[Thảo luận] Đừng nói không cứu giúp nạn nhân TNGT là vô cảm (bài PV cụ Thắng)

suzuki sw

Xe đạp
Biển số
OF-351166
Ngày cấp bằng
17/1/15
Số km
17
Động cơ
266,750 Mã lực
http://giaothongvantai.com.vn/ban-doc/201501/dung-noi-khong-cuu-giup-nan-nhan-tngt-la-vo-cam-580147/

Gần đây, loạt bài phản ánh sự vô cảm của người đi đường đang cướp đi mạng sống của nhiều người không may gặp tai nạn giao thông trên Báo Giao thông đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Xung quanh vấn đề này, PV Báo Giao thông đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Mạnh Thắng, admin trang OtoFun - một trang mạng xã hội về giao thông có lượng thành viên lên tới hơn 250 ngàn người.



Xin ông cho biết quan điểm của mình về loạt bài viết phản ánh sự vô cảm của người đi đường khi đối diện người bị nạn trong TNGT được truyên thông đăng tải gần đây?

Về vấn đề này, hiện nay cộng đồng đang có 2 luống ý kiến. Hầu hết những thành viên của OtoFun nói riêng và những người tham gia GT nói chung đều có mong muốn giúp đỡ người bị nạn. Bởi tai nạn là điều không ai mong muốn và không biết bao giờ mình sẽ gặp phải.

Tuy nhiên, cũng có một luồng ý kiến khác cho rằng họ sẽ không tham gia cứu nạn vì xã hội quá phức tạp. Có không ít trường hợp chính những người ra tay cứu nạn đã bị hiểu lầm, hoặc bị lợi dụng để gây phiền nhiễu.

Cũng có nhiều tranh luận về cách hành xử trong vấn đề này của các thành viên. Nhưng theo đánh giá của cá nhân tôi, trên cộng đồng OtoFun hiện nay, nhóm người sẵn sàng giúp đỡ những người bị nạn trên đường hiếm tỷ lệ cao hơn. Điều này thể hiện qua những câu chuyện được chia sẻ và ngay cả ở trong thực tế khi các thành viên có những dịp làm việc, gặp gỡ.

Ngoài ra, chúng tôi những người quản trị - luôn hướng các thành viên OtoFun đến những điều tốt đẹp hơn bằng nhiều hành động cụ thể.

Ông có thể kể ra một vài ví dụ?

Trước đây, trên OtoFun có một câu chuyện được đông đảo thành viên quan tâm về gốc cây ma ám trên đường Thanh niên.

Một thành viên của diễn đàn tên là Khoa đã gặp 1 vụ tai nạn, 1 chiếc ô tô bị đâm vào gốc cây trên đường Thanh Niên. Mặc dù nạn nhân trên xe bất tỉnh nhưng người dân chỉ đứng quanh để xem không ai tham gia cứu nạn. Anh Khoa đã dừng xe sơ cứu sau đó bế nạn nhân đi cấp cứu tại Xanh Pôn. Rất tình cờ nạn nhân ấy cũng là thành viên của OtoFun.

Tìm hiểu về nguyên nhân vụ tai nạn thì mới biết khúc cua ở trên đường Thanh Niên khá nguy hiểm, nếu đi quá nhanh, rất dễ xảy ra việc đâm vào gốc cây. Đến mức gốc cây đã có rất nhiều vết lõm, vết sẹo do các vụ TNGT gây ra.

Sau đó, chính người cứu nạn, người bị nạn được sự ủng hộ của rất nhiều thành viên OtoFun đã tự giác đi sơn vạch phản quang, để cảnh báo cho người đi đường cẩn thận khi đi vào góc cua ấy.

Thông qua những câu chuyện như trên có thể thấy cộng đồng OtoFun luôn sẵn sàng tham gia cứu nạn các nạn nhân gặp TNGT.

Đáng buồn là hiện nay, khi tai nạn xảy ra, có không ít người không những không ra tay cứu giúp mà còn lợi dụng cơ hội để lấy trộm đồ của người gặp nạn, cá nhân ông nhìn nhận chuyện này như thế nào?

Cộng đồng OtoFun chúng tôi thường gọi đó là "sự khốn nạn trong tình thế" vì đó là sự lợi dụng thời điểm nguy khó nhất của con người để trục lợi cá nhân. Thậm chí đã có những trường hợp, người qua đường không tham gia ứng cứu còn "làm tiền" người tham gia cứu nạn, đe dọa nếu không đưa tiền cho họ, họ sẽ vu oan giá họa.

Đó cũng chính là tiêu cực khiến cho rất nhiều người không sẵn lòng giúp đỡ các nạn nhân gặp TNGT.

Tôi thực sự mong các cơ quan truyền thông vào cuộc mạnh mẽ, tuyên truyền cho mọi người biết những tình huống ấy chỉ là cá biệt, hoặc các cơ quan nhà nước xử phạt thật mạnh tay những trường hợp đó để tránh tình trạng người dân dần dà không muốn hoặc không dám làm việc nghĩa.

Đừng vội chỉ trích họ vô cảm

Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng cần phát động một phong trào trên mạng xã hội, chỉ trích những người vô cảm không dừng lại cứu giúp nạn nhân gặp TNGT, từ đó xây dựng văn hoá giúp người bị nạn để giảm thiểu những ca tử vong không đáng có. Theo ông điều này có nên không?

Tôi lại cho rằng đừng nhìn nhận những trường hợp đó là vô cảm, vì thực chất vấn đề ở đây là có những rào cản nào đó khiến cho con người ta phải lãnh cảm.

Có lẽ, trong những trường hợp ấy, lý trí của họ đã chiến thắng cảm xúc. Họ lo ngại một số vấn đề tiêu cực nảy sinh mà thôi. Vì vậy đừng cực đoan khi chỉ trích họ là những người vô cảm.

Bài hơi dài. Link đây các bác ạ
http://giaothongvantai.com.vn/ban-doc/201501/dung-noi-khong-cuu-giup-nan-nhan-tngt-la-vo-cam-580147/
 
Chỉnh sửa cuối:

quyenxo84

Xe điện
Biển số
OF-64914
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
2,952
Động cơ
459,709 Mã lực
Nơi ở
Anygard
Website
anygard.vn
Cụ Thắng trả lời câu cuối hay
:D trùm cuối nhà mình nổi phết nhở
 

CO NHU KHONG

Xe buýt
Biển số
OF-208583
Ngày cấp bằng
3/9/13
Số km
958
Động cơ
324,040 Mã lực
Cảm ơn cụ, nhờ cụ mà em biết mặt ác ma nhà mình...Đẹp giai phết.
 

magicwalker

Xe tải
Biển số
OF-15960
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
490
Động cơ
515,900 Mã lực
Vấn đề này theo mình nghĩ, không đơn thuần chỉ là vấn đề vô cảm.
Mình đã từng đưa vấn đề này hỏi ý kiến 1 số bạn bè ở nước ngoài, câu trả lời đa phần là thế này: nếu quan tâm đến nạn nhân, xin gọi giúp 911. Người ta sẽ không trực tiếp giúp đỡ nạn nhân, theo cách mà người VN mình hay làm, đó là xốc nách, lôi kéo, chở vào bệnh viện cấp cứu... Có nhiều lý do, nhưng lý do hợp lý nhất là người giúp có thể không biết tình trạng của nạn nhân, vô tình làm thương tích trầm trọng hơn. Công ty cũ của mình, có ông bị tai nạn xe máy, gãy cổ, bất tỉnh. Người dân xốc nách chở vô bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ khám, quát cho trận: ngu mà tỏ ra nguy hiểm, chết con người ta. Kết cục, liệt toàn thân, sống thực vật suốt đời. Nguyên do: cấp cứu không đúng cách, làm đứt giập tủy sống. Một lý do nữa, người giúp đỡ nhiều khi lại bị chính nạn nhân kiện ngược, làm ơn mắc oán.^:)^ Cái này ở nước ngoài hay xảy ra, ở mình chắc chưa có. :))
Theo mình nghĩ, trong trường hợp gặp người bị nạn, tốt nhất nên xem xét tình trạng nạn nhân rồi hãy quyết định biện pháp giúp đỡ, đừng vội vàng mà mang họa (Nhiệt tình + Ngu dốt = Phá hoại)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,069
Động cơ
1,132,972 Mã lực
Ở Ăng Lê, bác đụng vào người có tai nạn là tự mình bị rách việc đấy
Gọi xe cấp cứu và đó là công việc chuyên môn của họ
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
13,716
Động cơ
813,492 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Tùy từng trường hợp, chứ liên quan đến đầu óc và xuơng thì em nghĩ không có chuyên môn, không làm đúng cách còn nguy hiểm hơn :-s
 

30Y9744

Xe buýt
Biển số
OF-71668
Ngày cấp bằng
27/8/10
Số km
631
Động cơ
431,222 Mã lực
Nói chung cũng khó, bác cả trả lời thế là chuẩn rồi
 

phuonghuongngoc

Xe container
Biển số
OF-209330
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
7,939
Động cơ
383,671 Mã lực
Tuổi
51
em ủng hộ gọi cấp cứu, mình chỉ can thiệp trực tiếp những trường hợp khẩn cấp như, xe cháy nổ hoặc lật..
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
15,833
Động cơ
567,319 Mã lực
Bảo vệ hiện trường, che mưa, nắng cho nạn nhân và gọi xe cấp cứu là chuẩn trong điều kiện thành phố. Ở đường cao tốc, rừng núi, xa khu dân cư thì mới nên tự mình cứu người.
Nhưng đúng là có những vụ nếu nhanh chóng đưa đến viện thì cơ hội sống cao hơn.
 

kienkid

Xe container
Biển số
OF-176088
Ngày cấp bằng
10/1/13
Số km
5,510
Động cơ
390,088 Mã lực
Em đồng tình 2 tay với cụ Admin
 

browncar

Đi bộ
Biển số
OF-144406
Ngày cấp bằng
3/6/12
Số km
4
Động cơ
362,340 Mã lực
Ở nước ngoài khi xảy ra tai nạn thì người ta gọi cấp cứu chuyên nghiệp đến giải quyết. Người không được huấn luyện đầy đủ chỉ gây nguy hiểm, nặng nề cho tính mạng người khác. Nếu nạn nhân bị tàn phế hoặc chết do người sơ cứu sai có khi bị thưa kiện vì ngộ sát... Các khu vực đều có bộ phận trực chuyên nghiệp ứng cứu chịu trách nhiệm giải quyết. Có xe và nhân viên được huấn luyện xử lý an toàn nhất cho nạn nhân

Ở VN chưa có đội cấp cứu nên khi xảy ra tai nạn thì người ta điều tra và tìm bắt lỗi người đi ngang mà không cứu nạn nhân, cho đó là vô cảm nhưng không ai vấn hỏi đơn vị y tế cấp cứu nào phải chịu trách nhiệm cấp cứu nạn nhân mà không có mặt kịp thời?

Trách nhiệm giải quyết cấp cứu tai nạn công cộng là của nhà nước hay người dân?
 

magicwalker

Xe tải
Biển số
OF-15960
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
490
Động cơ
515,900 Mã lực
Ở nước ngoài (một số thôi nhé), do an sinh xã hội được đầu tư tốt nên vấn đề sức khỏe người dân được chăm lo chu đáo. Không như mình, có được cái thẻ bảo hiểm y tế rồi, đau ốm vô bệnh viện còn bị đối như công dân hạng 2.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
26,391
Động cơ
727,956 Mã lực
Vấn đề này theo mình nghĩ, không đơn thuần chỉ là vấn đề vô cảm.
Mình đã từng đưa vấn đề này hỏi ý kiến 1 số bạn bè ở nước ngoài, câu trả lời đa phần là thế này: nếu quan tâm đến nạn nhân, xin gọi giúp 911. Người ta sẽ không trực tiếp giúp đỡ nạn nhân, theo cách mà người VN mình hay làm, đó là xốc nách, lôi kéo, chở vào bệnh viện cấp cứu... Có nhiều lý do, nhưng lý do hợp lý nhất là người giúp có thể không biết tình trạng của nạn nhân, vô tình làm thương tích trầm trọng hơn. Công ty cũ của mình, có ông bị tai nạn xe máy, gãy cổ, bất tỉnh. Người dân xốc nách chở vô bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ khám, quát cho trận: ngu mà tỏ ra nguy hiểm, chết con người ta. Kết cục, liệt toàn thân, sống thực vật suốt đời. Nguyên do: cấp cứu không đúng cách, làm đứt giập tủy sống. Một lý do nữa, người giúp đỡ nhiều khi lại bị chính nạn nhân kiện ngược, làm ơn mắc oán.^:)^ Cái này ở nước ngoài hay xảy ra, ở mình chắc chưa có. :))
Theo mình nghĩ, trong trường hợp gặp người bị nạn, tốt nhất nên xem xét tình trạng nạn nhân rồi hãy quyết định biện pháp giúp đỡ, đừng vội vàng mà mang họa (Nhiệt tình + Ngu dốt = Phá hoại)
Cái này thì bác đúng rồi.
Vì thế, các Lái xe đều được đào tạo về việc sơ cứu + cách đánh giá chấn thương.
Đầu tiên (mà ít người nhắc đến): Phải cách ly hiện trường, thông báo xe đi sau, đặt biển tam giác....., việc ấy quan trọng nhất, tránh để xe sau lao tiếp vào.

Ví dụ: Xe có khả năng cháy nổ ==> đầu tiên phải kéo nạn nhân ra cái đã, dù cho có bị "cấp cứu không đúng cách, làm đứt giập tủy sống" đi nữa.
Tiếp, khi kéo được nạn nhân ra rồi, họ hay để ngay tại chỗ, che nắng mưa nếu cần, tránh di chuyển.
Bản thân người gọi cấp cứu cũng được liên hệ thẳng với bác sĩ để có thể đưa ra vài Y lệnh ban đầu.

Tất nhiên, đấy toàn là chuyện ở bển.

Còn ở ta, tôi có nghe lỏm mấy ông trẻ trâu chạy huỳnh huỵch tới điểm tai nạn:
- Gì đấy.
- Tai nạn.
- Thế à. Hay rồi, chết ai ko ?
- Đ. éo biết. Đến xem đã.
đại loại thế.
 

hoangminh248

Xe tăng
Biển số
OF-349619
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,363
Động cơ
277,460 Mã lực
Nơi ở
sx đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Ninh
Đúng là toàn thấy người xem, có đ.éo j mà xem đâu nhỉ?
Hôm đang đi trên đường 5, đến đoạn Châu Quỳ thì tụ tập rất đông, cả xe cảnh sát. Có đôi nam nữ đi trước chầm chậm, con em cứ nghển cổ đứng lên nhìn nhìn, sau tự nhiên thấy nó giật mình co rúm lại làm thằng đèo loạng choạng. Chắc đến già nó cũng chẳng rám xem nữa.
Cái này thì bác đúng rồi.
Vì thế, các Lái xe đều được đào tạo về việc sơ cứu + cách đánh giá chấn thương.
Đầu tiên (mà ít người nhắc đến): Phải cách ly hiện trường, thông báo xe đi sau, đặt biển tam giác....., việc ấy quan trọng nhất, tránh để xe sau lao tiếp vào.

Ví dụ: Xe có khả năng cháy nổ ==> đầu tiên phải kéo nạn nhân ra cái đã, dù cho có bị "cấp cứu không đúng cách, làm đứt giập tủy sống" đi nữa.
Tiếp, khi kéo được nạn nhân ra rồi, họ hay để ngay tại chỗ, che nắng mưa nếu cần, tránh di chuyển.
Bản thân người gọi cấp cứu cũng được liên hệ thẳng với bác sĩ để có thể đưa ra vài Y lệnh ban đầu.

Tất nhiên, đấy toàn là chuyện ở bển.

Còn ở ta, tôi có nghe lỏm mấy ông trẻ trâu chạy huỳnh huỵch tới điểm tai nạn:
- Gì đấy.
- Tai nạn.
- Thế à. Hay rồi, chết ai ko ?
- Đ. éo biết. Đến xem đã.
đại loại thế.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
26,391
Động cơ
727,956 Mã lực
Ở nước ngoài khi xảy ra tai nạn thì người ta gọi cấp cứu chuyên nghiệp đến giải quyết. Người không được huấn luyện đầy đủ chỉ gây nguy hiểm, nặng nề cho tính mạng người khác. Nếu nạn nhân bị tàn phế hoặc chết do người sơ cứu sai có khi bị thưa kiện vì ngộ sát... Các khu vực đều có bộ phận trực chuyên nghiệp ứng cứu chịu trách nhiệm giải quyết. Có xe và nhân viên được huấn luyện xử lý an toàn nhất cho nạn nhân

Ở VN chưa có đội cấp cứu nên khi xảy ra tai nạn thì người ta điều tra và tìm bắt lỗi người đi ngang mà không cứu nạn nhân, cho đó là vô cảm nhưng không ai vấn hỏi đơn vị y tế cấp cứu nào phải chịu trách nhiệm cấp cứu nạn nhân mà không có mặt kịp thời?

Trách nhiệm giải quyết cấp cứu tai nạn công cộng là của nhà nước hay người dân?
Cái này là "Trời gọi ai nấy dạ".
Bác cứ tính thế này: Gọi 115, họ đi ngay, nhưng chỉ có thể đến nơi sau 60 phút, vì tắc đường, rồi ...., đủ thứ.
Thế nên, ko phải lúc nào cũng quy lỗi cho cấp cứu được.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,644
Động cơ
441,136 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Nhiều khi e cũng muốn cứu người nhưng lại ko có kiến thức về sơ cứu nên đành chịu vì sợ cứu ko.đúng cách hóa ra lại thành hại người ta
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top