- Biển số
- OF-105948
- Ngày cấp bằng
- 16/7/11
- Số km
- 334
- Động cơ
- 397,290 Mã lực
Đường ngang lưu thông một chiều nối hai nhánh phía đông và phía tây đường Phạm Hùng tại chân cầu vượt Mai Dịch - http://diendan.nguoihanoi.net/viewtopic.php?t=11767&sid=b24def4b05c3f5d8eaed04ffa1c37ff3
Đường Xuân Thủy thuộc QL32 là trục giao thông quan trọng nối với cửa ô Cầu Giấy vào trung tâm Hà Nội. Hiện nay trên đường này mật độ phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm quá đông, đặc biệt sau ngày khai trường học sinh đi học trở lại. Đường này có nhiều điểm giao cắt với các đường Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng, Phan Văn Trường, Nguyễn Phong Sắc – Trần Thái Tông…, các điểm dừng đỗ của nhiều tuyến xe buýt, nhiều điểm giao cắt trực thông với các đường ngang dành cho người đi bộ, nơi mật độ rất cao sinh viên các trường đại học Quốc gia, đại học Sư phạm 1, học viện Báo chí và Tuyên truyền, học sinh trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành, Dịch Vọng, công nhân xây dựng các tòa nhà cao tầng tại nút giao Hồ Tùng Mậu – Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng… qua lại.
Trong khi đó đường Duy Tân, đường Tôn Thất Thuyết đều là các đường lớn gần đó song song với đường Xuân Thủy mật độ phương tiện giao thông rất ít.
(Xem bản đồ giao thông khu vực này:
http://wikimapia.org/#lat=21.0315549&lon=105.7817317&z=15&l=38&m=m)
Để giảm lưu lượng xe cộ và tránh ùn tắc cho đường Xuân Thủy, cần phải tận dụng các đường Duy Tân, Tôn Thất Thuyết, tạo điều kiện để xe cộ (ít ra là xe máy) đi vào các đường này bằng cách đặt biển hai chiều cho xe máy tại đường ngang nối hai nhánh của đường Phạm Hùng tại chân cầu vượt Mai Dịch, thay vì biển một chiều chỉ cho phép lưu thông từ chiều phía đông sang chiều phía tây như hiện hữu.
Trước đây tại khu vực này ngoài đường ngang này còn một đường ngang nữa gần ngã tư Phạm Hùng – Tôn Thất Thuyết. Khi đó đường ngang gần ngã ba Phạm Hùng – Duy Tân cho phép các phương tiện đi một chiều từ đông sang tây, còn đường ngang gần ngã tư Phạm Hùng – Tôn Thất Thuyết cho phép các phương tiện đi một chiều theo hướng ngược lại - từ tây sang đông. Cách bố trí hai đường ngang nối hai chiều phía đông và phía tây như thế là hợp lý, góp phần giải tỏa bớt ắc tắc cho đường Xuân Thủy và đường Phạm Hùng.
Khi gói thầu cầu cạn từ Mai Dịch đến Trung Hòa (thuộc dự án đường cao tốc vành đai 3) khởi công 3-2011, đoạn đường ngang gần ngã tư Phạm Hùng – Tôn Thất Thuyết được bịt lại để làm mặt bằng công trường thi công. Từ đó, các phương tiện trên đường Phạm Hùng lưu thông theo hướng về phía Trung Hòa muốn di chuyển vào các đường Duy Tân, Tôn Thất Thuyết thì phải chạy lên tận chỗ quay xe khác qua bến xe Mỹ Đình, cách chỗ cần quay xe này khoảng 1km. Tính cho cả hai lượt đi và về thì phương tiện phải chạy 2km trong tình trạng ùn tắc suốt quãng đường từ bến xe Mỹ Đình. Các phương tiện lưu thông theo kiểu này ở trong tình trạng tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa, mất thời gian, tốn tiền mà lại vô ích.
Bởi vậy, để giảm lưu lượng xe cộ và tránh ùn tắc cho đường Xuân Thủy vào giờ cao điểm, sở GTCC cần phải hướng dẫn và tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông thuận tiện như tình trạng trước khi thi công cầu cạn từ Mai Dịch đến Trung Hòa, mở trả lại đường ngang gần ngã tư Phạm Hùng – Tôn Thất Thuyết.
Trường hợp không thể do phương án thi công cầu cạn thì như đã nói trên - đường ngang một chiều nối hai nhánh phía đông và phía tây đường Phạm Hùng tại chân cầu vượt Mai Dịch, gần ngã ba Phạm Hùng – Duy Tân cần đổi thành đường hai chiều cho xe máy, xe đạp (giữ nguyên một chiều cho ô tô vì đường này quá hẹp).
Đường Xuân Thủy thuộc QL32 là trục giao thông quan trọng nối với cửa ô Cầu Giấy vào trung tâm Hà Nội. Hiện nay trên đường này mật độ phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm quá đông, đặc biệt sau ngày khai trường học sinh đi học trở lại. Đường này có nhiều điểm giao cắt với các đường Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng, Phan Văn Trường, Nguyễn Phong Sắc – Trần Thái Tông…, các điểm dừng đỗ của nhiều tuyến xe buýt, nhiều điểm giao cắt trực thông với các đường ngang dành cho người đi bộ, nơi mật độ rất cao sinh viên các trường đại học Quốc gia, đại học Sư phạm 1, học viện Báo chí và Tuyên truyền, học sinh trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành, Dịch Vọng, công nhân xây dựng các tòa nhà cao tầng tại nút giao Hồ Tùng Mậu – Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng… qua lại.
Trong khi đó đường Duy Tân, đường Tôn Thất Thuyết đều là các đường lớn gần đó song song với đường Xuân Thủy mật độ phương tiện giao thông rất ít.
(Xem bản đồ giao thông khu vực này:
http://wikimapia.org/#lat=21.0315549&lon=105.7817317&z=15&l=38&m=m)
Để giảm lưu lượng xe cộ và tránh ùn tắc cho đường Xuân Thủy, cần phải tận dụng các đường Duy Tân, Tôn Thất Thuyết, tạo điều kiện để xe cộ (ít ra là xe máy) đi vào các đường này bằng cách đặt biển hai chiều cho xe máy tại đường ngang nối hai nhánh của đường Phạm Hùng tại chân cầu vượt Mai Dịch, thay vì biển một chiều chỉ cho phép lưu thông từ chiều phía đông sang chiều phía tây như hiện hữu.
Trước đây tại khu vực này ngoài đường ngang này còn một đường ngang nữa gần ngã tư Phạm Hùng – Tôn Thất Thuyết. Khi đó đường ngang gần ngã ba Phạm Hùng – Duy Tân cho phép các phương tiện đi một chiều từ đông sang tây, còn đường ngang gần ngã tư Phạm Hùng – Tôn Thất Thuyết cho phép các phương tiện đi một chiều theo hướng ngược lại - từ tây sang đông. Cách bố trí hai đường ngang nối hai chiều phía đông và phía tây như thế là hợp lý, góp phần giải tỏa bớt ắc tắc cho đường Xuân Thủy và đường Phạm Hùng.
Khi gói thầu cầu cạn từ Mai Dịch đến Trung Hòa (thuộc dự án đường cao tốc vành đai 3) khởi công 3-2011, đoạn đường ngang gần ngã tư Phạm Hùng – Tôn Thất Thuyết được bịt lại để làm mặt bằng công trường thi công. Từ đó, các phương tiện trên đường Phạm Hùng lưu thông theo hướng về phía Trung Hòa muốn di chuyển vào các đường Duy Tân, Tôn Thất Thuyết thì phải chạy lên tận chỗ quay xe khác qua bến xe Mỹ Đình, cách chỗ cần quay xe này khoảng 1km. Tính cho cả hai lượt đi và về thì phương tiện phải chạy 2km trong tình trạng ùn tắc suốt quãng đường từ bến xe Mỹ Đình. Các phương tiện lưu thông theo kiểu này ở trong tình trạng tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa, mất thời gian, tốn tiền mà lại vô ích.
Bởi vậy, để giảm lưu lượng xe cộ và tránh ùn tắc cho đường Xuân Thủy vào giờ cao điểm, sở GTCC cần phải hướng dẫn và tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông thuận tiện như tình trạng trước khi thi công cầu cạn từ Mai Dịch đến Trung Hòa, mở trả lại đường ngang gần ngã tư Phạm Hùng – Tôn Thất Thuyết.
Trường hợp không thể do phương án thi công cầu cạn thì như đã nói trên - đường ngang một chiều nối hai nhánh phía đông và phía tây đường Phạm Hùng tại chân cầu vượt Mai Dịch, gần ngã ba Phạm Hùng – Duy Tân cần đổi thành đường hai chiều cho xe máy, xe đạp (giữ nguyên một chiều cho ô tô vì đường này quá hẹp).