Đây ạ:
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nha-khoa-hoc-duc-khuyen-khong-dung-xi-bet-3222715.html?commentid=11780911
Nhà khoa học Đức khuyên không dùng xí bệt
Giulia Enders, nhà vi sinh học người Đức tuyên bố người dân phương Tây ngồi xí bệt đi đại tiện là sai lầm, cách đúng là ngồi xổm.
Nhà khoa học Đức khuyên không nên ngồi xí bệt đi đại tiện. Ảnh: Metro
Trong cuốn sách Charming Bowels (Hãy đối xử tốt với đường ruột) đang gây xôn xao ở Đức, Enders cho rằng đường tiêu hóa là "cố vấn quan trọng nhất của bộ não", ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần cũng như sức khỏe tiêu hóa. Do đó, chúng ta cần phải đại tiện đúng cách. Enders đang làm tiến sĩ y khoa về vi sinh học ở Frankfurt, Đức.
Ngồi xí bệt đi đại tiện là cách sai, khiến quá trình này kéo dài hơn, Enders giải thích. Nó khiến nhiều người phương Tây mắc bệnh trĩ hoặc viêm ruột thừa nhiều hơn người châu Á.
"Trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người ngồi xổm đi đại tiện, họ hầu như không mắc bệnh viêm ruột thừa hoặc trĩ," The Guardian dẫn lời Enders.
"Ngồi xổm là tư thế tự nhiên từ xa xưa, giảm áp lực cho hậu môn của chúng ta," Enders nói. Khi chúng ta ngồi thẳng hoặc đứng, trực tràng không mở ra hoàn toàn, mà giống như một ống bị thắt nút. Do đó, hậu môn chịu áp lực khiến phân trong ruột không được xả sạch hoàn toàn. Cách đại tiện đúng là ngồi xổm.
Ngồi xổm khiến đầu gối áp sát vào thân trên, giảm áp lực lên hậu môn, giúp đại tiện dễ dàng hơn. Ảnh: Metro
Joseph Mercola, bác sĩ người Mỹ từng nói, "Theo bản năng, trẻ sơ sinh đi đại tiện theo tư thế ngồi xổm, phần lớn dân số trên thế giới cũng vậy. Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào, người phương Tây bị thuyết phục rằng ngồi xí bệt văn minh hơn."
'Tuy nhiên, ngồi xổm là tư thế tự nhiên lâu nay, ép sát đầu gối với thân trên hơn, thay đổi khoảng cách giữa đường ruột và cơ hậu môn, tối ưu hóa chúng trong quá trình đại tiện."
Theo Enders, bộ máy tiêu hóa là phần ít được để ý nhất trong cơ thể. Do đó, cô chọn nghiên cứu đề tài này. Enders cho biết, con người có cơ thắt ngoài hậu môn và trong hậu môn.
Chúng ta có thể kiểm soát cơ ngoài hậu môn, nhưng cơ trong hậu môn hoạt động một cách vô thức. Nó đáp ứng với những kích thích bên trong và đưa ra quyết định khi nào nên đánh rắm hoặc đại tiện.
Nếu đang ở nơi công cộng, nhiều người thường ngại đi đại trung tiện dẫn đến bỏ qua những tín hiệu này nhiều lần, và cuối cùng cơ trong hậu môn bị ảnh hưởng và mắc bệnh táo bón, Enders nói.
6d800cf3-94ae-4354-9b1a-18d1cb-7279-9130