện du học từ năm 2006, đến nay là tròn 10 năm. Cháu Phạm Quỳnh Mai – con gái chị - sinh vào tháng 10/ 2010 và chỉ bắt đầu nói tiếng Anh lúc gần 3 tuổi.

“Năm ngoái cháu vẫn còn học lớp preK 4 tuổi vì ở bên này họ tính tuổi nhập học preK 5 tuổi là cháu phải sinh vào trước hoặc chính xác ngày mùng 1/9 của năm đó. Hè vừa rồi chị xin cho cháu vào học mẫu giáo lớn Kindegarten 5 tuổi của trường tư thục Riverhill School, chứ ko phải lớp 1 đâu nhưng cô hiệu trưởng thấy cháu nhanh, hoạt bát nên bảo chị cho cháu lần sau xuống để thử cho làm bài kiểm tra vượt qua lớp mẫu giáo. Và cháu vượt qua xuất sắc!”

Cô Mary Jane Fowler đề nghị chị cho bé Mai học ngay lớp 1. Lúc đầu chị Nga có chút phân vân nhưng cô nói “nếu học kindergarten, Mai sẽ rất bored (buồn chán). Ở lớp 1 Mai sẽ ‘doing great’ (làm rất tuyệt) chứ không phải chỉ ‘doing fine’ (làm tốt)!” Cuối cùng chị đã quyết định cho con gái vào học lớp 1 trước tuổi.

Dù mới trải nghiệm làm phụ huynh của học sinh lớp 1 được vài tháng nhưng chị đã vô cùng thích thú và ngạc nhiên trước hành xử của các thầy cô trong trường cũng như cách mà trường giao tiếp với phụ huynh, giao bài tập về nhà hay cách khen ngợi trẻ.

Mai cũng là một cô bé rất thông minh, nhanh nhẹn và thích nghi tốt. Hồi đầu tháng 11, tờ Times Daily của Mỹ đã đưa tin về việc bé Mai thường xuyên quay những clip nói tiếng Anh về các chủ đề mà em yêu thích để chia sẻ với các bạn nhỏ ở Việt Nam. Tờ này đưa tin với tựa đề: “Học trò lớp 1 trường Riverhill sử dụng Internet gia sư cho bạn nhỏ Việt Nam”.

Bé Mai dành 2-3 tiếng mỗi tuần để quay lại những clip này, sau đó gửi về cho các bạn Việt Nam nhờ sự giúp đỡ của mẹ. Chị Nga cho biết, chủ yếu chị dùng điện thoại để ghi hình và chủ đề clip của Mai thường là chia sẻ những gì mà cô bé được dạy ở trường. Hiện tại, hai mẹ con chị “cho ra lò” khoảng 3 video mỗi tuần.

“Mai biết các bạn nhỏ khác rất thích thú trước những video của mình. Trong lúc ghi hình, tôi cũng hỏi con gái các câu hỏi và con bé trả lời và giải thích thêm” – chị Nga chia sẻ. “Học trò” của Mai là khoảng 9 bạn nhỏ từ 6 đến 10 tuổi đang học trong lớp học của dì chị Nga – một giáo viên ở Việt Nam.

“Học sinh của dì lớn tuổi hơn Mai nhưng các cháu rất thích những video với những bài học đơn giản của con bé. Bọn trẻ cũng rất muốn tìm hiểu về nước Mỹ và những trải nghiệm của Mai” – chị kể.

Mai thích dạy các bạn về khoa học, ví dụ như một bông hoa thu hút con bướm như thế nào. Chị Nga hi vọng có thể tiếp tục duy trì việc làm video để khi Mai về Việt Nam thăm gia đình, cô bé sẽ được gặp những “học trò” của mình.

“Cháu yêu các bạn và các bạn cũng yêu cháu” – Mai nói.


Chị Quỳnh Nga đang ghi hình con gái bằng điện thoại di động. Ảnh: Times Daily
Dưới đây là những chia sẻ của chị Nga về trải nghiệm làm phụ huynh ở Mỹ:

Cuộc họp phụ huynh đầu tiên của mẹ!

Nhân dịp ngày chị em phụ nữ, ở xa xôi chẳng có hoa gửi tặng trực tiếp những người mà mình trân quý, thôi thì gửi tặng các bà, các chị vài dòng tâm sự về việc lần đầu tiên mẹ cháu được đi họp phụ huynh. Vì đối với phụ nữ, hoa không phải là món quà đẹp nhất mà các con mới là đóa hoa đẹp nhất, đúng không ạ?

Cháu Mai năm nay vào lớp 1. Năm học trước cháu học lớp 4 tuổi nên đáng ra năm nay cháu học lớp 5 tuổi nhưng cháu vượt qua được bài thi đặc cách, thế là bỏ qua lớp 5 tuổi mà vào thẳng lớp 1. Ở đây họ tính học sinh đủ tuổi vào học lớp 1 la các em phải 6 tuổi trước hoặc đúng vào ngày mùng 1 tháng 9. Mai thì sinh tháng 10 nên lại thêm một lần nữa được “chiếu cố” vào lớp 1 sớm.

Cho đến thời điểm hiện tại thì hai vợ chồng mình vô cùng hài lòng về ngôi trường mà Mai đang theo học. Các cô giáo từ cô hiệu trưởng đến các cô văn thư đều nhớ hết tên phụ huynh và học sinh. Sáng sáng đến trường là đã thấy các cô hỏi han, chào đón, chúc một ngày tốt lành. Sướng lắm ấy! Hôm nọ mình đang vội chạy ra xe đi về thì có cô còn gọi lại giới thiệu cô ấy là cô giáo dạy họa của Mai và cô ấy rất vui vì có Mai ở lớp của cô ấy. Đấy, chỉ thế thôi là đã thấy sướng rồi!

Lớp Mai năm nay có 17 bạn trong lớp, trong đó có 2 bạn người Ấn Độ, 1 bạn người Mexico, Mai là người Việt, còn lại là các bạn người Mỹ. Trước khi bắt đầu năm học thì nhà trường tổ chức buổi gặp mặt gọi là ”Round Up”. Cuộc gặp này chỉ đơn giản là để học sinh biết lớp, làm quen với các bạn mới, cô giáo mới, trường mới và cũng là để phụ huynh có được cơ hội làm quen với trường mới, lớp mới của con.

Mai đi học 5 buổi một tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Sáng có mặt ở trường muộn nhất là 8:05 và chiều tan lớp lúc 3:05. Ngoài ra chiều thứ 2, thứ 4 Mai ở lại học thêm thể thao, chiều thứ 3 học piano, chiều thứ 5 học vẽ. Lịch nghe có vẻ dày nhưng mà Mai học nhàn tênh, chẳng gò ép tẹo nào. Trong 5 buổi học ở lớp thì ngày nào cũng có bài tập về nhà trừ ngày thứ 4. Bài tập về nhà có khi chỉ là 1 tờ giấy A4 các phép cộng trừ, hoặc 1 bức tranh cần tô thêm màu. Tất cả bài tập về nhà đều được cô photo gửi về cho mỗi bạn một tờ. Nhàn lắm! Sách học ở lớp thì có 3 quyển, mỗi quyển chắc cũng từ 200 đến 400 trang nhưng tất cả đều để ở lớp chứ không bạn nào phải mang về cả. Trong sách có những bài các bạn phải cắt dán tranh để ghép vào từ chỉ phù hợp thì các bạn cứ thoải mái cắt chứ không sợ như ngày xưa mẹ cháu đi học nếu cắt thì sẽ bị mắng là: sách vở mà cắt thế à?

Cái mà mình ấn tượng nhất là cái hộp đựng “Behavior” ở trong lớp của Mai. Nghĩa là trong mỗi buổi học nếu bạn nào ngoan thì tên bạn ấy đến cuối ngày sẽ được để vào ô màu xanh còn bạn nào bị nhắc nhở 1,2 lần thì vào ô màu vàng, bạn nào bị nhắc nhiều lần thì vào ô màu đỏ. Những bạn vào ô màu xanh thì sẽ được ra “ treasure box” để chọn phần thưởng. Phần thưởng cho trẻ mà, nên có khi chỉ là một cái nhẫn đồ chơi, 1 cái kẹo mút nhưng bạn nào cũng háo hức khoe bố mẹ sau giờ tan học.

Ở trong lớp bao giờ cũng có giá sách để giờ giải lao các bạn có thể đọc. Mỗi một tuần Mai học thêm từ 10 đến 20 từ mới thì những từ này được cô giáo cắt dán xung quanh ở trong phòng học để các bạn dễ nhớ. Những nét vẽ nghuệch ngoạc cũng được cô giáo dán lên tường để khuyến khích động viên các bạn mặc sức thể hiện sự sáng tạo của mình.

Ngày hôm qua 20/10, là ngày đầu tiên mình đi họp phụ huynh cho con. Họp phụ huynh bên này không giống như ngày xưa mình đi học. Trước cuộc họp 1 tuần cô giáo gửi giấy về nhà để bố mẹ đăng ký giờ phù hợp đến họp cho con. Mỗi phụ huynh sẽ có riêng 15 phút. Giờ của mình hôm qua là từ 1:30 đến 1:45, họp riêng chứ không phải là tất cả phụ huynh họp cùng một lúc với cô giáo rồi cô thông báo là bạn này học kém, bạn kia học giỏi, bạn này nói chuyện riêng,…Tất cả nguyên tắc họ làm bên này là quyền cá nhân và quyền riêng tư. Cái này mình bị thích! Lúc vào cô giáo đưa cho mình bảng điểm của Mai và có dặn là trước khi cho Mai xem điểm thì khi về nhà hãy đọc cho con lá thư này đã nhé. Thú thực lúc về nhà mở là thư này ra đọc mà cảm thấy giá như ngày xưa bố mẹ mình cũng được đọc những lá thư như thế. Chỉ là một lá thư nhưng nó mang cả một thông điệp, một bài học mà bố mẹ nào cũng nên nhớ để dạy dỗ con mình.
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
Thật ra e thấy bây giờ : Làm công việc THỢ có khi lương cao hơn làm công việc THẦY.
Tất nhiên e ko so sánh những người đứng trên đỉnh cao lĩnh vực của họ với 1 người làng nhàng ( đơn vị tính lương : theo tháng )
1. Ví dụ làm công nhân : Lương 3 - 5 triệu, thêm tăng ca linh tinh lặt vặt nữa vào khoảng 7 triệu nếu chăm chỉ, thưởng thiếc gì đó em thấy có tháng còn đc 10 triệu ( cái này hàng xóm cũ của em có đứa nhỏ làm công nhân SamSung hay Canon gì đó dưới BN e ko rõ ), nếu ko yêu Tp thì có luôn kí túc ở, xe đưa đón.
2. Ví dụ làm lao công : Em thấy cô lao công nhiều người lương 10 triệu, tất nhiên phải chăm chỉ rồi ah. Và làm tầm 2 - 3 nơi kiểu bán thời gian hoặc theo kiểu khoán.
3. Ví dụ làm giúp việc : Đa số lương 4.5 - 6 triệu, làm toàn thời gian

Còn làm bên khối văn phòng : Nói chung dao động 3 - 10 triệu, thi thoảng có nhiều hơn nhưng ko nhiều và đa số nhiều hơn đó làm cho tập đoàn lớn, cho 4 bản cơ ah. Vậy : Chỉ cần có làm ko liên quan thợ hay thầy chỉ cần có làm và chăm chỉ thì yên tâm ko chết đói được ah. Và e nghĩ làm nghiên cứu khoa học xứ thiên đường nếu chỉ nghiên cứu thuần túy mới ko đảm bảo cuộc sống đc chứ ko học mà chăm chỉ làm việc tay chân thì chắc chả chết đói được ah.

ps : Sao e nghe cụ tả trong mấy dấu hoa thị dòng cuối cùng khá giống lí tưởng XH.CN ( e ko rõ dấu hoa thị đó là cụ nói gì ). Ai cũng có cơm ăn ai cũng có áo mặc
Lao động chân tay hay lao động trí óc cũng đều là thợ hết cả thôi mợ ạ.

Mợ cũng không thể lấy ví dụ bà bán nước thu nhập 10tr/ tháng ra so sánh với em nhân viên văn phòng có bằng đại học lương 5tr/ tháng được, vì họ không cùng một hệ quy chiếu.

Đôi khi tiền chỉ là một phần thôi, vấn đề là nghề nghiệp ổn định, lâu dài, môi trường làm việc tốt, có tương lai, có thăng tiến...vậy nên người ta mới cần phải học, cần bằng cấp mợ ạ.

dấu hoa thị là giãy chết đó, viết tư bổn nó không ra :D
 

k_ngan124

Xe lăn
Biển số
OF-168239
Ngày cấp bằng
23/11/12
Số km
11,793
Động cơ
418,200 Mã lực
Cụ so sánh khập khiễng quá :)))

Làm vận động viên hay công nhân ở xứ thiên đường lương tháng được bao nhiêu? Đủ nuôi sống vợ con không? Hay cố gắng học lấy cái bằng đại học còn kiếm được việc lương cao hơn? Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp nhiều hơn?

Các cụ nói rồi, có thực mới vực được đạo, hay phú quý sinh lễ nghĩa. Khi nghèo đói thì người ta mơ ước đơn giản được ăn no mặc ấm. Khi giàu sang thì phấn đấu ăn ngon mặ đẹp.

Việt Nam thiên đường đang ở đâu? Còn giãy chết họ đạt đến mức nào rồi???

Thế nên mới có chuyện bố mẹ Việt dặn con khi còn bé: cố gắng mà học con ạ, học để thoát nghèo, không học sau này lớn lên lấy mứt mà bỏ vào mồm.

Còn giãy chết à: mày thích học gì kệ mẹ mày, sau này lớn lên không kiếm được việc đã có xã hội nuôi rồi, éo bao giờ phải lo chết đói. Nếu không thì đi làm công nhân, nông dân, lương cũng đủ cao để nuôi sống gia đình rồi.


( sao em không viết được từ tư. bản nhỉ các cụ?)
Lao động chân tay hay lao động trí óc cũng đều là thợ hết cả thôi mợ ạ.

Mợ cũng không thể lấy ví dụ bà bán nước thu nhập 10tr/ tháng ra so sánh với em nhân viên văn phòng có bằng đại học lương 5tr/ tháng được, vì họ không cùng một hệ quy chiếu.

Đôi khi tiền chỉ là một phần thôi, vấn đề là nghề nghiệp ổn định, lâu dài, môi trường làm việc tốt, có tương lai, có thăng tiến...vậy nên người ta mới cần phải học, cần bằng cấp mợ ạ.

dấu hoa thị là giãy chết đó, viết tư bổn nó không ra :D
Comm trên của em là trả lời cho đoạn đo đỏ của cụ cơ ah
Vì đoạn đo đỏ cụ nói : có học mới thoát nghèo, còn làm thợ ở xứ mình thì ko đảm bảo cuộc sống. E đang chứng minh : làm thợ cũng có thể đảm bảo cuộc sống.

ps : Ko những 4 bản mà các từ nhạy cảm cũng bị biến thành hoa thị luôn cụ ah, hình như mọi người sáng tạo ra những từ mới như giãy chết, thiên đường, ... là để lách luật rồi dần xài thành quen.
 

lehungacc

Xe buýt
Biển số
OF-124349
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
888
Động cơ
387,585 Mã lực
Nơi ở
Chèm
Các cụ cứ thần thánh hóa lên, tiếng anh là ngôn ngữ chính thì nó học như vậy là bình thường, sách tiếng việt và toán lớp 1 của F1 nhà em cũng chả thua gì, khác mỗi cái của nó viết bằng tiếng anh của nhà mình viêt bằng tiếng việt
 

k_ngan124

Xe lăn
Biển số
OF-168239
Ngày cấp bằng
23/11/12
Số km
11,793
Động cơ
418,200 Mã lực
Các cụ cứ thần thánh hóa lên, tiếng anh là ngôn ngữ chính thì nó học như vậy là bình thường, sách tiếng việt và toán lớp 1 của F1 nhà em cũng chả thua gì, khác mỗi cái của nó viết bằng tiếng anh của nhà mình viêt bằng tiếng việt
dạ, e tưởng ý cụ chủ : Mẫu giáo nó ko được học đọc/viết. Lớp 1 bụp phát vào bài luôn
Chứ e thấy ở Việt mình mẫu giáo đang có bảng chữ cái, lớp 1 đang học đánh vần rồi thanh sắc chứ chưa bụp phát vào bài đọc viết, chính tả nữa là bày tỏ cảm xúc ngay được cơ ah
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top