Cuối tuần mời các cụ đọc mẩu truyện gọi hồn nhỏ nhỏ này nhé (trích từ truyện kể của bác Vũ Thế Khanh), link đầy đủ đây
http://truongsinhhocds.com/site/vi/news/Trao-doi-kinh-nghiem/Nguoi-Am-co-nhan-duoc-vang-ma-khong-437/
hiệm:
“Vào ngày 09 tháng 9 năm 2009, mới 8 giờ 15 phút, cả phòng giao lưu áp vong tại số 1 Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội đã náo nhiệt vì có một vị tướng quân đội về "nhập" vào cô cháu gái của mình. Cô này mới tốt nghiệp du học ở Úc về, ngày thường nói năng nhỏ nhẹ, vốn chưa biết thế giới tâm linh nên hôm nay muốn đến "thực mục sở thị". Gia đình vị tướng này đến giao lưu tương đối đông, cả con cháu có đến 10 người, trong đó có hai người con đã là sỹ quan cấp tá trong quân đội. Gia đình xin đề nghị cơ quan không để lộ tên của vị tướng này trên phương tiện thông tin đại chúng và đương nhiên ban khảo nghiệm hoàn toàn đồng ý.
Vị tướng này nhập vào cô cháu gái, cười ha hả, giọng nói rất to, trầm hùng, lại pha chút khôi hài của vị tướng quân quen "ăn to nói lớn" nơi chiến trận.
Anh con trai (quân hàm Thượng tá) hỏi:
- Con đốt tiền biếu cho ba, ba có nhận được không?
- Nhận được!
- Con đốt quần áo biếu cho ba, ba có nhận được không?
- Nhận được!
- Con đốt ô-tô biếu ba, ba có nhận được không?
- Ô-tô hả! Mi đốt cả 2 lần tau đều nhận được cả!
Cả gia đình mừng mừng tủi tủi vì không những được giao lưu trực tiếp với cha mình (tính tình giọng nói vẫn thế) mà ba còn nhận được quà biếu của con cháu nữa
Đột nhiên vị tướng chuyển sang giọng trang nghiêm và khôi hài:
- Nhưng mà bọn mi đã hại tau!
- Sao hả ba ?
- Khi nhận được ô-tô, khoái chí quá, tau đẩy ra đường chạy thử thì khởi động mãi mà máy không nổ!
- Hóa ra không có xăng (cả gia đình cười). Chềnh hềnh ra đường mãi, nên công an đến toét còi bắt nộp phạt vì "cản trở giao thông". Loay hoay và lóng ngóng mãi mà không đánh xe vào rìa đường được. Công an lại hỏi: "Xin cho kiểm tra bằng lái". Tau làm gì có bằng lái, thế là lại phải nộp phạt lần thứ 2 (cả gia đình lại cười). Chưa hết đâu, khi bọn mi gửi ô-tô lần thứ 2, tau chán quá chả thèm đi nhận, thì tháng sau tau lại nhận được một "trát" bắt nộp tiền "phạt phí lưu kho lưu bãi" (cả gia đình lại cười như nắc nẻ). Vị tướng quân nói tiếp:
- Như vậy vẫn còn may đấy, nếu tau mà đi từ Sài Gòn bằng chiếc ô-tô bọn mi biếu thì 3 ngày nữa chưa chắc ra được Hà Nội. Vậy thì hôm nay giao lưu làm sao được đây?
- Thế ba đi mây về gió à?
- Nhanh hơn cả đi mây về gió! Chỉ cần nghĩ về đâu là đến đó liền. Nhưng bọn mi có thực lòng biếu ô-tô cho tau không?
- Chúng con thật lòng mà ba!
- Chiếc ô-tô thứ 2 khá cầu kỳ, bọn mi mua 700 ngàn đồng ở Hàng Mã đúng không?
- Vâng! Sao ba biết tường tận như thế?
- Thì lúc đó tau đang đứng cạnh đó mà. Nếu bọn mi có lòng hiếu thảo, thì hãy mua cho tau một chiếc ô-tô thật, khoảng 700 triệu thôi mà.
- Nhưng ba có cần đi ô-tô của trần gian đâu?
- Thì tau tặng cho các đồng đội của tau trong Hội Cựu Chiến Binh, để họ chở nhau đi chơi, được không?
Mấy người con vò đầu gãi tai tỏ ra lúng túng,… Vị tướng quân lại cười ha hả và nói:
- Ô-tô thật sao không biếu, mà chỉ biếu ô-tô giấy 700 ngàn đồng thôi, lại còn cứ khấn "ba phù hộ cho con thăng chức ba nhé!”. Ô-tô giấy mà thay cho lòng hiếu thảo được à?
Vị tướng quân lại nói tiếp:
- Bọn mi khi đi may quân phục có đo không?
- Phải đo đến 3 lần chứ ba!
- Thế sao bọn mi mua quần áo mã mà chẳng đo gì cả, biết "người âm" gầy hay béo, cao hay thấp mà mua? Mặc không vừa thì vứt bãi rác à?
- Con nghĩ là sẽ có phép biến hóa mà ba!
- Đã có phép biến hóa thì cớ sao phải mua đồ giấy để đốt đi cho phí? Sao không mua đồ thật rồi đặt lên cúng, tau vẫn chứng nhận được mà, sau đó đem quần áo ấy tặng cho các đồng đội của tau, nói rằng "ba cháu gửi biếu các bác" thì có hơn không?
- Vâng chúng con xin làm theo lời ba!
- Lại còn cái vụ tiền mã nữa. Có 4 lý do mà không nên mua đồ mã: thứ nhất là các nguyên liệu làm tiền mã, đồ mã đều từ các thứ vật liệu dễ cháy, bẩn thỉu, tanh hôi. Thứ hai là khi gia công, đàn bà con gái, chó mèo nhảy qua nhảy lại còn gì là thanh tịnh. Thứ ba là: bọn mi đi lấy tiền ngân hàng, có đếm không? Đếm đến 3 lần ấy chứ. Nhưng khi đi mua tiền mã, có đứa nào đếm không? Chẳng bao giờ chứ gì! (cả gia đình sững sờ). Nhưng nếu có đếm thì chẳng bao giờ đủ đâu. Như vậy, trong tư duy của bọn làm tiền mã, hàng mã đã chứa đầy tư tưởng đại khái và giả dối rồi, sự giả dối và bất tịnh này đã tàng trữ trong đồ cúng. Thế mà lại nheo nhẻo khấn rằng "chúng con lòng thành dâng lên tịnh tài tịnh vật" hay sao? Thanh tịnh cái nỗi gì!? Thứ tư là: "thống đốc ngân hàng" của thế giới tâm linh đâu có cho phép lưu hành đồng tiền do các cõi giới khác in hộ? Đồng tiền phải có mệnh giá chứ, có thể chế nào mà lại chấp nhận cho hàng ngàn hàng vạn hãng in tiền không? Rồi ai cũng tự in thì tiền thì có giá trị gì không?... Vậy nên, nếu các con có cúng thì hãy cúng tiền thật, sau đó mang số tiền đó nhân danh ba mà giúp đỡ đồng đội của ba thì đó mới là cúng thật,…”
http://truongsinhhocds.com/site/vi/news/Trao-doi-kinh-nghiem/Nguoi-Am-co-nhan-duoc-vang-ma-khong-437/
hiệm:
“Vào ngày 09 tháng 9 năm 2009, mới 8 giờ 15 phút, cả phòng giao lưu áp vong tại số 1 Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội đã náo nhiệt vì có một vị tướng quân đội về "nhập" vào cô cháu gái của mình. Cô này mới tốt nghiệp du học ở Úc về, ngày thường nói năng nhỏ nhẹ, vốn chưa biết thế giới tâm linh nên hôm nay muốn đến "thực mục sở thị". Gia đình vị tướng này đến giao lưu tương đối đông, cả con cháu có đến 10 người, trong đó có hai người con đã là sỹ quan cấp tá trong quân đội. Gia đình xin đề nghị cơ quan không để lộ tên của vị tướng này trên phương tiện thông tin đại chúng và đương nhiên ban khảo nghiệm hoàn toàn đồng ý.
Vị tướng này nhập vào cô cháu gái, cười ha hả, giọng nói rất to, trầm hùng, lại pha chút khôi hài của vị tướng quân quen "ăn to nói lớn" nơi chiến trận.
Anh con trai (quân hàm Thượng tá) hỏi:
- Con đốt tiền biếu cho ba, ba có nhận được không?
- Nhận được!
- Con đốt quần áo biếu cho ba, ba có nhận được không?
- Nhận được!
- Con đốt ô-tô biếu ba, ba có nhận được không?
- Ô-tô hả! Mi đốt cả 2 lần tau đều nhận được cả!
Cả gia đình mừng mừng tủi tủi vì không những được giao lưu trực tiếp với cha mình (tính tình giọng nói vẫn thế) mà ba còn nhận được quà biếu của con cháu nữa
Đột nhiên vị tướng chuyển sang giọng trang nghiêm và khôi hài:
- Nhưng mà bọn mi đã hại tau!
- Sao hả ba ?
- Khi nhận được ô-tô, khoái chí quá, tau đẩy ra đường chạy thử thì khởi động mãi mà máy không nổ!
- Hóa ra không có xăng (cả gia đình cười). Chềnh hềnh ra đường mãi, nên công an đến toét còi bắt nộp phạt vì "cản trở giao thông". Loay hoay và lóng ngóng mãi mà không đánh xe vào rìa đường được. Công an lại hỏi: "Xin cho kiểm tra bằng lái". Tau làm gì có bằng lái, thế là lại phải nộp phạt lần thứ 2 (cả gia đình lại cười). Chưa hết đâu, khi bọn mi gửi ô-tô lần thứ 2, tau chán quá chả thèm đi nhận, thì tháng sau tau lại nhận được một "trát" bắt nộp tiền "phạt phí lưu kho lưu bãi" (cả gia đình lại cười như nắc nẻ). Vị tướng quân nói tiếp:
- Như vậy vẫn còn may đấy, nếu tau mà đi từ Sài Gòn bằng chiếc ô-tô bọn mi biếu thì 3 ngày nữa chưa chắc ra được Hà Nội. Vậy thì hôm nay giao lưu làm sao được đây?
- Thế ba đi mây về gió à?
- Nhanh hơn cả đi mây về gió! Chỉ cần nghĩ về đâu là đến đó liền. Nhưng bọn mi có thực lòng biếu ô-tô cho tau không?
- Chúng con thật lòng mà ba!
- Chiếc ô-tô thứ 2 khá cầu kỳ, bọn mi mua 700 ngàn đồng ở Hàng Mã đúng không?
- Vâng! Sao ba biết tường tận như thế?
- Thì lúc đó tau đang đứng cạnh đó mà. Nếu bọn mi có lòng hiếu thảo, thì hãy mua cho tau một chiếc ô-tô thật, khoảng 700 triệu thôi mà.
- Nhưng ba có cần đi ô-tô của trần gian đâu?
- Thì tau tặng cho các đồng đội của tau trong Hội Cựu Chiến Binh, để họ chở nhau đi chơi, được không?
Mấy người con vò đầu gãi tai tỏ ra lúng túng,… Vị tướng quân lại cười ha hả và nói:
- Ô-tô thật sao không biếu, mà chỉ biếu ô-tô giấy 700 ngàn đồng thôi, lại còn cứ khấn "ba phù hộ cho con thăng chức ba nhé!”. Ô-tô giấy mà thay cho lòng hiếu thảo được à?
Vị tướng quân lại nói tiếp:
- Bọn mi khi đi may quân phục có đo không?
- Phải đo đến 3 lần chứ ba!
- Thế sao bọn mi mua quần áo mã mà chẳng đo gì cả, biết "người âm" gầy hay béo, cao hay thấp mà mua? Mặc không vừa thì vứt bãi rác à?
- Con nghĩ là sẽ có phép biến hóa mà ba!
- Đã có phép biến hóa thì cớ sao phải mua đồ giấy để đốt đi cho phí? Sao không mua đồ thật rồi đặt lên cúng, tau vẫn chứng nhận được mà, sau đó đem quần áo ấy tặng cho các đồng đội của tau, nói rằng "ba cháu gửi biếu các bác" thì có hơn không?
- Vâng chúng con xin làm theo lời ba!
- Lại còn cái vụ tiền mã nữa. Có 4 lý do mà không nên mua đồ mã: thứ nhất là các nguyên liệu làm tiền mã, đồ mã đều từ các thứ vật liệu dễ cháy, bẩn thỉu, tanh hôi. Thứ hai là khi gia công, đàn bà con gái, chó mèo nhảy qua nhảy lại còn gì là thanh tịnh. Thứ ba là: bọn mi đi lấy tiền ngân hàng, có đếm không? Đếm đến 3 lần ấy chứ. Nhưng khi đi mua tiền mã, có đứa nào đếm không? Chẳng bao giờ chứ gì! (cả gia đình sững sờ). Nhưng nếu có đếm thì chẳng bao giờ đủ đâu. Như vậy, trong tư duy của bọn làm tiền mã, hàng mã đã chứa đầy tư tưởng đại khái và giả dối rồi, sự giả dối và bất tịnh này đã tàng trữ trong đồ cúng. Thế mà lại nheo nhẻo khấn rằng "chúng con lòng thành dâng lên tịnh tài tịnh vật" hay sao? Thanh tịnh cái nỗi gì!? Thứ tư là: "thống đốc ngân hàng" của thế giới tâm linh đâu có cho phép lưu hành đồng tiền do các cõi giới khác in hộ? Đồng tiền phải có mệnh giá chứ, có thể chế nào mà lại chấp nhận cho hàng ngàn hàng vạn hãng in tiền không? Rồi ai cũng tự in thì tiền thì có giá trị gì không?... Vậy nên, nếu các con có cúng thì hãy cúng tiền thật, sau đó mang số tiền đó nhân danh ba mà giúp đỡ đồng đội của ba thì đó mới là cúng thật,…”