Vậy theo tài liệu này thì địa danh " Giao Thủy" ( làng Keo) mà cụ
itnd nhắc tới ở trên nằm ở phía thượng nguồn sông Hồng so với làng Hành Thiện, chứ không phải là " Giao Thủy" ( được bồi đắp dần) phía hạ lưu so với làng Hành Thiện.
Xin chào bác, hình như bác là người sống ở vùng Xuân Thủy? Mấy năm trrước có thớt về Nam Định em cũng đọc nhiều bài của bác trong thớt đó. Truyền thuyết về cái tên cửa " Ba Lạt" ( xưa ) rất logic với nội dung bác nói ở trên , hồi nhỏ em nghe các cụ ở khu phố huyện ( bây giờ là thị trấn Ngô Đồng , mà bãi Ngô Đồng hồi đó là chỗ con sông Sò - mà bác có nhắc ở bài- nối vào sông Hồng , chỗ có cái cống to ấy, cống cũng tên là Ngô Đồng thì phải) kể rằng cửa Ba Lạt hồi xưa rất nhỏ chỉ cách đất Thái Bình một cái cầu nhỏ buộc bằng ít lạt tre nên gọi là cửa "Ba Lạt".
Theo các cụ vùng dưới đó kể rằng khoảng thế kỷ đầu thế kỷ 16, Trà Lũ Đông , Lạc Nghiệp ở hữu ngạn sông Nhị Hà, làng Hoành Nha ở tả ngạn sông Nhị Hà ( 2 làng này hiện ở 2 bên con sông Sò - ranh giới giữa 2 huyện Xuân Trường và Giao Thủy). Cửa Ba Lạt lúc đó chắc ở khoảng thị trấn Ngô Đồng hiện nay. Và trận lụt lịch sử làm thay đổi dòng chảy của sông Hồng như cụ nói là trận lụt năm 1787 gọi là " Phá Hội Ba Lạt"