[Công nghệ] Đừng nhìn vào 'chấm' khi chọn ôtô

HieuKHCN

Xe hơi
Biển số
OF-425456
Ngày cấp bằng
27/5/16
Số km
102
Động cơ
217,881 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Chuyên mỹ, Phú xuyên, HN
Không phải là dung tích xi-lanh, không phải là công suất hay mô-men xoắn, tổng hợp của các yếu tố theo đúng mục đích mới là điều cần chú ý.
Khi nói về sự vận hành mạnh mẽ của xe nào đó, đa số mọi người chú ý đến sức mạnh động cơ, họ căn cứ vào dung tích máy như 1.6, 2.0 hay 3.0. Nhiều người hiểu biết hơn thì chú ý đến sức mạnh động cơ theo thông số công suất như 100, 150, 250 mã lực.

Một số người cho rằng cứ dung tích máy lớn hơn thì xe mạnh mẽ hơn, một số khác lại cho rằng công suất (mã lực) lớn hơn thì xe mạnh mẽ hơn, hoặc người có kiến thức khá hơn thì căn cứ vào cả dung tích máy và công suất để đánh giá, thế nhưng sự thật có phải là như vậy hay không?

Mọi việc có vẻ là như vậy nếu như không có phát minh của nhà vật lý thiên tài Ác-si-mét, “hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nâng bổng trái đất”, nghĩa là với người bình thướng có thể nâng bổng trái đất nhờ vào cánh tay đòn của đòn bẩy, vậy đối với động cơ ôtô cái gì truyền lực xuống bốn bánh xe để cho chiếc xe chuyển động mạnh mẽ?

Trong ôtô có rất nhiều thứ liên quan, đó là hộp số, là trục các-đăng, là cầu xe hay ngay trong nội tạng của động cơ, để truyền lực từ piston đến trục khuỷu, người ta nối với tay biên (thanh truyền) của động cơ. Đến đây có thể thấy mọi việc không hề đơn giản, xe có động cơ mạnh mẽ chưa chắc vận hành mạnh mẽ nếu như các thiết kế tổng hợp không tốt, và điều này thật sự là thách thức cho các kỹ sư thiết kế.

Có một điều đặc biệt nữa, kỹ sư thiết kế giỏi đến đâu đôi lúc họ cũng đành phải đưa ra lựa chọn bắt buộc do không thể vượt qua nguyên tắc vật lý cơ bản, bởi nếu thiết kế cánh tay truyền lực dài sẽ tăng lực nhưng lại tốn thời gian truyền lực (lợi về công nhưng thiệt về quãng đường truyền lực), do đó họ không thể chế tạo xe vừa vận hành mạnh mẽ lại vừa chạy nhanh, không thể vừa để chạy đua lại vừa leo đèo lội suối.

Thực tế chứng minh cho điều này, hãy nhìn thông số xe đua Hennessey Venom GT chạy nhanh nhất thế giới hiện nay có dung tích xi-lanh 7 lít, công suất 1.244 mã lực, tốc độ tối đa 435 km/h, trong khi đó xe bọc thép mới nhất BTR-82A của Nga dung tích 10 lít công suất 300 mã lực, tốc độ tối đa chỉ 100 km/h, thế nhưng nó lại kéo xe nặng đến 15 tấn chở đến 10 lính với đầy đủ vũ khí.

Như vậy, công suất máy không phải là tất cả, mà điều quan trọng là xe dùng cho việc gì, chạy nhanh hay chạy khỏe mới là điều mà người sử dụng cần phải chú ý. Xe thiết kế chuyên cho việc leo đèo lội suối hay chở hàng thì sức mạnh động cơ không phải quan tâm nhất. Ngược lại xe đua hay xe thể thao thì sức mạnh động cơ, tốc độ xe lại là điều chúng ta buộc phải để ý đầu tiên.

Khi chọn xe bạn nhớ chú ý, bạn cần xe cho mục đích gì và nhớ lựa chọn nó dựa trên tính năng thiết kế của chiếc xe đó bạn nhé, đừng chỉ nhìn vào công suất máy, nếu bạn không phân biệt rõ, lúc đó chiếc xe bạn chọn sẽ khó mà thỏa mãn được mục đích mà bạn mong muốn, đôi khi còn phải trả giá đắt đấy.
P/S: Cụ náo biết sâu về cấu tạo khai phá cho em ít ạ
Theo: vnexpress.net
 

winnghiepdu

Xe điện
Biển số
OF-192662
Ngày cấp bằng
5/5/13
Số km
4,876
Động cơ
332,262 Mã lực
so con vios 1.5 với con Mirage 1.3 thì e thấy vios bôc hơn hẳn .
con Future 125 với wave thái 110 thì wave bốc hơn.
 

cerat

Xe container
Biển số
OF-305308
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
6,352
Động cơ
355,013 Mã lực
Nơi ở
năm châu bốn bể
Website
www.cerat.com.vn
xe phổ thông thì cứ 2.0 đến 2.4 mà quất. chạy cao tốc đầm ổn định. còn chấm nhỏ mỗi lần vượt phải đạp nút ga hơi nguy hiểm. chấm nhỏ thì đi phố hợp lý
 

thichxedep

Xe tải
Biển số
OF-25075
Ngày cấp bằng
1/12/08
Số km
455
Động cơ
494,099 Mã lực
Văng lúc mua xe em cũng quan tâm là nó chạy nhanh hay chậm, ăn bao nhiêu l/100km chứ chả quan tâm mấy đến chấm ạ.
 

cuongetb

Xe hơi
Biển số
OF-305256
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
171
Động cơ
304,910 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.cafenhansu.com
Cảm ơn bài chia sẻ, em mới đi em 1.0 thấy cũng ổn, quan điểm đi xe an toàn là trên hết, nên nhanh hay chậm cũng do mình cả.
 

VuTien75

Xe hơi
Biển số
OF-396117
Ngày cấp bằng
9/12/15
Số km
159
Động cơ
235,490 Mã lực
Tuổi
49
xe phổ thông thì cứ 2.0 đến 2.4 mà quất. chạy cao tốc đầm ổn định. còn chấm nhỏ mỗi lần vượt phải đạp nút ga hơi nguy hiểm. chấm nhỏ thì đi phố hợp lý
Chính xác cụ nhể
 

janoto

Xe tải
Biển số
OF-20635
Ngày cấp bằng
31/8/08
Số km
386
Động cơ
502,520 Mã lực
Tàu nhanh viết bài như con két. Cái thông số moment xoắn khá quan trọng nhưng hình như em pv ko hiểu. Nói kiểu này thì xem xong cũng đ...ếch biết mua xe gì.
Em chỉ khoái xe Đức. Ở hạng xe sedan thông dụng, mấy em Đức như em Thị Mẹt này máy 2.0 với 245 Hp và 370 Nm tại vòng tua khá thấp cộng với dáng nhỏ, xác nhẹ đang là một trong vài em sát thủ về tăng tốc, nhanh nhẹn trong tp và tốc độ ngon lành trên đường trường. Dòng Mini cooper S hay BMW 328 cũng vậy.






Chấm nhỏ nhưng khả năng thì rất đáng mơ ước. Chẹp chẹp...
 

vncellular

Xe máy
Biển số
OF-432440
Ngày cấp bằng
25/6/16
Số km
82
Động cơ
214,900 Mã lực
Tuổi
36
Bài viết của mấy phóng viên này chung chung , không phải báo công nghệ . Nội dung chủ yếu đưa ra là Số chấm không quan trọng thôi . Còn đánh giá xe thì theo nhiều tiêu chí . Nói chung ae chọn xe hầu như ko chọn chấm cả . Giống chọn máy ảnh cũng vậy .
 

love_radio2004

Xe hơi
Biển số
OF-348069
Ngày cấp bằng
25/12/14
Số km
113
Động cơ
269,852 Mã lực
chấm to, chấm nhỏ có liên quan vấn đề xăng ko ạ ? e nghe các cụ truyền miệng cứ chấm to là tốn xăng hơn :D
 

vncellular

Xe máy
Biển số
OF-432440
Ngày cấp bằng
25/6/16
Số km
82
Động cơ
214,900 Mã lực
Tuổi
36
chấm to, chấm nhỏ có liên quan vấn đề xăng ko ạ ? e nghe các cụ truyền miệng cứ chấm to là tốn xăng hơn :D
Dĩ nhiên chấm to bao giờ cũng tốn hơn nếu cùng công nghệ :) . Công nghệ mới có nhiều cái chấm to ăn ít xăng hơn chấm nhỏ công nghệ cũ
 

daihung

Xe buýt
Biển số
OF-3613
Ngày cấp bằng
3/3/07
Số km
569
Động cơ
559,411 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Kiên Giang
Em chọn xe điều đầu tiên là phục vụ cho bản thân em và gia đình trước cái đã rồi mới tím hiểu về vấn đề khác nữa . Không vì thương hiệu vì vẻ đẹp mà cứ mua rồi phục vụ chả được gì hết.
 

Manh Dat

Xe đạp
Biển số
OF-436280
Ngày cấp bằng
11/7/16
Số km
11
Động cơ
212,580 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Cứ dính lưng là em thích, chỉ tội giao thông nhà ta kém quá
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Không phải là dung tích xi-lanh, không phải là công suất hay mô-men xoắn, tổng hợp của các yếu tố theo đúng mục đích mới là điều cần chú ý.
Khi nói về sự vận hành mạnh mẽ của xe nào đó, đa số mọi người chú ý đến sức mạnh động cơ, họ căn cứ vào dung tích máy như 1.6, 2.0 hay 3.0. Nhiều người hiểu biết hơn thì chú ý đến sức mạnh động cơ theo thông số công suất như 100, 150, 250 mã lực.

Một số người cho rằng cứ dung tích máy lớn hơn thì xe mạnh mẽ hơn, một số khác lại cho rằng công suất (mã lực) lớn hơn thì xe mạnh mẽ hơn, hoặc người có kiến thức khá hơn thì căn cứ vào cả dung tích máy và công suất để đánh giá, thế nhưng sự thật có phải là như vậy hay không?

Mọi việc có vẻ là như vậy nếu như không có phát minh của nhà vật lý thiên tài Ác-si-mét, “hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nâng bổng trái đất”, nghĩa là với người bình thướng có thể nâng bổng trái đất nhờ vào cánh tay đòn của đòn bẩy, vậy đối với động cơ ôtô cái gì truyền lực xuống bốn bánh xe để cho chiếc xe chuyển động mạnh mẽ?

Trong ôtô có rất nhiều thứ liên quan, đó là hộp số, là trục các-đăng, là cầu xe hay ngay trong nội tạng của động cơ, để truyền lực từ piston đến trục khuỷu, người ta nối với tay biên (thanh truyền) của động cơ. Đến đây có thể thấy mọi việc không hề đơn giản, xe có động cơ mạnh mẽ chưa chắc vận hành mạnh mẽ nếu như các thiết kế tổng hợp không tốt, và điều này thật sự là thách thức cho các kỹ sư thiết kế.

Có một điều đặc biệt nữa, kỹ sư thiết kế giỏi đến đâu đôi lúc họ cũng đành phải đưa ra lựa chọn bắt buộc do không thể vượt qua nguyên tắc vật lý cơ bản, bởi nếu thiết kế cánh tay truyền lực dài sẽ tăng lực nhưng lại tốn thời gian truyền lực (lợi về công nhưng thiệt về quãng đường truyền lực), do đó họ không thể chế tạo xe vừa vận hành mạnh mẽ lại vừa chạy nhanh, không thể vừa để chạy đua lại vừa leo đèo lội suối.

Thực tế chứng minh cho điều này, hãy nhìn thông số xe đua Hennessey Venom GT chạy nhanh nhất thế giới hiện nay có dung tích xi-lanh 7 lít, công suất 1.244 mã lực, tốc độ tối đa 435 km/h, trong khi đó xe bọc thép mới nhất BTR-82A của Nga dung tích 10 lít công suất 300 mã lực, tốc độ tối đa chỉ 100 km/h, thế nhưng nó lại kéo xe nặng đến 15 tấn chở đến 10 lính với đầy đủ vũ khí.

Như vậy, công suất máy không phải là tất cả, mà điều quan trọng là xe dùng cho việc gì, chạy nhanh hay chạy khỏe mới là điều mà người sử dụng cần phải chú ý. Xe thiết kế chuyên cho việc leo đèo lội suối hay chở hàng thì sức mạnh động cơ không phải quan tâm nhất. Ngược lại xe đua hay xe thể thao thì sức mạnh động cơ, tốc độ xe lại là điều chúng ta buộc phải để ý đầu tiên.

Khi chọn xe bạn nhớ chú ý, bạn cần xe cho mục đích gì và nhớ lựa chọn nó dựa trên tính năng thiết kế của chiếc xe đó bạn nhé, đừng chỉ nhìn vào công suất máy, nếu bạn không phân biệt rõ, lúc đó chiếc xe bạn chọn sẽ khó mà thỏa mãn được mục đích mà bạn mong muốn, đôi khi còn phải trả giá đắt đấy.
P/S: Cụ náo biết sâu về cấu tạo khai phá cho em ít ạ
Theo: vnexpress.net
Cụ mới chỉ nói về mã lực chứ chưa nói về momen xoắn.Momen xoắn cũng sẽ quyết định xe đó khoẻ hay yếu và cũng tuỳ theo xe sao cho phù hợp với chuyên chở
 
Biển số
OF-453565
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
1,973
Động cơ
220,960 Mã lực
Tuổi
114
Em biết rồi. Con wave của em có 100 chấm thôi mà đã bao giờ em dám chạy hết công suất đâu

Không phải là dung tích xi-lanh, không phải là công suất hay mô-men xoắn, tổng hợp của các yếu tố theo đúng mục đích mới là điều cần chú ý.
Khi nói về sự vận hành mạnh mẽ của xe nào đó, đa số mọi người chú ý đến sức mạnh động cơ, họ căn cứ vào dung tích máy như 1.6, 2.0 hay 3.0. Nhiều người hiểu biết hơn thì chú ý đến sức mạnh động cơ theo thông số công suất như 100, 150, 250 mã lực.

Một số người cho rằng cứ dung tích máy lớn hơn thì xe mạnh mẽ hơn, một số khác lại cho rằng công suất (mã lực) lớn hơn thì xe mạnh mẽ hơn, hoặc người có kiến thức khá hơn thì căn cứ vào cả dung tích máy và công suất để đánh giá, thế nhưng sự thật có phải là như vậy hay không?

Mọi việc có vẻ là như vậy nếu như không có phát minh của nhà vật lý thiên tài Ác-si-mét, “hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nâng bổng trái đất”, nghĩa là với người bình thướng có thể nâng bổng trái đất nhờ vào cánh tay đòn của đòn bẩy, vậy đối với động cơ ôtô cái gì truyền lực xuống bốn bánh xe để cho chiếc xe chuyển động mạnh mẽ?

Trong ôtô có rất nhiều thứ liên quan, đó là hộp số, là trục các-đăng, là cầu xe hay ngay trong nội tạng của động cơ, để truyền lực từ piston đến trục khuỷu, người ta nối với tay biên (thanh truyền) của động cơ. Đến đây có thể thấy mọi việc không hề đơn giản, xe có động cơ mạnh mẽ chưa chắc vận hành mạnh mẽ nếu như các thiết kế tổng hợp không tốt, và điều này thật sự là thách thức cho các kỹ sư thiết kế.

Có một điều đặc biệt nữa, kỹ sư thiết kế giỏi đến đâu đôi lúc họ cũng đành phải đưa ra lựa chọn bắt buộc do không thể vượt qua nguyên tắc vật lý cơ bản, bởi nếu thiết kế cánh tay truyền lực dài sẽ tăng lực nhưng lại tốn thời gian truyền lực (lợi về công nhưng thiệt về quãng đường truyền lực), do đó họ không thể chế tạo xe vừa vận hành mạnh mẽ lại vừa chạy nhanh, không thể vừa để chạy đua lại vừa leo đèo lội suối.

Thực tế chứng minh cho điều này, hãy nhìn thông số xe đua Hennessey Venom GT chạy nhanh nhất thế giới hiện nay có dung tích xi-lanh 7 lít, công suất 1.244 mã lực, tốc độ tối đa 435 km/h, trong khi đó xe bọc thép mới nhất BTR-82A của Nga dung tích 10 lít công suất 300 mã lực, tốc độ tối đa chỉ 100 km/h, thế nhưng nó lại kéo xe nặng đến 15 tấn chở đến 10 lính với đầy đủ vũ khí.

Như vậy, công suất máy không phải là tất cả, mà điều quan trọng là xe dùng cho việc gì, chạy nhanh hay chạy khỏe mới là điều mà người sử dụng cần phải chú ý. Xe thiết kế chuyên cho việc leo đèo lội suối hay chở hàng thì sức mạnh động cơ không phải quan tâm nhất. Ngược lại xe đua hay xe thể thao thì sức mạnh động cơ, tốc độ xe lại là điều chúng ta buộc phải để ý đầu tiên.

Khi chọn xe bạn nhớ chú ý, bạn cần xe cho mục đích gì và nhớ lựa chọn nó dựa trên tính năng thiết kế của chiếc xe đó bạn nhé, đừng chỉ nhìn vào công suất máy, nếu bạn không phân biệt rõ, lúc đó chiếc xe bạn chọn sẽ khó mà thỏa mãn được mục đích mà bạn mong muốn, đôi khi còn phải trả giá đắt đấy.
P/S: Cụ náo biết sâu về cấu tạo khai phá cho em ít ạ
Theo: vnexpress.net
 

dũng sơn la

Xe máy
Biển số
OF-428337
Ngày cấp bằng
8/6/16
Số km
75
Động cơ
216,450 Mã lực
Tuổi
36
đúng rồi cụ ví tiền là cái đầu tiên để ngắm xe mà
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
đúng là lều cải viết như đúng rồi, k biết có phân biệt dc toyota vơi Mitshu nữa k biết
 
Biển số
OF-458900
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
821
Động cơ
208,819 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy chấm khá quan trọng - nó quyết định đến CS máy và tự trọng+tải trọng. Đương nhiên nếu có thêm công nghệ thì chấm thấp và cho ra PS lớn.
 

Laluz

Xe hơi
Biển số
OF-21517
Ngày cấp bằng
23/9/08
Số km
126
Động cơ
498,580 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Đây là bài viết của bạn đọc nêu quan điểm trên vnexpress thôi mà, không phải phóng viên. Đương nhiên hầu hết người chọn xe không chỉ xem mỗi chấm, có khác nhau là việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các tiêu chí: máy móc, khung gầm thân vỏ, trang bị tiện nghi, an toàn, thẩm mỹ nội thất, ngoại thất, ...
Em mà quan tâm máy móc công nghệ trước thì tất nhiên đánh giá công suất, mô men xoắn, đạt ý thích thì mới xét tiếp tiêu chí khác... Có nhiều thứ hàng ngày không dùng đến, nhưng lúc nào đó cần đến là có ngay chứ. Em hay tưởng tượng mình bị đuổi bắt như phim hành động, đạp ga mà xe có ị thì lị ra có mà đái ra quần.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top