Một bên là muốn giải tán, mười mấy nước quyết tâm muốn giải tán.
Một bên muốn giữ (cứ tạm gọi như vậy)
Và két cục là ên muốn giải tán đã thắng trong cuộc chiến đó.
Nếu quân đội ở và Enxin là bên muốn giữ thì việc thuyết phục quân đội hạ súng là hành động phản bội.
Còn tất nhiên, nếu Enxin ở về bên muốn giải tán, thì hành động thuyết phục quân đội của Enxin là sự chiến thắng của ông ấy.
Còn xét rộng hơn, trên bình diện quốc tế thì
1. Phe TB đã chiến thắng. Sự chiến thắng này làm cho phe TB không còn phải dè chừng, phải bỏ nguồn lực ra đối phó với LX. Sau khi LX tan rã, phe TB này yên ổn tậm chung vào một mục tiêu phát triển mà thôi.
2. LX tan rã, để lập ra một thể chế mới. Nếu các thể chế đó phát triển rực rỡ hơn, thì đó là một sự thành công. Còn như hiện nay thì chả thể gọi đó là sự cải cách thành công.
Với tình hình LX lúc đó, nói thật chứ không có En-Xin thì LX sẽ nội chiến đẫm máu (giữa các nước thành viên và chính quyền TW, giữa phe thủ cựu và phe Góc-ba-chop, phe En-xin, ...v.v). Và rồi cuối cùng LX cũng tan rã mà thôi.
Thời điểm 1991 thì đã quá muộn để cứu vãn rồi. Mười mấy nước thành viên đã quyết tâm tách khỏi LX rồi. Muốn ngăn cản chỉ có nội chiến thôi.
Bạn nghĩ nội chiến xong thì LX hay Nga còn lại gì ngoài tan nát ?
Chính sự cứng rắn và uy tín của En-Xin lúc đó, nhất là việc ông thuyết phục được quân đội không nổ súng vào các cuộc biểu tình, đã giúp tránh 1 cuộc nội chiến.
Thật sự, chuyện LX tan rã như là 1 tất yếu, và thật may mắn khi nó tan rã với ít sự đổ máu nhất có thể.