Hì, em vẽ ra sơ đồ này để cụ Nam Đế thấy. Ở VN máy bay đi đâu thì chỉ bay 1 mạch và đáp ở điểm đến tận cùng của chuyến bay vì nước nhỏ đoạn nào cũng ngắn. Nước Mỹ là 1 đại lục có 50 nước nhỏ và rất nhiều điểm đến, cũng như điểm xuất.
Vé nội địa ở VN gọi là vé non-stop. Ở đây có vé non-stop và vé 1 hay 2 stops, là vé phải qua phi trường trung chuyển như chuyến em đi cận ngày lễ lớn. Vé loại này rẻ và dồi dào hơn, vì các hãng máy bay đáp nhiều nơi và không muốn đến các phi trường giữa đường không nhiều khách, dư ghế phải bay không.
Có 2 loại chuyến bay phải ghé trung chuyển, 1 là loại hình trên, ghé 1 nơi trung chuyển TC, thả và bốc khách rồi đi tiếp đến điểm chót. Nếu tại TC nhiều người xuống và ít hoac ko có người lên thì lỗ.
Hai là loại hình dưới, thường hơn. Mình cũng mua vé đi từ A đến B mà ko có hoac vé non stop mắc tiền hơn. Mình mua vé rẻ thì từ A đến B mình phải xuống tàu ở TC và chờ lấy tàu khác đi B (hành lý đã dán nhãn và đổi tàu với mình) Chuyến máy bay (màu xanh) mình đi là đi ké, chổ đến của nó là Z, mình phải xuống ở TC. Tương tự như vậy chuyến máy bay màu đen đi từ X đến B, có ai mua vé đi X-Z thì nhảy xuống và lên đường bay màu xanh đi Z.
Cái lợi của lối này là phi trương TC (ít khách, thành phố nhỏ) được phục vụ có tàu đi đến- người đi B hay Z, hay các chuyến nngơc lại thì A hay X.
Bây giờ cụ nghĩ thêm, không phải chỉ 2 chuyến bay màu xanh và đen,
mà cả chục chuyến đến phi trường TC, thả ít người và bốc ít người, phối hợp với nhau bằng máy tính computer để chuyễn giao, trao đổi hành khách đi các thành phố lớn, là phục phục đuoc nhu cầu rất đa dạng của hành khách. Em đi Viêt Nam là trung chuyển ở Đài Loan hay Tokyo hay Seoul cũng y như vậy, đoạn đến SGN hay HAN đều có người VN từ các thành phố đó lên tàu về theo.