[Thảo luận] Đường gom ở đại lộ Thăng Long

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,931
Động cơ
876,332 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Ngoài đó làm hầm chui chính là đốt tiền rồi

Làm cầu chí phí tầm 3/4 nếu địa chất và mặt bằng tốt. Chi phí vận hành và bảo trì tâm 1/10.
 

istvn

Xe máy
Biển số
OF-388757
Ngày cấp bằng
25/10/15
Số km
93
Động cơ
238,956 Mã lực
Tuổi
37
Mời các Cụ đọc ạ
Đại lộ Thăng Long - Lộ diện tham nhũng nghiêm trọng? 18/05/2011 Có lẽ do thời gian và nhiều lý do khác, Kết luận thanh tra số 3422 chưa làm rõ được đòi hỏi cơ bản nhất của nhân dân, của dư luận là với số đất, số tiền Nhà nước đã cấp cho VINACONEX để thực hiện dự án này, Nhà nước và nhân dân đã mất bao nhiêu tiền, VINACONEX đã thu lãi bao nhiêu tiền mà bài báo “Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc thiếu hay thừa tiền” đã phân tích kỹ và đã đưa ra những con số rất cụ thể.
Tuy nhiên Kết luận thanh tra số 3422 cũng đã đưa ra nhiều cứ liệu khẳng định Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc có nhiều sai trái, bất cập, ẩn chứa nhiều tiêu cực tham nhũng.
Hàng loạt những sai trái
Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc (nay là Đại lộ Thăng Long) qua Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã phát lộ hàng loạt những sai trái.
Tổng mức đầu tư của dự án theo Quyết định phê duyệt số 2013/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 11-7-2003 là 3.733 tỷ 207 triệu đồng. Bốn năm sau, ngày 11-10-2007, Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 3072/QĐ-BGTVT điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 7.527 tỷ 251 triệu đồng, tăng hơn 100%! Căn cứ nào để Bộ Giao thông vận tải tăng mức đầu tư lên hơn 100% khi thiết kế kỹ thuật của con đường không có điều chỉnh lớn, trong khi giá vật tư thiết bị xây dựng cầu đường trong thời gian điều chỉnh tăng chưa đầy 20%. Đây là một câu hỏi lớn chưa được làm rõ.
Mặc dầu tổng mức đầu tư đã tăng lên hơn 2 lần, nhưng trong quá trình thi công đường Láng - Hòa Lạc, chủ đầu tư VINACONEX đã tung ra nhiều chiêu để bớt xén vật tư thiết bị nhằm hạ giá thành công trình. Cụ thể, theo Quyết định số 2013/QĐ-BGTVT ngày 11-7-2003, thì chiều rộng nền đường tối thiểu là 140m. Thực tế hiện nay khi con đường đã khánh thành, chiều rộng chỉ còn 134m, thiếu 6m so với thiết kế đã được duyệt. Nếu tính trung bình đường Láng - Hòa Lạc có chiều rộng nền đường 140m với tổng mức đầu tư là 7.527 tỷ 251 triệu đồng, chỉ riêng việc thu hẹp chiều rộng nền đường 6m, nhà đầu tư VINACONEX đã chiếm của Nhà nước 300 tỷ đồng.
Ngoài việc chiếm 300 tỷ đồng do rút bớt chiều rộng mặt đường, Kết luận thanh tra cũng đã chỉ ra nhiều khoản nhỏ hơn từ 1 tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng mà chủ đầu tư VINACONEX đã kiếm được dễ dàng trong quá trình thi công do gian lận về giá cả, khối lượng.
Kết luận của Thanh tra viết: “Việc tính toán giá trị khối lượng của 16/121 hạng mục công trình trong tổng mức đầu tư điều chỉnh so với bản vẽ thiết kế thi công được duyệt có sự sai khác (tăng và giảm) với tổng giá trị tuyệt đối là 187,79 tỷ đồng, từ đó đã làm tăng sai tổng mức đầu tư là 33,801 tỷ đồng. Tính toán hệ số chuyển đổi đất chưa đúng định mức quy định, áp dụng hệ số khấu hao, tỷ lệ phụ gia định mức đắp đất, “từ nón, sau mố, đường đầu cầu” bằng thủ công không đúng định mức, đơn giá quy định và phải tận dụng đất cao cấp làm tăng sai tổng mức đầu tư 44,451 tỷ đồng. Áp dụng đơn giá không đúng quy định đối với một số hạng mục xây lắp (đắp đất, giếng cát) làm tăng sai tổng mức đầu tư 16,374 tỷ đồng. Tính toán khối lượng đất thừa vận chuyển ra ngoài dự án không chính xác, làm tăng tổng mức đầu tư 39,571 tỷ đồng”.
Về chất lượng công trình và những bất cập trong thiết kế kỹ thuật một số hạng mục công trình, Kết luận của Thanh tra đặc biệt chú ý đến hệ thống đường gom và hầm chui đường sắt. Việc thiết kế hạng mục hầm chui đường sắt là vị trí thấp, trũng so với các khu vực lân cận, trước đây thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập úng vào mùa mưa. Việc thay đổi phương án từ cầu vượt sang hầm chui mới đáp ứng tiêu chí về mỹ quan, chưa chứng minh được tính tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, chưa được thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư về việc thay đổi thiết kế theo quy định tại các Điều 6, 8, 10 - Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27-6-2003 của Bộ Xây dựng. Theo đó làm tổng chi phí xây lắp tăng hơn 174 tỷ đồng, đã và sẽ phát sinh các chi phí khác liên quan sau khi dự án được đưa vào khai thác sử dụng như: hệ thống thoát nước, chi phí quản lý khai thác và duy tu, bảo trì.
Về việc thay đổi thiết kế từ cầu vượt sang hầm chui qua đường sắt, trong kỳ họp Quốc hội gần đây, một đại biểu Quốc hội đã chất vấn chủ đầu tư - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng: Phải chăng việc thay đổi này nhằm phục vụ lợi ích của Khu du lịch sinh thái Thiên đường Bảo Sơn? Việc đó thực hư thế nào chỉ có Bảo Sơn, một số vị lãnh đạo chủ đầu tư - Bộ Giao thông vận tải, một số vị lãnh đạo nhà đầu tư - VINACONEX mới biết rõ, còn những bất cập về tiện ích, chất lượng công trình của hầm chui đường sắt hiện nay ai đi qua cũng đều thấy rõ.
Thì ra tiền của Nhà nước, công trình quốc gia có khi chỉ vì lợi ích của một nhóm người nào đó mà những người có chức quyền có thể sử dụng, tùy tiện thay đổi như thế nào cũng được.
Bao nhiêu tiền, bao nhiêu đất cho Đại lộ Thăng Long?
Tất cả các văn bản của Chính phủ, của các bộ, ngành liên quan đều quyết định dùng quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình này. Và việc lấy 1.840 tỷ 163 triệu đồng từ vốn ngân sách T.Ư cấp cho dự án theo Quyết định số 3072/QĐ-BGTVT ngày 11-10-2007 của Bộ Giao thông vận tải là đúng hay sai? Báo Công an nhân dân ngày 28-5-2009, tác giả Khánh Chi viết: “Chính phủ vừa bổ sung gần 4.000 tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ đường Láng - Hòa Lạc”. Một số tiền khổng lồ như vậy, một việc hệ trọng như vậy chẳng lẽ Báo Công an nhân dân lại đưa tin sai chăng? Nếu không sai thì việc Chính phủ cấp thêm cho VINACONEX gần 4.000 tỷ đồng liệu có đúng không? Chủ đầu tư VINACONEX đã nhận được số tiền này chưa? Điều này chưa thấy Kết luận thanh tra làm rõ?
Điều mà chúng ta có thể làm rõ là: Nhà đầu tư VINACONEX đã nhận được bao nhiêu đất? Với số đất đó để tạo vốn thực hiện dự án, VINACONEX thiếu hay thừa tiền?
Ngày 17-12-2003, Chính phủ có Quyết định số 1726/CP-NN, Điểm 2 quyết định này viết: “Ủy quyền UBND tỉnh Hà Tây và UBND TP Hà Nội ra Quyết định thu hồi và tạm giao cho Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam 568 ha đất (trong đó tỉnh Hà Tây là 427 ha, TP Hà Nội là 141 ha)”.
Không biết UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Hà Tây (cũ) thực hiện Quyết định số 1726/CP-NN của Thủ tướng Chính phủ đến đâu. Chỉ biết theo Kết luận thanh tra, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) mới giao cho VINACONEX 264,2 ha (là khu đô thị mới Bắc An Khánh hiện nay). Ngoài ra UBND tỉnh Hà Tây (cũ) còn thu hồi của dân 764,8 ha, trong đó khu Nam An Khánh 202,6 ha, giao cho Công ty Sông Đà, khu đô thị Quốc Oai 244,7 ha, các khu Liên Quan, Sơn Đồng, Dương Cốc 300 ha.
Với khu Bắc An Khánh 264,2 ha, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao cho VINACONEX, họ tính giá là 1.472 tỷ 231 triệu đồng. Có lẽ vì thế mà VINACONEX luôn luôn kêu thiếu tiền để Chính phủ cấp thêm cho họ 4.000 tỷ đồng?
Năm 2010, trên các phương tiện thông tin đại chúng, VINACONEX quảng cáo rầm rộ bán đất nền biệt thự khu đô thị mới Bắc An Khánh với giá 2.200 USD/1m2 và nghe đâu họ đã bán hết. Chúng ta thử làm một phép tính đơn giản, để xem với 264,2 ha đất ở khu đô thị mới Bắc An Khánh để tạo vốn thực hiện dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc VINACONEX lời lỗ bao nhiêu? Ở khu đô thị mới Bắc An Khánh nhà đầu tư chỉ cần sử dụng 50% quỹ đất (132,1 ha) để làm đất nền biệt thự bán cho khách hàng với giá 2.200 USD/1m2, lấy tỷ giá trung bình USD/VNĐ là 1USD = 20.000 đồng Việt Nam thì tổng số tiền họ thu được (từ bán 132 ha đất không dưới 57.080 tỷ đồng. Một con số khủng khiếp!
Thật đau xót khi công thổ quốc gia bị phung phí vô tội vạ như vậy. Thật đau xót cho những người dân bị mất ruộng vườn để làm giàu cho một nhóm người nào đó. Dư luận mong rằng những nhà chức trách có quyền ra những quyết định dùng quỹ đất để tạo vốn xây dựng công trình hãy ngàn lần thận trọng để bảo vệ, gìn giữ quyền lợi của nhân dân, của đất nước. Và nên chăng, Nhà nước cần có cơ chế mới thích hợp hơn trong chủ trương đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, để làm sao lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, của nhà đầu tư được hài hòa, không như lâu nay chủ trương này mới chỉ làm giàu cho các nhà đầu tư biết chạy dự án.

Tất cả vì 2 chữ NHIỆM KỲ các cụ à. Mà thôi không bàn đến chính trị, đụng chạm nhiều cụ trên này.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Hôm nay em mới đi ra đại lộ Thăng Long phía đường gom thì thấy thế này:
-Có cái biển vuông chỉ dẫn đó là đường 2 chiều phải o các cụ,một bên ghi chiều ngược lại cho xe máy,xe đạp còn một bên cho oto và xe máy đi xuôi.
-Gần thiên đường BẢO SƠN tự dưng lại làm hầm chui đường sắt tốn kém quá sao o làm cầu vượt nhỉ.
Các cụ cho ý kiến với ạ.
- Ý nghĩa của cái biển thì đúng như vậy. Nhưng biển đó không đúng QC
- Tại sao lại là hầm thì em k biết
 

hailua_xeom

Xe hơi
Biển số
OF-376116
Ngày cấp bằng
2/8/15
Số km
101
Động cơ
247,798 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chắc vì mục đích chính trị. Hoặc làm mất cảnh quan ngắm thiên đường Bảo Sơn.
 

kid912144vn

Xe máy
Biển số
OF-197599
Ngày cấp bằng
6/6/13
Số km
99
Động cơ
326,490 Mã lực
Hôm nay em mới đi ra đại lộ Thăng Long phía đường gom thì thấy thế này:
-Có cái biển vuông chỉ dẫn đó là đường 2 chiều phải o các cụ,một bên ghi chiều ngược lại cho xe máy,xe đạp còn một bên cho oto và xe máy đi xuôi.
-Gần thiên đường BẢO SƠN tự dưng lại làm hầm chui đường sắt tốn kém quá sao o làm cầu vượt nhỉ.
Các cụ cho ý kiến với ạ.
e có ý kiến là em ko có ý kiến gì
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top