Em nghĩ ,thứ nhất, cụ đi nhiều rồi nên trở thành bình thường. Thứ hai, Hang Táu đã phổ biến đến mức có cả dịch vụ xe ôm, thuê ngựa ... thì làm gì còn "đặc trưng". Bãi cỏ chỗ cụ chủ chụp ảnh khá giống với Bãi Tình ở Thông Nông - Cao Bằng, đều ngập nước vào mùa mưa (có khi đến vài m). Cụ có đến Bãi Tình (hoang vắng hơn) thì cũng khó thấy được "đặc trưng" lắm vì không phải cứ người dân tộc là hiếu khách. Muốn thấy đặc trưng của họ thì tốt nhất là xin ngủ lại hoặc có quen biết với cỡ cán bộ thôn trở lên (nhất là đoàn thanh niên). Thứ ba, đi miền núi tốt nhất nên đi vào dịp đặc biệt (thu hoạch, lễ, tết.. của người dân vùng đó), chứ bình thường họ vất vả lắm, làm gì có hứng thú mà thể hiện đặc trưng.Không có nhiều những đặc trưng của bản Ng Mông, Mận Đào... cũng không thấy ...
Em đi khá nhiều vùng cao, vừa Nậm Nghiệp tháng trước.
Ví dụ người H'Mông thuộc diện rất "xa cách". Họ ăn Tết trước người Kinh khoảng 1 tháng. Cho nên, đến các vùng người Mông thì nên đi tầm cuối tháng 11 âm lịch, lúc chợ của họ tấp nập nhất. Sau đó thì đến cuối tháng 12 âm lịch là lúc họ vui chơi hăng nhất.
Vùng NGọc Chiến - Sơn La cụ đi cũng chỉ có 3 đặc sản chính là Trà, Sơn Tra và gạo nếp. Bà con thích tự sướng, cứ nhè mùa hoa sơn tra nở thì nên đó cũng chỉ tự sướng với nhau thôi. Có đi thì đi vào mùa thu hoạch 1 trong 3 đặc sản trên.
Chỉnh sửa cuối: