[ATGT] E đọc được thông tin này không biết các cụ đã biết chưa?

tuanzs

Xe lăn
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
10,151
Động cơ
1,225,191 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Em tha về cho các cụ dễ đọc nhé


Cảnh sát 'hóa trang' không có quyền dừng xe người đi đường
"CSGT mặc thường phục chỉ là giám sát, phát hiện vi phạm sau đó thông báo cho cảnh sát khác có thẩm quyền để xử lý, chứ không có quyền được dừng xe và xử lý vi phạm", luật sư Thúy Hằng tư vấn.
> Làm sao nhận biết cảnh sát mặc thường phục?
Hiện nay, quy định về việc cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm sát được mặc thường phục (hóa trang) được quy định tại Thông tư số 27/2009/TT-BCA ngày 6/5/2009 (sau đây viết tắt là Thông tư).
Thông tư không được quy định cụ thể, rõ ràng nên khi thực hiện nhiều trường hợp đã hiểu sai và áp dụng không đúng tinh thần quy định dẫn đến trường hợp cảnh sát giao thông hóa trang vượt quá quyền hạn của mình, gây những bất bình không đáng có trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Theo quy định của Thông tư thì đối tượng áp dụng của Thông tư này là “sĩ quan, hạ sĩ quan thuộc lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là cán bộ, chiến sỹ) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông ....”.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào lực lượng cảnh sát giao thông cũng được phép “hóa trang”. Khoản 2, Mục IV, Thông tư quy định, việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được thực hiện trong các trường hợp cụ thể như sau: “Khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được bố trí một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trong tổ tuần tra, kiểm soát để hóa trang (mặc thường phục) để giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên phạm vi tuyến, địa bàn phân công. Việc bố trí cán bộ, chiến sĩ hóa trang được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khi cần bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phải có phương án, kế hoạch được Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.
b) Để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp; phải có phương án, kế hoạch được Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên phê duyệt”.
Như vậy, việc cảnh sát giao thông được mặc thường phục chỉ được thực hiện trong một số trường hợp cụ thể và phải kết hợp với tuần tra, kiểm soát công khai (kết hợp với cảnh sát giao thông mặc sắc phục đúng theo quy định) chứ không hoạt động độc lập, riêng lẻ.
Đồng thời theo quy định trên thì nhiệm vụ của cảnh sát mặc thường phục chỉ là giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hành vi vi phạm. Do đó phải được hiểu quyền hạn của cảnh sát giao thông mặc thường phục chỉ là giám sát, phát hiện hành vi vi phạm sau đó thông báo cho cảnh sát khác có thẩm quyền để xử lý theo quy định chứ người cảnh sát mặc thường phục không có thẩm quyền được dừng xe và xử lý vi phạm. (Đây chính là thể hiện việc đấu tranh ngăn chặn hành vi vi phạm, việc kết hợp tuần tra, kiểm soát công khai với hóa trang, phối hợp giữa cảnh sát giao thông mặc thường phục với cảnh sát giao thông mặc sắc phục).
Như vậy, chỉ lực lượng cảnh sát giao thông công khai mới được dừng xe, xử lý vi phạm theo các quy định chúng tôi đã nêu.
Do đó khi bạn thấy người mặc thường phục yêu cầu dừng xe thì về nguyên tắc bạn không buộc phải thực hiện nghĩa các nghĩa vụ dừng xe như trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bình thường theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nếu bạn bị người mặc thường phục xưng danh là CSGT đang “hóa trang” thực hiện nhiệm vụ chặn lại thì có thể yêu cầu cho xem chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân để xác định thông tin. Đồng thời, nếu thấy biểu hiện nghi vấn, có thể yêu cầu được về cơ quan công an hoặc chính quyền nơi gần nhất để làm rõ và giải quyết.
Luật sư Trần Thị Thúy Hằng
Công ty Luật Đại Việt
Số 335 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
7,091
Động cơ
1,057,709 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Cái cần thiết nhất là làm trong sạch lực lượng Công An nói chung và CSGT nói riêng.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
3,197
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Kụ chủ thớt là đại lười !!!!!!!!
 

Vuvit

Xe tăng
Biển số
OF-50214
Ngày cấp bằng
5/11/09
Số km
1,075
Động cơ
467,100 Mã lực
Cái cần thiết nhất là làm trong sạch lực lượng Công An nói chung và CSGT nói riêng.
Trong sạch lý thuyết thôi còn thực tế với lý thuyết là khoảng cách từ mặt trăng đến mặt trời cụ ợ
 

pipilazi

Xe tăng
Biển số
OF-49807
Ngày cấp bằng
30/10/09
Số km
1,339
Động cơ
469,822 Mã lực
Nơi ở
OF Hà Nam
Theo em thì cái thông tư này dùng để bắn tốc độ là nhiều nhất
 

mr.coi

Xe hơi
Biển số
OF-18489
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
167
Động cơ
506,170 Mã lực
Em nghĩ có thể làm trong nhg ko thể làm sạch đc đâu :o)
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,674
Động cơ
911,173 Mã lực
Em tha về cho các cụ dễ đọc nhé

Cảnh sát 'hóa trang' không có quyền dừng xe người đi đường
"CSGT mặc thường phục chỉ là giám sát, phát hiện vi phạm sau đó thông báo cho cảnh sát khác có thẩm quyền để xử lý, chứ không có quyền được dừng xe và xử lý vi phạm", luật sư Thúy Hằng tư vấn.
> Làm sao nhận biết cảnh sát mặc thường phục?
Hiện nay, quy định về việc cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm sát được mặc thường phục (hóa trang) được quy định tại Thông tư số 27/2009/TT-BCA ngày 6/5/2009 (sau đây viết tắt là Thông tư).
Thông tư không được quy định cụ thể, rõ ràng nên khi thực hiện nhiều trường hợp đã hiểu sai và áp dụng không đúng tinh thần quy định dẫn đến trường hợp cảnh sát giao thông hóa trang vượt quá quyền hạn của mình, gây những bất bình không đáng có trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Theo quy định của Thông tư thì đối tượng áp dụng của Thông tư này là “sĩ quan, hạ sĩ quan thuộc lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là cán bộ, chiến sỹ) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông ....”.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào lực lượng cảnh sát giao thông cũng được phép “hóa trang”. Khoản 2, Mục IV, Thông tư quy định, việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được thực hiện trong các trường hợp cụ thể như sau: “Khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được bố trí một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trong tổ tuần tra, kiểm soát để hóa trang (mặc thường phục) để giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên phạm vi tuyến, địa bàn phân công. Việc bố trí cán bộ, chiến sĩ hóa trang được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khi cần bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phải có phương án, kế hoạch được Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.
b) Để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp; phải có phương án, kế hoạch được Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên phê duyệt”.
Như vậy, việc cảnh sát giao thông được mặc thường phục chỉ được thực hiện trong một số trường hợp cụ thể và phải kết hợp với tuần tra, kiểm soát công khai (kết hợp với cảnh sát giao thông mặc sắc phục đúng theo quy định) chứ không hoạt động độc lập, riêng lẻ.
Đồng thời theo quy định trên thì nhiệm vụ của cảnh sát mặc thường phục chỉ là giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hành vi vi phạm. Do đó phải được hiểu quyền hạn của cảnh sát giao thông mặc thường phục chỉ là giám sát, phát hiện hành vi vi phạm sau đó thông báo cho cảnh sát khác có thẩm quyền để xử lý theo quy định chứ người cảnh sát mặc thường phục không có thẩm quyền được dừng xe và xử lý vi phạm. (Đây chính là thể hiện việc đấu tranh ngăn chặn hành vi vi phạm, việc kết hợp tuần tra, kiểm soát công khai với hóa trang, phối hợp giữa cảnh sát giao thông mặc thường phục với cảnh sát giao thông mặc sắc phục).
Như vậy, chỉ lực lượng cảnh sát giao thông công khai mới được dừng xe, xử lý vi phạm theo các quy định chúng tôi đã nêu.
Do đó khi bạn thấy người mặc thường phục yêu cầu dừng xe thì về nguyên tắc bạn không buộc phải thực hiện nghĩa các nghĩa vụ dừng xe như trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bình thường theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nếu bạn bị người mặc thường phục xưng danh là CSGT đang “hóa trang” thực hiện nhiệm vụ chặn lại thì có thể yêu cầu cho xem chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân để xác định thông tin. Đồng thời, nếu thấy biểu hiện nghi vấn, có thể yêu cầu được về cơ quan công an hoặc chính quyền nơi gần nhất để làm rõ và giải quyết.
Luật sư Trần Thị Thúy Hằng
Công ty Luật Đại Việt

Số 335 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Phần trích của bà luật sư Hằng kể trên em cũng không thấy có chỗ nào cấm CSGT mặc thường phục được dừng xe và xử lý vi phạm cả. Người lái xe có quyền không dừng xe khi người ra hiệu dừng xe không có phù hiệu gì chứng tỏ họ là CSGT thôi. Chứ đã dừng xe, đứng trước mặt họ, họ đưa được thẻ ra thì em chẳng thấy có cái gì cấm họ thực thi n/v cả!
 
Chỉnh sửa cuối:

m323

Xe tải
Biển số
OF-1132
Ngày cấp bằng
4/8/06
Số km
244
Động cơ
577,740 Mã lực
Tuổi
53
cái này là áp dụng được cho anh xxx đóng giả xe ôm dựa cột điện bắn tốc độ trong ảnh của cụ nào post lên hôm nọ đấy các cụ nhở, về lý thuyết là bác ấy và cả tổ công tác đó phải có quyết định của cấp trên cho vụ đó !!
 

mr.ken_no1

Xe container
Biển số
OF-53142
Ngày cấp bằng
18/12/09
Số km
8,254
Động cơ
526,850 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói, hê hê
Nói chúng là nhà cháu vẫn chưa hiểu hết được vấn đề. Kụ nào thông thái, am hiểu, kinh nghiệm vào "chốt" lại 1 cách rõ ràng để mọi ofer đều biết với.
 

tomahocch

Xe tải
Biển số
OF-70807
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
412
Động cơ
431,920 Mã lực
cái này là áp dụng được cho anh xxx đóng giả xe ôm dựa cột điện bắn tốc độ trong ảnh của cụ nào post lên hôm nọ đấy các cụ nhở, về lý thuyết là bác ấy và cả tổ công tác đó phải có quyết định của cấp trên cho vụ đó !!
e thấy không hóa trang thành anh nông dân để bắn tốc độ như dit thì làm sao bắn dược tốc độ các cụ nhỉ?:Dcác cụ ma nhìn thấy dit bắn tốc độ thì e đảm bảo cụ nào vi phạm tốc độ la cho xe quay đầu ngay;))
 

mai.thanh10

Xe container
Biển số
OF-69839
Ngày cấp bằng
4/8/10
Số km
6,690
Động cơ
481,513 Mã lực
Nơi ở
Bãi trông xe
Cái cần thiết nhất là làm trong sạch lực lượng Công An nói chung và CSGT nói riêng.
Làm thế nào để làm trong sạch lực lượng CSGT Hà nội nói riêng? Ko biết anh Nhanh có làm nhanh đc ko nhỉ??? Hay là ae OF dưa góp tiền mời anh Nhanh vào Đà nẵng "tập huấn" vài bữa
 

mr_hieu1

Xe điện
Biển số
OF-23777
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
2,033
Động cơ
513,360 Mã lực
Nơi ở
THÁI NGUYÊN sờty
Ôi giời , giờ có thằng nào mà lạng lách đánh võng có khi CSGT mặc thường phục đi luyện tập đuổi bắt tội phạm cũng nên
 

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
7,813
Động cơ
634,939 Mã lực
Nơi ở
3801
Cái cần thiết nhất là làm trong sạch lực lượng Công An nói chung và CSGT nói riêng.
Cái này chỉ đúng nếu toàn dân nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông và pháp luật Việt Nam nói chung.
Còn đâu với tình hình ý thức của dân ta hiện nay thì thôi chấp nhận đi.
Nếu đi đứng nghiêm chỉnh thì chả có công an nào sờ vào cả, ô tô thì em chưa lái ở Việt Nam nhiều chứ xe máy thì kể từ ngày em đi xe đến giờ ( hơn 10 năm ) chưa lần nào em bị công an hỏi thăm cả.
 

++Bear++

Xe hơi
Biển số
OF-56269
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
124
Động cơ
448,956 Mã lực
Nói chúng là nhà cháu vẫn chưa hiểu hết được vấn đề. Kụ nào thông thái, am hiểu, kinh nghiệm vào "chốt" lại 1 cách rõ ràng để mọi ofer đều biết với.
Cảnh sát giao thông mặc thường phục bắn người vi phạm?

Liên quan đến vụ nữ sinh bị bắn ở thành phố Thái Nguyên, nhiều nguồn tin xác nhận vụ việc có liên quan đến hai cảnh sát giao thông thuộc Đội Cảnh sát giao thông thành phố Thái Nguyên.


Hai cảnh sát giao thông bị nghi vấn trên là thiếu úy T.Đ.H. và thượng sĩ N.N.H. Người nhà của thiếu úy Đ.H. đã đến bệnh viện thăm nạn nhân và xin lỗi gia đình.

Theo thông tin ban đầu, tối xảy ra sự việc, thiếu úy Đ.H. và thượng sĩ N.H. (mặc thường phục) làm nhiệm vụ tuần tra bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phát hiện anh Nguyễn Tuấn Hùng điều khiển xe máy chở chị Hoàng Thị Trà đều không đội mũ bảo hiểm. Hai viên cảnh sát giao thông này lập tức truy đuổi và đã nổ súng chỉ thiên làm chị Trà trúng đạn.

Theo Thông tư 27/2009/TT, Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ được mặc thường phục để tuần tra, kiểm soát phát hiện ra các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, những cảnh sát giao thông mặc thường phục không có thẩm quyền xử phạt mà chỉ làm nhiệm vụ phát hiện, sau đó phối hợp với lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai để ra quyết định xử phạt


Cụ hiểu rồi chứ ạ???
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top