Nhiệm kì tổng bí thư thứ 2 của giáo chủ đầu bạc sẽ đi vào lịch sử vì nó đã thay đổi sâu sắc và vĩnh viễn cách quản lý của Đ trong thời bình. Hai điểm thay đổi chính yếu là từ nay tổng bí thư nắm lực lượng công an chứ không phải thủ tướng và mọi cán bộ cấp cao sai phạm trong quản lý kinh tế đều có thể phải ngồi tù.
Về điểm thứ nhất, ngay từ ngày thành lập, Đ mà đại diện tối cao là tổng bí thư đã hiểu rõ tầm quan trọng của quân đội nên đã tự cơ cấu mình chức vụ chủ tịch quân uỷ trung ương. Chức vụ này cho phép tổng bí thư ra lệnh trực tiếp cho quân đội mà không cần phải thông qua trung gian. Tuy nhiên trong thời chiến, Đảng chỉ chú trọng đến quân đội mà coi thường công an là lực lượng quản lý sinh hoạt dân chúng hàng ngày, và việc kiểm soát lực lượng này được giao cho thủ tướng, chức vụ ban đầu chỉ được hoạch định như một anh thư kí cao cấp của chính phủ.
Tuy nhiên vào thời bình, việc Đ bỏ qua công an đã được chứng minh là một sai lầm chết người. Nhiệm kì của Ba Dũng đã chứng kiến sự lấn át toàn diện của thủ tướng trước tổng bí thư vì Ba Dũng ra lệnh được cho công an, và từ công an mà nắm báo chí, nắm doanh nghiệp, từ đó mà đe doạ hoặc tập hợp được các uỷ viên trung ương khác, những người xa lạ với quyền lực quân đội nhưng rất gần gũi và khiếp vía với công an. Chính sự lũng đoạn không thể kiểm soát của chính phủ NTD đã khiến Đ gần như sụp đổ.
Sau khi hất cẳng được Ba Dũng khỏi chức thủ tướng, giáo chủ đầu bạc vẫn chưa nhìn ra điểm cốt lõi này hoặc không đánh giá đúng tình hình nên vẫn thông qua thủ tướng để tiến hành các cuộc điều tra kinh tế. Chỉ đến khi trong nội bộ BCA có người tuồn tin cho TXT bỏ trốn cụ mới giật mình và ngay lập tức sửa sai bằng cách tự bố trí mình nắm chức uỷ viên Đ uỷ công an trung ương. Cụ chỉ là uỷ viên, bí thư là Tô Lâm nhưng ai cũng biết ông chủ của đ uỷ thực sự là ai. Từ việc sinh hoạt đ uỷ hàng tháng với công an mà cụ nắm được khối công an thay vì phải nghe báo cáo láo của chính phủ. Việc công an liên tục bắt các đ viên cấp cao không nghi ngờ gì nữa là chỉ thị trực tiếp của tổng bí thư.
Điểm thứ hai đáng chú ý là việc tổng bí thư NPT bỏ qua nguyên tắc hoà cả làng, tôi không làm gì anh thì anh cũng không làm gì tôi, mà mở đường cho việc trừng trị các sai phạm trong quá khứ, xoá bỏ luật ngầm hạ cánh an toàn với các quan chức cấp cao. Điều này dĩ nhiên là quan trọng vì nó để lại một khả năng dù nhỏ rằng sau khi về hưu ở tuổi 60, trong hai mươi năm cuối đời các đồng chí vẫn có khả năng bị thu hồi tài sản và ngồi tù, biến quả báo từ một khái niệm mơ hồ thành một việc rất thật và sát sườn.