Mấy thằng chó này mà viện dẫn nghị định thì em sẽ ném thẳng ngay tập nghị định 34 vào mặt trong trường hợp này. Xe em lúc nào cũng có
Thực ra cái quy chế đó là chỉ đạo của BGT cho bộ phận quản lý khai thác đường 5 triển khai thực hiện. Với người tham gia giao thông chỉ cần tuân thủ các quy tắc giao thông trong Luật và hệ thống báo hiệu đưường bộ. Quy chế mà không triển khai đúng Luật thì cũng bỏ sọt rác, cái đó chỉ mang ra đập vào mẹt mấy chú xxx khi các chú ấy lôi nó ra hù mình thôi (hù mồm chứ các chú có thuộc đâu), cứ không có biển phân làn thì chả có cơ sở nào để phạt cả.Cụ chủ còn run quá, chưa nắm rõ luật và "qui luật để chém xxx", nhà cháu xin góp ý thêm qui luật đó là: không cấm là ta cứ đi cụ nhé!
Tiện thể nhà cháu hỏi thêm các cụ vụ qui định về đường 5: Trong văn bản ấy nó nói là làn 2 và 3 chỉ dành cho xe con và xe vượt nhau, tức là xe tải không được đi vào --> nhưng cháu thấy 2 cái vô lí:
1. Vạch kẻ là vạch đứt --> Xe tải phải đi được
2. Không có biển cấm xe tải ở làn 2, 3 --> Đi được nốt.
Vậy là cái văn bản sử dụng đường 5 kia vô lý đúng không các cụ nhỉ?
Cụ đi nhiều thế mà đọc biển sai bét nhè. Đính chính với cụ đương trên cao duy nhất ở Hà Nội này không phân làn cho từng loại xe và cũng không quy định tốc độ cho từng làn, các loại xe được phép đi trên đường này đều bình đẳng và đều phải tuân chỉ tốc độ tối đa 80, tối thiểu 60, trời mưa 60. Chứ không phải làn trong 60, làn ngoài 80 đâu cụ nhé.Ngày nào em cũng qua đường dẫn cầu thanh trì này. Em xin xác nhận là đi cả 2 phía đều có biển báo hiệu đường cao tốc. Làn gần giải phân cách đc đi 80, làn trong được đi 60, trời mưa thì 60 tất.
Có nhiều cụ hiểu sai biển báo nên mới bị tình trạng 50/50 với xxx. Em cứ chiến đến cùng.Cụ đi nhiều thế mà đọc biển sai bét nhè. Đính chính với cụ đương trên cao duy nhất ở Hà Nội này không phân làn cho từng loại xe và cũng không quy định tốc độ cho từng làn, các loại xe được phép đi trên đường này đều bình đẳng và đều phải tuân chỉ tốc độ tối đa 80, tối thiểu 60, trời mưa 60. Chứ không phải làn trong 60, làn ngoài 80 đâu cụ nhé.
1. Cụ lưu ý phần em bôi đậm: không có mục nào nói người tham gia giao thông chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.Gửi cụ cái này tham khảo:
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
********CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********Số: 31/1999/QĐ-BGTVTHà Nội, ngày 02 tháng 1 năm 1999QUYẾT ĐỊNHCỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 31/1999/QĐ-BGTVT NGÀY 2 THÁNG 01 NĂM 1999 BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, KHAI THÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC LỘ 5Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông ngày 2/12/1994;BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 22-CP ngày 22/03/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu bộ máy Bộ Giao Thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
Để quản lý, khai thác có hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình quốc lộ 5;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải;
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng đảm bảo an toàn giao thông quốc lộ 5".QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Các ông: Chánh văn phòng bộ, Cục Trưởng Cục đường bộ Việt Nam, Vụ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan khác thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Lê Ngọc Hoàn(Đã ký)
QUY CHẾChương 1QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC LỘ 5
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/1999/QĐ-BGTVT ngày 2 tháng 01 năm 1999 của Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Điều 1. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác quốc lộ 5 sau khi tuyến đường được cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn cơ bản của đường cấp 1 cho mọi đối tượng tham gia giao thông, các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị có liên quan và nhân dân ven đường thực hiện nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình.QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 2. Các từ ngữ dùng trong Quy chế này được hiểu như sau:
1. "Làn xe" là phạm vi giới hạn giữa hai vạch sơn liền hoặc đứt khúc mà phương tiện được phép đi theo hướng quy định. Đối với đường có từ hai làn xe trở lên cho một chiều thì làn phía bên phải theo hướng xe chạy là làn số 1, các làn bên cạnh tiếp theo là làn số 2, làn số 3.
2. "Giải phân cách giữa" là giải được xây bó vỉa và trồng cây để phân cách giữa hai chiều đi và về.
3. "Giải phân cách giữa làn xe cơ giới với làn xe thô sơ, người đi bộ" là giải được vạch bằng sơn, bằng hàng rào tôn lượn sóng hoặc bằng trụ bê tông ống thép để phân cách giữa phần đường cho xe cơ giớí với phần đường cho xe thô sơ và người đi bộ.
4. "Đường ngang" là đường có giao cắt với quốc lộ 5.
Điều 3. Tất cả các phương tiện đi trên đường ngang vào quốc lộ 5 đều phải nhường quyền ưu tiên cho phương tiện đi trên quốc lộ 5 (trừ các xe được quyền ưu tiên quy định tại Điều 42 - Điều lệ TTATGT đường bộ và TTATGT đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ ).
Điều 4. Hành lang bảo vệ quốc lộ 5 được quy định cụ thể như sau:
1. Phạm vi hành lang bảo vệ: theo quy định tại Nghị định số 203/HĐBT ngày 21/12/1982: Tính từ chân mái đường trở ra hai bên, mỗi bên 20m.
2. Phạm vi hành lang đã giải toả và đền bù: tính từ chân mái đường trở ra hai bên, mỗi bên 7m.
3. Phạm vi hành lang bảo vệ đối với đoạn quốc lộ 5 qua đô thị: Là vỉa hè theo quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương nơi tuyến đường đi qua có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát mọi tổ chức, cá nhân nói tại Điều 1 Quy chế này trong việc bảo vệ công trình và đảm bảo an toàn giao thông quốc lộ 5 theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định.
Chương 2
Điều 6. Quy định sử dụng làn xe cơ giới.QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG
1. Làn xe cơ giới chỉ dành cho các loại xe có động cơ hoạt động.
2. Tất cả các loại xe chạy trên đường chỉ được chạy trên làn xe quy định (giữa hai vạch sơn phân làn), không được để bánh xe chạy đè dọc lên vạch sơn phân làn trừ trường hợp vượt hoặc rẽ.
3. Tất cả các loại xe tải, xe ca, xe chở container, xe cần trục, xe chuyên dụng và các loại xe chạy với tốc độ chậm như xe máy, xe lam... chỉ được đi vào làn bên phải của hưóng đi (làn số 1), không được đi sang làn số 2 hoặc làn số 3 trừ trường hợp vượt.
4. Làn xe số 2 và làn số 3 chỉ giành cho xe con và để cho xe vượt nhau.
5. Nghiêm cấm các loại xe thô sơ, xe đạp, người đi bộ, xe súc vật kéo, trâu bò đi vào phần đường dành cho xe cơ giới; chỉ được vượt qua đường dành cho xe cơ giới tại những nơi có đường ngang hoặc có mở giải phân cách theo quy định, nhưng phải chú ý quan sát, tuân thủ theo biển báo hiệu.
6. Khi xe cơ giới chạy trên đường bị hư hỏng thì người điều khiển phương tiện phải tìm biện pháp ngay lập tức đưa xe vào sát mép đường và phải có tín hiệu xe đỗ để đảm bảo lưu thông trên đường và sau đó phải nhanh chóng đưa xe ra khỏi làn xe cơ giới.
..........
Chi tiết hơn: http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-31-1999-QD-BGTVT-Quy-che-quan-ly-su-dung-khai-thac-dam-bao-an-toan-giao-thong-quoc-lo-5-vb45172t17.aspx
Mình không sai,chả bao giờ phải cám ơn bọn nhợn này. Mình cám ơn nó hóa ra nó là người ban ơn cho mình ah.Hôm trước có việc đi trên đường cầu Thanh Trì, hướng từ Nội Bài đi
--------------------------------1
--------------------------------2
--------------------------------3
Hình trên là các làn đường, em đi ở làn 2,3. Đang đi tốc tộ khoảng 40km/h, nhìn phía trước thấy 1 xe cảnh sát giao thông và khoảng 4 đồng chí đang tác nghiệp bên lề đường. 1 chú đang xử lý 1 xe Lancer, 1 chú thấy xe em chạy ra dơ gậy, tuýt còi.
Em xi nhan vào lề đường dừng xe, mở cửa bước xuống, đồng chí CSGT giơ tay chào em và yêu cầu kiểm tra giấy tờ:
Em: Đồng chí cho biết tôi bị lỗi gì?
CS: Anh đưa giấy tờ tôi kiểm tra
Em: Thì đồng chí cứ thông báo cho tôi biết, tôi bị lỗi gì. Tôi khẳng định tôi không đi sai làn, không sai tốc độ, xe của tôi giấy tờ đầy đủ.
CS: Anh có lỗi chúng tôi mới dừng xe, đề nghị anh cho kiểm tra giấy tờ.
...... xyz một lúc
Em: Thôi được, tôi khẳng định không vi phạm
Sau đó vào xe lấy giấy tờ xe đưa cho đồng chí CS.
Sau khi cầm được giấy tờ, kiểm tra thấy đầy đủ đồng chí CS bắt đầu nói:
CS: Anh đi sai làn, làn bên phải dành cho xe khách và xe tải, làn bên trái (sát với giải phân cách) là làn danh cho xe du lịch, xe con.
Em: Đồng chí cho hỏi có biển báo phân làn không ? tôi khẳng định từ lúc bắt đầu lên cầu tôi không nhìn thấy biển phân làn, tôi là người tham gia giao thôi, tôi chỉ tuân thủ đúng các biển báo, tín hiệu giao thông, vạch. Nhà tôi ở ngày đường vành đai III, quê tôi ở Bắc Ninh (thật sự thì có quê ở đó đâu ) suốt ngày đi đi về về vv và vv........
CS: Theo quy định (nghị định 34 hay 31 gì đó, em chả nhớ) đường cao tốc mặc định là làn bên phải dành cho xe khách và xe tải, làn bên trái là du lịch và xe con.
Quả này khoai, em cũng đếch biết là nghị định nội dung có cái gì he he.
Em: Tôi không biết, tôi ra đường chỉ chấp hành theo các biển báo, tín hiệu giao thông. Thế tôi hỏi anh, trường hợp 1 người nước ngoài vào đi trên đường này, họ làm sao biết được cái nghị định của anh, họ chỉ đi theo các biển báo, hiệu lệnh vv... thì anh xử phạt họ thế nào ?
CS: Nghị định không phải của tôi, mà của nhà nước. Giờ tôi lập biên bản anh có quyền ghi đúng ý kiến của anh là đi đúng làn đường.
Thật sự lúc này hơi cơ mơ run, nó mà lập biên bản cái là lằng văn nhằng.
Em: Lúc đi cùng làn này có 1 chiếc SANTAFE và 1 Gentra, tại sao đồng chí không bắt họ mà lại bắt tôi ?
CS: tôi chả nhìn thấy xe nào đi trước xe của anh cả.
Em: Tôi khẳng định có 2 xe đó đi trước tôi chính vì họ đi trước mà tôi đi theo.
CS: Lực lượng của chúng tôi mỏng, trong thành phố có hàng triệu xe làm sao trường hợp nào chúng tôi cũng bắt được, trường hợp nào bị bắt thì phải chấp hành.
Đúng lúc đó em nhìn thấy mấy xe con đi đúng cái làn em bị bắt, em chỉ luôn vào bảo
Em: Đấy đồng chí xem các trường hợp như kia thì phải bắt chứ.
abc xyz một lúc đồng chí CS chán quá.
CS: Lần này tôi nhắc nhở anh, anh đi như vậy là sai làn rồi.
Em thấy đồng chí có vẻ chán lắm rồi.
Em: Thôi được rồi, tôi nghĩ tôi không đi sai làn, đồng chí cho tôi xin giấy tờ.
Đồng chí CS đưa cho em còn cố một câu: lần sau nhớ đi đúng làn đường đấy.
Em: Vâng, cám ơn đồng chí.
Tếch về xe, gấu, F1, bà của F1 thắc mắc sao ra gặp CS mà không cầm ví theo, không thấy cầm điện thoại luôn.
Sorry các cụ vì lúc đó cũng hơi lo nên chả chụp được cái ảnh nào.
Bài học: Nếu không rõ ràng thì cứ cãi bằng được, nếu sai thì nộp xèng.
Thêm tí: Nhà em đi 2 xe, lúc đi em đi trước, sau khi giải quyết xong vụ CS gọi điện cho ông em thông báo em sắp đến cầu Thanh Trì và dặn nhớ đi vào làn bên trái nhé. Nó đã thông báo em đang ở đường 5 rồi đi qua thấy có chú xe đỏ bị bắt không nghĩ là xe nhà em .