Chỉ cần tham khảo 2 con số: của dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) này.
2013: Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng hơn 4.765 tỷ đồng, từ nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và nguồn vốn huy động hợp tác khác.
2018: Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Tổng vốn đầu tư là hơn 9.400 tỷ đồng,
Đây có gọi là "đội vốn" không ạ?
Thần thánh hóa DN tư nhân hay chê bai quá đều ko nên.
Người Việt có 1 tính cách thú vị: dễ bị thần tượng và không quen lật đi lật lại vấn đề, nhìn 1 sự việc hay 1 đối tượng ở nhiều chiều.
Nhìn ra được quan hệ lợi ích và chi phí, đấy chính là thể hiện tinh thần làm chủ của công dân: các anh có "nghĩa vụ" phải xây cho chúng tôi đường, vì chính các anh kiếm tiền từ con đường ấy.
Các anh "giải phóng" ùn tắc tuyến đường ấy, vì chính các anh cắm mấy chục nghìn căn hộ vào 2 đầu con đường ấy.
Các anh hứa xây xong vào năm 2016, nhưng dù đã bán sạch nhà 2 đầu đường (để làm vốn xây đường) mà 2019 vẫn còn chưa xong.
Và tổng vốn cũng tăng > gấp đôi (từ 4500 tỷ lên 9400 tỷ). Đồng nghĩa là nhà nước, đại diện cho các công dân, phải trả gấp đôi số đất "đền" cho việc chủ ĐT "ứng tiền".
Còn so sánh với 1 tuyến đường do ngoại bang đầu tư, cũng nên biết rõ hơn mô hình huy động khác nhau giữa 2 bên. Đường sắt hay đường gì mà làm bằng vốn vay, thì bên cho vay càng làm lâu, càng hưởng lợi (vừa ăn lãi nhiều, vừa hưởng cả tiền đền cho nhà thầu bị chậm tiến độ). Bên đi vay mà ko "tỉnh đòn" thì dễ bị dụ vào bẫy mật ngọt.
Minh bạch thông tin, là 1 cách để không "mờ mắt" trước ai cả.