Nguyên lý hoạt động của nó được mô phỏng như sau:
Hệ kết cấu chịu lực của toà cao ốc Taipei 101 gồm một hệ lõi bê tông cốt thép chạy suốt từ móng lên đến mái và các hệ dầm dàn thép ở các tầng sàn. Những nhà thiết kế kết cấu của công trình này tin tưởng rằng việc họ sử dụng hệ kết cấu lõi cứng bê tông cốt thép như vậy sẽ đảm bảo cho công trình không những chịu được các lực do gió và động đất gây ra mà còn chịu được cả tác dụng của máy bay đâm vào toà nhà như trường hợp của toà tháp đôi World Trade Center (WTC) Towers ở New York hồi tháng 9 năm 2001.
Để giảm bớt rung động do tác dụng của gió bão và động đất gây ra ở các tầng trên cùng thì một hệ thống giảm chấn bằng con lắc bê tông khối lớn (tuned mass damper system) nặmg 882 tấn đã được treo ở tầng thứ 88. Hệ thống giảm chấn này có xu hướng dịch chuyển ngược với hướng dao động của hệ kết cấu nhà thông qua những hệ thống lò xo (spring) và hệ thống giảm chấn bằng dầu nhớt (viscous damper) có dạng thanh giằng liên kết giữa khối bê tông lớn và kết cấu của toà nhà.
Có thể nói hệ thống giảm chấn tuned mass damper đã và đang được sử dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả khá cao để nhằm giảm bớt rung động do gió bão... gây ra, không chỉ đối với những toà cao ốc có độ mảnh cao mà cả những cây cầu có nhịp lớn. Đối với toà nhà cao nhất Nhật Bản (Landmark Tower) mà được hoàn thành vào năm 1993 thì hai hệ thống tuned mass damper systems cũng đã được sử dụng và được điều khiển tự động bởi hệ thông máy tính.
Vào hồi tháng 3.2003 khi toà cao ốc Taipei 101 đang trong quá trình xây dựng ở độ cao 200 m thì gặp phải một sự cố bất ngờ. Một trận động đất với M6.8 (Richter scale) đã xảy ra và làm rơi xuống đất cả một chiếc cần cẩu tháp đặt ở trên đỉnh (khi đó là độ cao 200 m). Nhiều người đứng ở dưới đất lúc đó đã chạy toán loạn. Nhưng thật không may, 5 người đã bỏ mạng tại đó và cần cẩu thì bị gãy tan tành nằm ở trên mặt đất. Toà nhà chỉ bị hư hỏng nhẹ ở tầng trên cùng.