Dừng xe giữa dốc dùng côn

toCurT36

Xe đạp
Biển số
OF-143043
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
25
Động cơ
363,650 Mã lực
Thông thường khi bò lên dốc đông, để dừng xe e hay phanh chân + cắt côn, khi bò ngay là lại depart (không dùng phanh tay). E xin hỏi các cụ dày dạn kinh nghiệm cách dừng xe khi bò lên dốc, chỉ dùng côn không dùng chân giữa vợ 2.
 

volume

Xe tăng
Biển số
OF-135280
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
1,190
Động cơ
381,135 Mã lực
Cái cụ đang hỏi chính là món Đề pa giữa dốc còn gì, cụ nào lấy bằng mà chả phải học. Theo em phanh tay hoặc phanh chân tùy điều kiện cụ thể
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,198
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Thông thường khi bò lên dốc đông, để dừng xe e hay phanh chân + cắt côn, khi bò ngay là lại depart (không dùng phanh tay). E xin hỏi các cụ dày dạn kinh nghiệm cách dừng xe khi bò lên dốc, chỉ dùng côn không dùng chân giữa vợ 2.

Vài bữa là đi thay côn :D :D em dừng xe giữa dốc cũng không dùng phanh tay, bò lên dốc cầu Chương Dương từ đường Nguyễn Văn Cừ buổi sáng dừng độ 20 lần không dùng phanh tay ... nhưng mà không phải dùng côn . . . em dùng phanh chân, khi nào Depart nhả phanh chân sang đạp ga ngay
 

Kysidemtrang

Xe buýt
Biển số
OF-129428
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
581
Động cơ
366,628 Mã lực
nhà cháu 0 tán thành với kiểu dùng côn để giữ xe trên dốc khi mà phải dừng lâu
+ khi côn ăn tức là mô men ở máy đựoc truyền đến bánh chủ động, kéo (hoặc đẩy) xe đi. như vậy khi cụ dừng xe trên dốc mà đỡ côn để không tụt tức là cụ giữ sao cho cái sức kéo(đẩy) đấy đúng bằng trọng lực kéo tụt cụ xuống ở dốc. về lý thuyết thì lực này thoải mái để giữ xe. nhưng câu hỏi là: "việc gì phải làm thế?"
+ khi đi học lái xe ai cũng phải học đỡ côn đề pa trên dốc (tùy th mà chỉ cần đỡ côn, ví dụ như đoàn xe tiến rất chậm nhưng 0 lúc nào dừng hẳn, tùy th mà phải côn phanh, hay lúc nào lên dốc tắc lâu thì ra số kéo phanh tay ngồi nghỉ chó nó nhàn)

nhà cháu suy nghĩ đơn giản, vẫn là câu hỏi: "tại sao phải làm thế cho nó mệt + mòn?"
 

toCurT36

Xe đạp
Biển số
OF-143043
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
25
Động cơ
363,650 Mã lực
Vài bữa là đi thay côn :D :D em dừng xe giữa dốc cũng không dùng phanh tay, bò lên dốc cầu Chương Dương từ đường Nguyễn Văn Cừ buổi sáng dừng độ 20 lần không dùng phanh tay ... nhưng mà không phải dùng côn . . . em dùng phanh chân, khi nào Depart nhả phanh chân sang đạp ga ngay
Cụ dùng phanh chân nhưng vẫn phải đỡ côn. Cái bài dùng côn để phanh là hồi xưa học lái ông thầy đố bò lên dốc mà chỉ phanh bằng côn. Đường bằng thì em làm được. Lên dốc thì chịu, cứ phanh chân + cắt côn cho lành. Nhỡ hnao tay chân bủn rủn, đỡ côn nới côn lệch 1 tí, vợ 2 tụt dốc thì xe sau hôn mít bỏ mie.8-x
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,198
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Cụ dùng phanh chân nhưng vẫn phải đỡ côn.
Không hề cần đỡ côn tí nào cụ nhé

- Khi dừng xe: đạp cắt côn trường đồng thời nhấc chân phải khỏi ga và đạp phanh (thao tác đi sau một tí tẹo)
- Khi đang đỗ côn cắt hoàn toàn, chân phải đạp phanh chân
- Khi muốn chạy thì nhấc nhanh chân phải sang bên chân ga, đạp ga và gần như lập tức nhả côn thực hiện Depart như thường (thực ra động tác này phải khéo một tí, không nhấc hẳn chân khỏi phanh mà chỉ xoay cái mũi chân sang đạp ga, gần như là ga xuống đến đâu phanh ra đến đó)

Thao tác hệt như ở đường bằng nhưng rất nhanh, xe chưa kịp lùi đáng kểm, mới gọi là nhúc nhíc thôi, đó là em chạy xe nặng 2 tấn chứ cái loại từ Sedan xuống Morning thì dễ như ăn kẹo, không bao giờ cần dùng phanh tay cũng như đỡ côn, chạy được như thế này đảm bảo trên 120,000km chưa phải thay lá côn
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không hề cần đỡ côn tí nào cụ nhé

- Khi dừng xe: đạp cắt côn trường đồng thời nhấc chân phải khỏi ga và đạp phanh (thao tác đi sau một tí tẹo)
- Khi đang đỗ côn cắt hoàn toàn, chân phải đạp phanh chân
- Khi muốn chạy thì nhấc nhanh chân phải sang bên chân ga, đạp ga và gần như lập tức nhả côn thực hiện Depart như thường (thực ra động tác này phải khéo một tí, không nhấc hẳn chân khỏi phanh mà chỉ xoay cái mũi chân sang đạp ga, gần như là ga xuống đến đâu phanh ra đến đó)

Thao tác hệt như ở đường bằng nhưng rất nhanh, xe chưa kịp lùi đáng kểm, mới gọi là nhúc nhíc thôi, đó là em chạy xe nặng 2 tấn chứ cái loại từ Sedan xuống Morning thì dễ như ăn kẹo, không bao giờ cần dùng phanh tay cũng như đỡ côn, chạy được như thế này đảm bảo trên 120,000km chưa phải thay lá côn
Mấy ông lái xe chin nghịp ở cơ quan em toàn thay lá côn sau khi đã chạy tầm > 20 vạn đó cụ Vòi à, không bít mấy ông đó có chạy theo cách của cụ không.
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,198
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Mấy ông lái xe chin nghịp ở cơ quan em toàn thay lá côn sau khi đã chạy tầm > 20 vạn đó cụ Vòi à, không bít mấy ông đó có chạy theo cách của cụ không.
còn nhiều yếu tố khác dẫn đến thay lá côn chứ :D như mình đi thì thích khởi hành nhanh nó cũng ăn tốn côn, lái xe chuyên nghiệp đi lại từ tốn nó phải bền hơn, tuy nhiên tác phong chuẩn của lái xe số MT là đã đạp côn phải dứt khoát, khi chạy bình thường nhấc chẩn khỏi chân côn hoàn toàn, tuyệt đối không dùng côn để làm cái chức năng mà nó vốn không được thiết kế để làm ví dụ như đầu đề của bài này: Dùng côn đỡ xe thay phanh hoặc cho "xoa côn" để lấy trớn do lười ngại về số thấp . . . trên OF đã từng đầy người kêu chạy có 40,000km thay côn :D
 

baccucai

Xe tải
Biển số
OF-92761
Ngày cấp bằng
23/4/11
Số km
269
Động cơ
406,295 Mã lực
em thấy cụ nào nói cũng có chỗ đúng, chỉ khác nhau cách dùng từ Cắt côn - Đạp côn thôi, ngày nào em cũng được thực hành món này ở dốc Bác Cổ và dốc Đào Tấn, đương đông, dốc, toàn dừng giữa chừng. Em cũng toàn làm theo cách đạp côn, phanh chân, về số 1 (nếu đợi lâu thì về mo, kéo phanh tay bỏ hết chân côn, ngồi đợi đến khi nào gần đi), khi nào đi thì nhả dần chân côn, chuyển chân phanh sang chân ga.
Đường HN lúc tắc đường phải nhích từng tí một thì cũng phải làm theo thao tác này thôi.
 

volume

Xe tăng
Biển số
OF-135280
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
1,190
Động cơ
381,135 Mã lực
Không hề cần đỡ côn tí nào cụ nhé

- Khi dừng xe: đạp cắt côn trường đồng thời nhấc chân phải khỏi ga và đạp phanh (thao tác đi sau một tí tẹo)
- Khi đang đỗ côn cắt hoàn toàn, chân phải đạp phanh chân
- Khi muốn chạy thì nhấc nhanh chân phải sang bên chân ga, đạp ga và gần như lập tức nhả côn thực hiện Depart như thường (thực ra động tác này phải khéo một tí, không nhấc hẳn chân khỏi phanh mà chỉ xoay cái mũi chân sang đạp ga, gần như là ga xuống đến đâu phanh ra đến đó)

Thao tác hệt như ở đường bằng nhưng rất nhanh, xe chưa kịp lùi đáng kểm, mới gọi là nhúc nhíc thôi, đó là em chạy xe nặng 2 tấn chứ cái loại từ Sedan xuống Morning thì dễ như ăn kẹo, không bao giờ cần dùng phanh tay cũng như đỡ côn, chạy được như thế này đảm bảo trên 120,000km chưa phải thay lá côn
Như vậy nó có bị rồ ga lên không hả cụ vòi ??
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
còn nhiều yếu tố khác dẫn đến thay lá côn chứ :D như mình đi thì thích khởi hành nhanh nó cũng ăn tốn côn, lái xe chuyên nghiệp đi lại từ tốn nó phải bền hơn, tuy nhiên tác phong chuẩn của lái xe số MT là đã đạp côn phải dứt khoát, khi chạy bình thường nhấc chẩn khỏi chân côn hoàn toàn, tuyệt đối không dùng côn để làm cái chức năng mà nó vốn không được thiết kế để làm ví dụ như đầu đề của bài này: Dùng côn đỡ xe thay phanh hoặc cho "xoa côn" để lấy trớn do lười ngại về số thấp . . . trên OF đã từng đầy người kêu chạy có 40,000km thay côn :D
Ý em là: 12 vạn chưa thay lá côn chưa là gì cả. Tất nhiên, trong OF này có 1 thớt em đọc, có cụ còn khoe bộ côn đi đúng 1 vạn, cháy khét lẹt ! Vê côn ba bữa thì vừa hỏng côn, lại vừa hỏng mũi nữa ạ.
 

ronie1407

Xe tải
Biển số
OF-132144
Ngày cấp bằng
24/2/12
Số km
440
Động cơ
376,822 Mã lực
em thấy cụ nào nói cũng có chỗ đúng, chỉ khác nhau cách dùng từ Cắt côn - Đạp côn thôi, ngày nào em cũng được thực hành món này ở dốc Bác Cổ và dốc Đào Tấn, đương đông, dốc, toàn dừng giữa chừng. Em cũng toàn làm theo cách đạp côn, phanh chân, về số 1 (nếu đợi lâu thì về mo, kéo phanh tay bỏ hết chân côn, ngồi đợi đến khi nào gần đi), khi nào đi thì nhả dần chân côn, chuyển chân phanh sang chân ga.
Đường HN lúc tắc đường phải nhích từng tí một thì cũng phải làm theo thao tác này thôi.
Em toàn làm kiểu của cụ này ... nói chung theo em các cụ nên hạn chế dùng "điểm bám côn" (ông thầy em trước dậy thế) - là điểm côn làm xe bắt đầu chuyển độn mà ko cần Ga ấy ... ở cái điểm này hao côn lắm ạ!
 

taychoiso1

Xe tải
Biển số
OF-95084
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
341
Động cơ
403,128 Mã lực
Nơi ở
Cầu = Giấy
Oài, không có điểm bám côn làm sao cụ cho xe chuyển động được ạ. Chỉ khi ra điểm bám côn rồi mà xe vẫn đứng yên thì cụ đệm thêm tí ga vào đồng thời ra tiếp tí côn để xe chuyển động. Thầy giáo dậy cụ "điểm bám côn, hoặc điểm tiếp ga" là chuẩn đấy cụ ạ.
 

ronie1407

Xe tải
Biển số
OF-132144
Ngày cấp bằng
24/2/12
Số km
440
Động cơ
376,822 Mã lực
Oài, không có điểm bám côn làm sao cụ cho xe chuyển động được ạ. Chỉ khi ra điểm bám côn rồi mà xe vẫn đứng yên thì cụ đệm thêm tí ga vào đồng thời ra tiếp tí côn để xe chuyển động. Thầy giáo dậy cụ "điểm bám côn, hoặc điểm tiếp ga" là chuẩn đấy cụ ạ.
Thì đúng mà cụ, nhưng nhiều người ở giữa dốc hay tận dụng điểm bám côn + phanh chân để xe đứng giữa dốc rồi dứ dứ đi ... nên em nói mấy vụ đó hơi xót côn ạ!
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,344
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Đi kiểu ấy hại côn lắm. Cứ đepa truyền thống cho lành !
 

29v507402

Xe đạp
Biển số
OF-196166
Ngày cấp bằng
29/5/13
Số km
42
Động cơ
326,820 Mã lực
Không hề cần đỡ côn tí nào cụ nhé

- Khi dừng xe: đạp cắt côn trường đồng thời nhấc chân phải khỏi ga và đạp phanh (thao tác đi sau một tí tẹo)
- Khi đang đỗ côn cắt hoàn toàn, chân phải đạp phanh chân
- Khi muốn chạy thì nhấc nhanh chân phải sang bên chân ga, đạp ga và gần như lập tức nhả côn thực hiện Depart như thường (thực ra động tác này phải khéo một tí, không nhấc hẳn chân khỏi phanh mà chỉ xoay cái mũi chân sang đạp ga, gần như là ga xuống đến đâu phanh ra đến đó)

Thao tác hệt như ở đường bằng nhưng rất nhanh, xe chưa kịp lùi đáng kểm, mới gọi là nhúc nhíc thôi, đó là em chạy xe nặng 2 tấn chứ cái loại từ Sedan xuống Morning thì dễ như ăn kẹo, không bao giờ cần dùng phanh tay cũng như đỡ côn, chạy được như thế này đảm bảo trên 120,000km chưa phải thay lá côn
đi như cụ có phải là mình chớm ga thì 1 nửa bàn chân vẫn bên phanh ko ạ, bữa e xem trên youtube có ông dạy đi thế cùng với bài chuyển số ko dùng côn.
Mà nhà cụ dừng xe đạp côn trc rồi mới phanh à, nhà cháu thì phanh nhẹ rồi mới cắt côn xe vẫn êm ko bị giật.
 

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
phanh rồi thì cắt côn hại cái gì ạ, em thấy phần lớn các xe đều có thể đèpa dốc 10 độ bằng các như cụ Voiz nói. dùng phanh tay ga to hơn nó còn tốn côn hơn.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
phanh rồi thì cắt côn hại cái gì ạ, em thấy phần lớn các xe đều có thể đèpa dốc 10 độ bằng các như cụ Voiz nói. dùng phanh tay ga to hơn nó còn tốn côn hơn.
Dừng giữa dốc lâu lâu một chút (ví dụ kẹt xe, chờ đèn đỏ), cứ dùng phanh tay thì có hại gì đâu, mà chân tay lại được nghỉ cho khỏe. Còn khi dừng đột ngột, chớp nhoáng thì mới cần dùng côn.
 

caydenkho

Xe máy
Biển số
OF-175309
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
99
Động cơ
341,690 Mã lực
Không hề cần đỡ côn tí nào cụ nhé

- Khi dừng xe: đạp cắt côn trường đồng thời nhấc chân phải khỏi ga và đạp phanh (thao tác đi sau một tí tẹo)
- Khi đang đỗ côn cắt hoàn toàn, chân phải đạp phanh chân
- Khi muốn chạy thì nhấc nhanh chân phải sang bên chân ga, đạp ga và gần như lập tức nhả côn thực hiện Depart như thường (thực ra động tác này phải khéo một tí, không nhấc hẳn chân khỏi phanh mà chỉ xoay cái mũi chân sang đạp ga, gần như là ga xuống đến đâu phanh ra đến đó)

Thao tác hệt như ở đường bằng nhưng rất nhanh, xe chưa kịp lùi đáng kểm, mới gọi là nhúc nhíc thôi, đó là em chạy xe nặng 2 tấn chứ cái loại từ Sedan xuống Morning thì dễ như ăn kẹo, không bao giờ cần dùng phanh tay cũng như đỡ côn, chạy được như thế này đảm bảo trên 120,000km chưa phải thay lá côn
- Khi dừng xe: đạp cắt côn ...... (chuẩn)
- Khi đang đỗ côn cắt hoàn toàn.......(chuẩn)
- Khi muốn chạy thì nhấc nhanh chân phải sang bên chân ga, đạp ga và gần như lập tức nhả côn......... Cái này cần chỉnh lại tí là: Khi muốn chạy thì bác hơi nhả côn ra một tí, bác cảm thấy tiếng máy đã có tải (lái mới cần để ý nhé) rồi mới chuyển chân phải từ phanh sang ga nhé (nếu không là cụ đằng sau dễ vỡ mồm lắm, hoặc không thì xe lùi, cụ giật mình đạp mạnh ga thì giống phim hành động lắm)
Cá nhân em luôn ủng hộ và luôn sử dụng phanh tay khi dừng ngang dốc. Vừa an toàn cho mình mà cụ đứng sau mình cũng đỡ đau tim
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top