Bàn về Home theater - kiến thức kiểu "cơm bình dân"!
Kính thưa các pác.
Sau vụ "tư vấn" chọn dàn home theater cho Tổ lái Bà bà theo kiểu ... VÔ TRÁCH NHIỆM (í nhầm , không chịu trách nhiệm ). Được các pác khuyến khích bằng vài trăm KM đường và hỏi han tiếp vài điều về audio; Gấu tôi thấy vụ này có vẻ làm ăn được nên mở topic về home theater nhằm kiếm thêm ít Km nữa. Rất mong BĐH bỏ quá cho.
Kiến thức dưới đây về Home theater chỉ thuộc dạng "cơm bình dân" nhưng hy vọng "lừa" được mấy pác lần đầu sắm dàn home theater. (l) (b). Còn các cụ lão làng audio thì iem xin Ạ trước 1 tiếng, mong các cụ đừng phá chỗ làm ăn của iem.:s
Bắt đầu từ đâu??
Âm nhạc trong nhà mình bắt đầu từ đâu? Đơn giản là:
Đĩa nhạc/film -> đầu CD/DVD -> receiver -> loa -> không gian trong phòng -> tai người nghe.
Thế thì cái gì quan trọng nhất? Thứ tự quan trọng sẽ đi theo chiều ngược lại (ví như tai điếc thì loa có hay mấy cũng vứt hoặc loa dở nhưng receiver cực ngon thì nghe cũng thế thôi...).
Vậy, xét một cách "toàn diện" thì cái sau phải "ngon" hơn hoặc bằng cái trước để cái cuối cùng (tai) mới hứng chọn được tinh túy âm nhạc chứa trong cái đĩa compact nhỏ bé kia. (tất nhiên, gặp đĩa thu tồi, nhạc dở thì dàn có hay mấy nghe vẫn dở mà thôi).
Một điều dễ thấy nữa là các bộ phận phải tương thích với nhau về mặt kỹ thuật, nếu kg nó sẽ chẳng kết nối được với nhau và còn "phá nhau" làm chất lượng của cả dàn giảm xuống.
Kết luận: cái tai của các pác là quan trọng nhất. Nhưng cái này thì ngoài tầm của iem. Mời các pác đến bác sĩ Tai - mũi - họng để được tư vấn. Gấu tôi xin bắt đầu từ cái tiếp theo (ngược chiều mũi tên):
PHÒNG NGHE (Cập nhật lúc 17h10 07/07/06)
Dàn bình dân không đòi hỏi phòng nghe cầu kỳ như dàn Hi-end (vì chất lượng dàn chỉ thường thường bậc trung), nhưng nếu được đặt trong một không gian tương đối chuẩn thì chất lượng âm thanh sẽ được cải thiện rõ rệt. Dàn đặt trong một phòng quá hẹp và dài như cái ống hoặc một phòng vuông chằn chặn kg thể cho ta âm thanh vòng giống như rạp hát.
Các pác hãy ngâm cứu bảng tỷ lệ kích thước phòng nghe dưới đây để đánh giá mức độ "lý tưởng" của căn phòng sẽ làm theater của mình (còn xây mới thì đây sẽ là cơ hội vàng để các pác thiết kế phòng nghe lý tưởng).
Chất lượng / chiều cao / X / Y
1 - 1 - 1,9 - 1,4
2 - 1 - 1,9 - 1,3
3 - 1 - 1,5 - 2,1
4 - 1 - 1,5 - 2,2
5 - 1 - 1,2 - 1,5
6 - 1 - 1,4 - 2,1
7 - 1 - 1,1 - 1,4
8 - 1 - 1,8 - 1,4
9 - 1 - 1,6 - 2,1
10 - 1 - 1,2 - 1,4
11 - 1 - 1,6 - 1,2
12 - 1 - 1,6 - 2,3
13 - 1 - 1,6 - 2,2
14 - 1 - 1,8 - 1,3
15 - 1 - 1,1 - 1,5
Trong đó X có thể là chiều dài và Y có thể là chiều rộng hoặc ngược lại.
Cấp chất lượng 1 là cao nhất. Tỷ lệ là vậy nhưng kinh nghiệm cho thấy bề ngang vào khoảng 4m thì kê dễ hơn. (dưới 3 mét thì làm khó iem rùi).
Đối với dàn ngày nay, việc kêu to quá dễ nhưng khi ta cần nó kêu nhỏ thôi và phải đảm bảo chất lượng âm (về đêm khuya chẳng hạn) thì nó lại khg đáp ứng được. Vặn volume to thì hàng xóm chửi, vặn nhỏ thì chẳng còn thấy bass đâu nữa. Lúc này, ngoài chất lượng dàn máy thì kích cỡ / tỷ lệ phòng nghe cũng giúp ta giải quyết phần nào trở ngại trên. Một phòng nghe tốt sẽ truyền đủ các tần số âm cao/ thấp đến tai người nghe và kg bị dội, nhiễu...
Ngoài tỷ lệ trên, trước khi mua dàn thì các pác cũng cần phải nhắm trước xem mua về sẽ kê nó ở chỗ nào? Có thể kê đúng kỹ thuật yêu cầu không? Công suất có vừa đủ không?
Ví dụ: Phòng nghe cỡ 30-40m2 mà thả một bộ dàn nhỏ xíu công suất nhỏ thì nghe còn dở hơn cả dàn ...vi tính hoặc lỡ bê một bộ dàn quá lớn, loa cột loa kèo hằm bà lằng về rồi kg biết kê ở đâu hoặc không thể kê được đúng như catalog nên dàn 5.1 mà nghe như là mono.
Sơ sơ là vậy.
Khi đã đem dàn về và lắp đặt xong, nghe thử. Có thể xuất hiện một số hiện tượng như bị dội, mất bass, thiếu tiếng trép v.v.... Lúc này ta còn phải xuất vài chiêu chỉnh sửa phòng ốc để triệt (hay giảm thiểu) mấy cái lỗi vớ vẩn đó. Tôi sẽ trình bày ở phần bố trí phòng nghe.
LỰA CHỌN LOA + RECEIVER + ĐẦU CD/DVD (Cập nhật 17h35 08/07/06)
Loa receiver - đầu DVD là 3 bộ phận cơ bản để cấu thành dàn home theater. Mức độ quan trọng của từng bộ phận thì đã nói ở trên nhưng nếu xét theo chiều ngược lại thì cũng có cái hay của nó. Giả dụ ta có được 1 đầu DVD chất lượng cao thì receiver phải ngon hơn và bộ loa thì phải cực ngon... mới đáp ứng được mặt tương thích và chất lượng. Và xét như vậy thì vô hình chung, ta đã đưa bộ dàn của mình lên một mức chất lượng tổng thể cao hơn. Nếu kg tỉnh táo và cứ lao vào cuộc đua kiểu này thì dàn hi-fi của bạn sẽ biết thành hi-end lúc nào kg hay.
Vì vậy, đối với phó thường dân chúng ta (chỉ coi home theater là một công cụ giải trí của gia đình) thì nên hoạch định tài chính trước khi sắm dàn home theater. Thông thường, bộ dàn khoảng từ 1500$ - 2000$ là đủ thoả mãn nhu cầu trung bình của mọi người. Người ta thường phân chia chi phí theo tỷ lệ sau: Loa: 50% - receiver: 30% - DVD: 15% - dây+cáp: 5% . Việc phân chia này đảm bảo cho các bộ phận trong bộ dàn có độ tương thích và đáp ứng lẫn nhau về chất lượng như đã nói ở trên. Tất nhiên trên thực tế, tỷ lệ có thể xê dịch chút đỉnh nhưng kg nên sai số nhiều quá.
1/ Hệ thống Loa (speaker).
Nếu nói thêm về nguyên lý, cấu tạo của các loại loa thì sợ loãng chủ đề. Sau đây coi như các pác đã biết thế nào là thùng loa kín, thùng loa hở, loa nhiều đường tiếng, loa toàn dải . Tôi chỉ nói về nguyên tắc chung của hệ thống loa dùng cho HT mà thôi.
Chuẩn âm thanh cơ bản của dàn HT là âm thanh 6 đường tiếng người ta gọi là chuẩn 5.1 hay AC3, DTS. Ngoài ra HT vẫn đáp ứng âm thanh stereo 2 đường tiếng hoặc các biến thể của âm thanh stereo (vẫn là âm stereo nhưng xuất ra tất cả các loa trong hệ thống).
Công dụng của các loa là:
+ 2 loa chính front L/R: xuất ra toàn bộ âm thanh.
+ 1 loa center: chủ yếu âm trung: như lời thoại trong films, giọng hát của ca sĩ
+ 2 loa surround: tạo hiệu ứng âm thành vòng, âm thanh chuyển động
+ 1 loa SUB: tạo các âm bass nhưng thực ra nó chỉ có tác dụng cao khi có các âm thấp mạnh như tiếng nổ, tiếng sấm rền .
Ngoài ra các hệ thống 6.1 7.1 9.1 . sẽ có thêm các loa surr giải đều xung quanh để tăng cường hiệu ứng âm thanh vòng mà thôi.
Với công dụng như trên nên hiện nay hệ thống loa của HT thường có 2 kiểu cơ bản:
+ Kiểu thông thường nhất là: gồm 2 loa cột (front L/R) + 3 loa nhỏ (loa vệ tinh) + 1 loa SUB (nhiều khi người ta đấu 2 loa SUB cho bốc). Kiểu này vừa để xem film, vừa nghe nhạc stereo tốt.
+ Kiểu 2: gồm 5 loa vệ tinh (kể cả loa L/R cũng là loa nhỏ) + 1 loa SUB. Do các loa vệ tinh có đường kính loa tương đối nhỏ (nhỏ hơn hoặc bằng 12cm) nên nó kg đáp ứng được hết các tần số từ cao -> thấp. Do đó, hệ thống luôn có kiểu setup dành cho loa vệ tinh. Lúc này 5 loa vệ tinh chỉ xuất ra các tiếng có tần số trung bình trở lên, còn âm thấp do loa SUB phụ trách.Vì vậy, hệ thống kiểu này chỉ dùng xem films là chính, còn nghe nhạc stereo sẽ kg hay lắm. Thế nên các pác kg nên mua bộ loa vệ tinh + sub kiểu này.
Do quá nhiều loại loa và có nhiều mức giá khác nhau nên người bán (cốt để bán được hàng) thường khuyên người mua chọn mua 2 loa L/R là loa xịn (đắt tiền) còn các loa còn lại có thể mua loa rẻ tiền và tất nhiên các loa kg cùng một hãng. Tuy nhiên thực tế, mỗi hãng loa đều có bí quyết riêng của họ, loa của các hãng khác nhau sẽ có chất âm và giọng khác nhau (giống như giọng Sì gòn với Hà Nội ý mà). Vì thế, tổng hợp những lưu ý khi chọn hệ thống loa cho HT là:
+ Tất cả loa cùng một hãng. Tối thiểu thì cũng phải chọn 2 loa L/R và loa center của cùng một hãng.
+ Loa L/R tốt nhất là loa cột, có 3 đường tiếng (1 trép, 1 trung và 2 loa bass thì quá tốt). Tránh dùng các loại loa có loa bass hướng ra 2 bên hoặc loa hướng cả về cả phía trước và phía sau (như loa Bose 601 701 chẳng hạn) sẽ rất khó kê để cho âm thanh hay vì đây là loại loa dùng cả âm thanh trực tiếp và âm thanh phản hồi từ tường
+ Công suất loa L/R chỉ cần 200W đổ xuống. Công suất loa Cen. hay Surr bằng ½ loa L/R là ổn (mặc dù công suất ra loa từ receiver là như nhau nhưng các pác cứ yên tâm nó kg cháy đâu . Lý do dài dòng miễn giải thích). Điều quan trọng là công suất min của loa càng thấp càng tốt. Sẽ có lợi khi các pác cần nghe nhạc về đêm.
Công suất loa lớn chưa hẳn là hợp lý, bởi vì các phòng nghe hiện tại phần lớn cỡ 20-30m2. Với diện tích này thì các loa cỡ 150W/1 loa đã là quá đủ. Nếu sắm loa công suất lớn thì receiver cũng phải có công suất tương thích -> vừa tốn tiền loa vừa tốn tiền receiver nhưng lại chẳng bao giờ dùng hết cái công suất đó.
Ngược lại công suất SUB càng lớn càng tốt, vì nó có volume riêng để chỉnh rồi. To quá thì hạ xuống chẳng sao, nhưng nhỏ quá thì nghe tiếng nổ không đã (y) .
Nguyên tắc bố trí dàn loa 5.1 (cập nhật 22h00 08/07/06)
Trong manual kèm theo máy hay loa đều có phần hướng dẫn lắp đặt hệ thống loa. Các pác cứ theo đó mà sắp đặt Tuy nhiên, có một số nguyên tắc chung cần chú ý là:
+ Loa L/R đặt cách tường 2 bên và phía sau tối thiểu 30cm.
+ Loa center đặt ở chính giữa, mặt loa center và loa L/R nằm trên cùng một mặt phẳng. Chiều cao vị trí đặt loa center và loa trép của loa L/R mang với tai của người ngồi nghe.
Loa center thường đặt trên đầu TV (TV thường ) hoặc dưới LCD Mục đích là để tiếng phát ra trên loa trùng với nhấp nháy miệng của diễn viên. Nếu thấy kg khớp thì đọc kỹ trong hướng dẫn sử dụng của receiver sẽ có phần hướng dẫn cách chỉnh để hết hiện tượng này.
+ Vị trí ngồi nghe lý tưởng là đỉnh của tam giác cân (hay đều) mà 2 đỉnh còn lại là loa L/R. Góc ngồi tạo với 2 loa L/R thành một góc 45-60 độ là lý tưởng nhất. Nếu cạnh của tam giác quá lớn và nghe các âm cao phát ra từ loa L/R không được tập trung thì có thể xoay cho mặt trước của 2 loa L/R hướng về phía người nghe để nghe các âm cao (có tính định hướng) tốt hơn.
Không nên chọn vị trí ngồi nghe ở sát tường phía sau, sẽ nghe âm phản hồi từ tường rất mạnh.
+ Loa surr đặt ở phía sau người nghe và hướng về phía người nghe. Loa thường được bắt trên tường hoặc kê trên giá cao. Khoảng cách từ loa surr đến tai người nghe tốt nhất là bằng với khoảng cách từ loa L/R đến vị trí ngồi nghe. Tuy nhiên, do phòng nghe thường có bề ngang hẹp nên khoảng cách trên chỉ cần bằng khoảng 2/3 là đẹp. Góc người nghe với 2 loa surr là 120 độ. Loa surr đặt ở độ cao hơn tai người ngồi nghe khoảng 1m trở lên. Nếu bề ngang nhà rộng trên 5m và receiver có đường ra surround back thì có thể lắp thêm loa phía sau còn kg thì thôi.
+ Loa SUB về lý thuyết có thể đặt đâu cũng được (vì âm bass vô hướng) nhưng thường đặt ở đặt phía trong- giữa loa L và center nhưng lệch về loa L. Một số hãng như Yamaha lại hướng dẫn lắp SUB ở 2 lên loa L/R ở phía ngoài.
Âm bass không chỉ phát ra từ loa SUB mà còn phát ra từ loa L/R nên nếu phối hợp vị trí đặt loa SUB và loa L/R kg tốt thì các loa này có thể làm triệt âm trầm.
Mẹo tìm chỗ đặt loa SUB là: hãy kê loa SUB đúng ngay chỗ mình ngồi nghe. Sau đó mở các bản nhạc có nhiều tiếp bass (ví dụ như khúc dạo Hotel California chẳng hạn), lúc này bạn hãy nằm bò xuống nền nhà ở ngay các vị trí dự định đặt loa SUB để nghe. Chỗ nào nghe thấy tiếng bass rõ nhất thì đấy chính là vị trí đặt loa sub tốt nhất (vị trí này chắc chẵn kg nằm ở giữa nhà hay ở trong các góc nhà nên đừng bò vào mấy chỗ này). Một lưu ý là chỉ nên thử như trên khi đối tác của mình vắng nhà kẻo mấy bác ấy tưởng các pác bị ... chập thì iem kg chịu trách nhiệm.
Sau khi lắp đặt xong hệ thống loa. Nối dây với receiver (nhớ nối đúng kênh và đúng cực âm/dương). Sau đó các pác có thể sử dụng chức năng test loa trên receiver để kiểm tra và hiệu chỉnh các loa. Với các receiver đời mới đã có chức năng tự động setup, hãy sử dụng chắc năng này trước để hệ thống tự động setup sau đó test lại và chỉnh nhân công thêm một tý cho hay ho theo ý mình.
Coi như xong phần LOA, tiếp theo sẽ là receiver.
2/ Receiver (cập nhật 14h05 17/07/06)
Cách đây khoảng vài năm, các hãng sản xuất thường đua nhau nâng cấp receiver bằng cách đưa ra nhiều phiên bản mới, đời sau luôn có nhiều tính năng hơn đời trước như để khẳng định sự vượt trội về công nghệ của mình. Tuy nhiên, sự phát triển thái quá làm cho người dùng cũng ngán ngẩm theo vì vô hình chung đã phải bỏ ra cả đống tiền để ôm một cái receiver rất nhiều tính năng nhưng thực tế chẳng bao giờ dùng đến, hoặc có xài thì cũng chỉ nhận được thứ âm thanh ảo ảo mà thôi.
Ngày nay, khi công nghệ ghi âm ngày càng hoàn thiện thì người nghe cũng có xu hướng muốn tận hưởng những âm thanh cội nguồn một cách trung thực và tự nhiên nhất. Vì thế mấy cái options kê sẵn các kiểu âm thanh giả lập trong receiver như: âm sân khấu, sàn nhảy, âm theo thể loại nhạc... phút chốc trở thành một thứ lựa chọn kiểu nhà quê.
Thế nên, trước một rừng receiver với các tính năng tả phế lù như vậy, để tránh bị nghe ca múa nhạc tổng hợp từ người bán, các bác nên tập trung kiểm tra, xem xét một số tiêu chí sau:
a/ Kiểm tra trở kháng ra loa:
Theo nguyên tắc trở kháng ra loa của amply phải luôn nhỏ hơn hoặc bằng trở kháng loa. Vì vậy, trước khi mua receiver cần xác định rõ nó sẽ dùng kéo loại loa nào? (cho cả hiện tại và tương lai)
Hiện tại, trong các loại receiver thông dụng đang có trên thị trường thì Yamaha dễ phối hợp với các loại loa nhất do trở kháng tối thiểu ra loa của nó thường nhỏ đến 2 ohms, kế đến là Denon: 6 ohms và Pioneer: 8 ohms Tuy nhiên trở kháng ra loa thấp mới chỉ là một tiêu chí khi lựa receiver, chưa thể kết luận receiver tốt hay kg bằng chỉ số này.
b/ Công suất ra loa của amply/receiver:
Thời buổi thị trường, cách ghi công suất trong các dàn âm thanh trở nên rất tuỳ tiện. Vì thế mới có chuyện một bộ dàn nhỏ tí xíu nhưng được quảng cáo có công suất đến mấy nghìn woát. Hay chịu khó cộng trừ thì cũng dễ thấy là tổng công suất ra loa của receiver luôn lớn hơn công suất tiêu thụ điện của chính nó
Vì vậy, tốt nhất là mình phải có cách riêng để xác định công suất receiver thế nào là phù hợp với bộ loa đi kèm. Xin đưa ra mấy cách sau:
+ Công suất receiver:
Công suất phối hợp tối thiểu của receiver để đánh mỗi kênh chính (L/R) phải là:
(CSLoa max + CSLoa min):2 + CSLoa min = CSra 1 kênh chính
Ví dụ: công suất loa chính ghi là: 10w->200w thì công suất tối thiểu ra kênh chính của amply phải là: (10+200):2+10 = 115w
=> công suất tối thiểu của receiver phải là 115w/1kênh (Do các receiver đời mới công suất ra các kênh bằng nhau nên các kênh surr, center có thể lấy luôn thông số này).
Tuy vậy, nếu kg lựa được receiver có công suất lớn thì chí ít cũng phải lựa loại có công suất tiêu thụ điện cỡ 280W trở lên thì mới kéo được dàn loa để nghe trong phòng cỡ 20-30m2.
Một điểm cần chú ý nữa là: đối với các receiver hạng hi-fi (thường dưới 1000$), chất lượng chỉ bình bình vì vậy không nên phối với loa có độ nhạy cao quá vì như vậy các tạp âm phát ra từ receiver sẽ được loa thu nhận và phát lại hết. Thế mới có chuyện: loa xịn lại nghe dở hơn loa thường!.
+ Công suất amply stereo:
Về lý thuyết để đảm bảo độ an toàn cho loa thì người ta tính công suất ra loa của amply nhỏ bằng 2/3 tổng công suất loa (như vậy loa không bao giờ bị quá tải) nhưng thực tế dân pro thường làm ngược lại. Bởi lẽ nếu amply mạnh hơn loa thì tiếng loa sẽ căng và thật hơn; amply chịu tải ở mức thấp sẽ xử lý âm thanh tốt hơn... (Các bác cũng không phải lo nhiều về khả năng cháy loa do quá tải vì khi ở nhà chẳng ai chịu được công suất loa ở mức lớn trong nhiều giờ liên tục - trừ khi xỉn).
Thông thường để đảm bảo âm ly có kể kéo được lao thì người ta hay lựa tổng công suất (tối đa) của 2 loa tối thiểu phải bằng 2/3 công suất tiêu thụ điện của amply.
+ Ngoài việc lựa chọn công suất, dân pro thường đánh giá khả năng đảm bảo công suất thực của amply hay receiver bằng cách so sánh trọng lượng của chính nó. 2 amply có cùng công suất ra (theo catalog) nhưng amply nào nặng hơn thì sẽ có công suất ra ổn định hơn. (Thực ra, thì phải xem xét cục biến áp và các tụ lọc nguồn trong amply lớn hay nhỏ, nặng nhẹ thế nào nhưng hàng brand new chẳng ai cho mở ra nên đành đánh giá theo kiểu áng chừng như vậy). Thông thường một amply/receiver tốt sẽ nặng trên 15kg.
c/ Khả năng setup:
Muốn nghe được âm thanh 5.1 thì dàn phải có khả năng setup tốt. Các dàn ngày nay đều có chức năng setup/cân chỉnh tự động để đơn giản hoá tối đa khâu lắp đặt. Tuy vậy trong việc thưởng thức/định vị âm thanh thì con người vẫn có cách nhận biết riêng của mình. Vì vậy, bên cạnh chức năng setup tự động thì các dàn có kèm theo chức năng setup bằng nhân công linh động sẽ được đánh giá cao hơn.
d/ Nhạc tính của receiver:
Việc tất nhiên là phải nghe thử chính bộ loa và receiver định mua để xem có hợp lỗ nhĩ của mình không trước khi rút hầu bao (mà thường đã rút ra thì khg bao giờ bỏ vào lại được nữa). Tốt nhất là kiếm được một bộ dàn của bạn bè (giống với bộ mình định mua) để nghe thử và rút kinh nghiệm.
Muốn thử được tốt thì hãy chuẩn bị sẵn một số đĩa thuốc của chính mình để so sánh giữa âm thanh của dàn định mua với âm thanh mà mình đã kết trước đó.
Việc cần lưu ý là khi thử máy người bán luôn cố tình vặn volume thật lớn, các loa kêu rất to để tai mình kg thể nhận ra các kiếm khuyết về âm thanh. Vì vậy, hãy tự mình thử và hãy vặn volume ở mức vừa đủ nghe, kết hợp điều chỉnh một số núm nút trên receiver để xác định chất lượng âm thanh.
Khi nghe thử, hãy sử dụng các đĩa ca nhạc có tương đối đủ tiết tấu từ cao đến thấp. Đĩa DVD 5.1 để thử âm thanh 5.1. Đĩa CD để thử âm thanh stereo. Khi thử tính năng stereo hãy chuyển đầu về chế độ stereo và nên setup receiver về chế độ chỉ có 2 loa L/R - cắt cả đường SUB. Nếu đĩa DVD kg được thu ở chế độ 5.1 thì receiver sẽ tự động setup ở dạng âm prologic. Để nghe hay hơn hãy chỉnh sang chế độ stereo 2 kênh.
Cuối cùng, xin nhớ rằng mình mua dàn về để cho mình nghe. Vì vậy, hãy tự thử và nghe thấy hay là được. Ý kiến của người khác chỉ là để tham khảo mà thôi (đừng thấy họ khen hay hoặc chê dở mà mình nghe theo).
3/ Đầu DVD
Đối với đầu DVD hi-fi thì không quá khó để lựa chọn. Vì vậy, chỉ xin mấy lưu ý nhỏ:
+ Về âm thanh:
Âm thanh 5.1 chỉ được truyền từ DVD qua receiver bằng đường cáp quang (Optical) hay đường cáp đồng trục (Coaxial). Đường AV chỉ cho ra âm thanh stereo/prologic (dù disc DVD là 5.1 đi nữa). Vì vậy, nhất thiết phải lựa đầu DVD có đường ra cáp quang và cáp đồng trục. Theo kinh nghiệm của bản thân thì dùng cáp đồng trục sẽ nghe nhạc hay hơn (nhưng oái oăn thay là một số đầu rẻ tiền thường không có đường này).
Một số đầu có sẵn bộ giải mã nên có 6 đường ra analog để nối với receiver bằng các dây AV. Tuy vậy bộ giải mã của DVD không thể tốt hơn của receiver nên khg ai dùng đường này. Vì vậy, các đầu DVD sau này cũng bỏ các đường này luôn.
+ Về đường hình:
Các đầu DVD có đường ra component (3 đường hình riêng) và có chức năng progressive scan sẽ là lựa chọn số một. Khi đấu thẳng với TV bằng đường này sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt nhất và chức năng progressive scan mới có tác dụng (tất nhiên TV cũng phải có đường vào và chức năng này).
Cuối cùng, cũng như amply, trọng lượng của đầu DVD cũng của phần nào cũng nói lên chất lượng của nó.
4/ Một tý về dây loa và cáp truyền tín hiệu
Đối với các bộ dàn HT dưới 2000$ thì cáp nối và dây loa không quan trọng lắm nhưng nếu kiếm được loại tương xứng về chất lượng thì không phải là thừa. Đầu tiên là phải có tối thiểu 1 sợi cáp quang hoặc cáp đồng trục để kết nối giữa DVD và receiver. Nếu không sẽ không nghe được âm 5.1 và giá trị của bộ dàn sẽ là số 0. Thường thì các loại cáp quang và cáp đồng trục có giá khoảng 15$/1 sợi cỡ 0,5m là đã nghe được. Dây nối loa thì nên chọn loại lõi dây được tết bằng nhiều sợi đồng nhỏ và mềm. (nếu là dây mạ bạc thì quá tốt nhưng chắc kg có giá rẻ). Ở đây, chất lượng đồng là điều cần chú ý vì dây đồng loại xấu dùng lâu ngay sẽ bị ô-xuýt hoá làm khả năng dẫn điện kém đi. Hãy xin người mua một đoạn dây cũ cùng loại để xem đồng ở chỗ cắt có bị xỉn màu hay kg là biết được chất lượng dây.
Thường dây loa giá khoảng 15-20K Vnd/1mét trở lên là có thể dùng được.
ĐIỀU CHỈNH PHÒNG NGHE và THƯỞNG THỨC Cập nhật 22h20 19/07/06
Thế là các bác đã sắm cho mình được bộ dàn. Sau khi kệ nệ bê về, kê kích, lắp ráp và setup Những âm thanh đầu tiên sẽ làm cho mình ngây ngất và đây là thời kỳ cảm thấy bộ dàn của mình nghe hay nhất, đáng đồng tiền bát gạo nhất
Nhưng hạnh phúc đấy chẳng được bao lâu. Sau thời gian nghe đã quen tai, lúc này mới cảm thấy âm thanh và phòng nghe hình như có vấn đề. Đừng vội nghĩ mình đã bị lừa, đã mua phải bộ dàn không hay và vội vã tìm cách thay loa, đổi đầu Hãy bình tĩnh lắng nghe, nhận biết và điều chỉnh. Các âm thanh sẽ lại ngọt ngào như xưa và bây giờ thì đúng là ngọt thật chứ kg phải bị sốc do nghe lần đầu. (cũng chính vì lý do này nên tôi mới khuyên các bác kg chỉnh sửa phòng từ đầu mà đợi đến lúc này). Sau đây là một số hiện tượng thường gặp và cách xử lý:
1/ Hiện tượng âm bị dội đi dội lại:
Khi bộ dàn HT được đặt trong phòng có tường 2 bên song song, phẳng thì khả năng sẽ bị hiện tượng âm thanh từ loa -> đập vào 1 bên tường -> dội sang tường đối diện -> bị dội ngược lại và nó sẽ tiếp tục qua lại như vậy. Tuy cường độ sẽ giảm dần nhưng nó làm cho âm thanh như bị kéo dài ra nghe không thật. Các bác có thể hình dung hiện tượng này như khi ta đứng giữa 2 chiếc gương soi lớn đặt song song. Nhìn vào một gương sẽ thấy bóng của gương đối diện và trong bóng gương lại có cái gương nhỏ hơn
Hiện tượng âm dội đi dội lại sẽ thấy rõ khi ở trong một phòng rỗng không kê đồ đạc. Các bác chỉ cần vỗ tay 1 cái là nghe thấy tiếng vỗ vọng đi vọng lại rất lâu.
Khi bị hiện tượng này, chỉ cần đặt các vật tiêu âm ở một trong hai bức tường là hết. Thường thì người ta hay treo các bức tranh thảm lớn và dầy ở một trong 2 bức tường, treo rèm nếu là cửa sổ bằng kính và cũng có thể kê 1 giá sách lớn dọc một bên tường (tất nhiên phải đầy sách)
2/ Âm dội từ sàn và tường:
Do loa chính thường đặt gần sát 2 bên tường và gần mặt sàn nên ngoài âm thanh trực tiếp đi từ loa thẳng đến tai người nghe còn có các âm phản xạ từ tường/sàn. Do quãng đường đi của âm phản xạ dài hơn và nó còn phụ thuộc vào độ phản âm của sàn hay tường nên sẽ lệch pha với âm trực tiếp gây ra hiện tượng nhiễu âm, làm cho ta nghe được một thứ âm méo mó.
Tuy nhiên, nếu triệt hết các nguồn âm vọng từ tường và sàn thì âm thanh lại có vẻ không thật. Nguyên do là khi nghe nhạc sống, do khán phòng là một không gian lớn, không thể khử hết được hiện tượng phản âm. Vì vậy, người nghe nhạc sống luôn trong trạng thái nghe được âm chính và âm phản xạ rồi thành quen tai. Nay nghe ở nhà bị khử mất mấy cái tạp âm này thành ra có cảm giác không thật, không giống như nghe nhạc sống. Vì vậy, tốt nhất là ta chỉ điều tiết mức độ dội cho vừa tai chứ đừng triệt hết nó.
Cách đầu tiên là hãy treo một tấm tranh lớn (như tranh lụa, tranh sơn dầu và quá tốt nếu là tranh thảm) ở bức tường mặt sau của bộ dàn. Trải thảm sàn ở vùng đặt loa, vùng sàn trước chỗ ngồi nghe. Nếu vẫn cảm thấy âm thanh chưa thật (nhất là phòng nhỏ quá) thì đành trải thảm toàn bộ sàn. Theo kinh nghiệm thì các loại thảm len dầy sẽ hút âm tốt hơn thảm sàn công nghiệp. Vì vậy, khi sàn nhà đã lát gạch, gỗ đẹp. Tốt nhất là kiếm một tấm thảm Ba-tư cỡ 2x2m về trải trước bộ sa-lông ngồi nghe, vừa sang trọng vừa hút âm tuyệt vời. Nghế ngồi nghe cũng nên là loại bọc nỉ, vải bố gai để tăng cường sự hút âm.
3/ Tiếng bass dày và nặng:
Hiện tượng này phát sinh do việc phối hợp loa sub và loa main (L/R) không tốt như đã nói ở trên. Cũng có thể do độ hấp thụ tiếng bass của phòng quá thấp. Vì vậy, khi gặp hiện tượng này thì hãy tìm vị trí khác để kê lại loa sub. Tiếp đến có thể làm 2 cột chân voi để dựng vào góc phòng ở sau loa chính sẽ làm cho tiếng bass mềm hơn.
Cột chân voi có thể tự chế bằng cách lấy lưới mắt cáo bằng sắt, cuốn thành một cái ống có đường kính khoảng 20cm, cao 1m (tốt nhất là cao bằng chiều cao của loa - kể cả chân). Tiếp theo cuốn 1 lớp vải màn ra ngoài thành ống (để bông gòn không rơi vào lòng ống). Lấy bông gòn cuốn tiếp ra ngoài thành một lớp bông xốp dầy khoảng 5-10 cm. Ngoài cùng bọc bằng vải gai, vải bố, vẽ hình trang trí cho đẹp Sau khi hoàn thành thì dựng nó vào góc phòng và nhớ là phía dưới nên làm chân để kê phần ống trụ hở cách mặt sàn cỡ 5cm. Thế là xong.
Nếu lười làm cột chân voi thì mỗi lần nghe cứ lấy đại 2 cái gối ôm dựng vào góc thì cũng cải thiện được chút đỉnh.
4/ Chú ý tới các vật phản âm lớn:
+ Màn hình lớn của TV cũng là vật phản xạ âm rất mạnh. Vì vậy, nếu có thể thì cố gắng kê màn hình lùi lại phía sau các loa (chú ý vẫn phải giữ cho loa L/R và Center cùng 1 mặt phẳng đứng và nhớ setup loa center để âm trùng với cử động trên hình).
+ Cửa ra vào bằng kính, các bức tranh treo có khung kính, mặt tường phía sau phòng nghe cũng là các vật đáng lưu ý. Hãy từ từng chỉnh sửa. Đừng làm một lần mà có khi triệt hết âm lúc nào kg hay.
Cuối cùng, sau khi chỉnh sửa lại phòng nghe, hãy setup hệ thống lại một lần nữa cho phù hợp và xin mời thưởng thức để thấy sự khác biệt (hay hơn hay dở hơn tuỳ thuộc và khả năng của người thực hiện trong các trường hợp cụ thể)
Kính thưa các pác.
Sau vụ "tư vấn" chọn dàn home theater cho Tổ lái Bà bà theo kiểu ... VÔ TRÁCH NHIỆM (í nhầm , không chịu trách nhiệm ). Được các pác khuyến khích bằng vài trăm KM đường và hỏi han tiếp vài điều về audio; Gấu tôi thấy vụ này có vẻ làm ăn được nên mở topic về home theater nhằm kiếm thêm ít Km nữa. Rất mong BĐH bỏ quá cho.
Kiến thức dưới đây về Home theater chỉ thuộc dạng "cơm bình dân" nhưng hy vọng "lừa" được mấy pác lần đầu sắm dàn home theater. (l) (b). Còn các cụ lão làng audio thì iem xin Ạ trước 1 tiếng, mong các cụ đừng phá chỗ làm ăn của iem.:s
Bắt đầu từ đâu??
Âm nhạc trong nhà mình bắt đầu từ đâu? Đơn giản là:
Đĩa nhạc/film -> đầu CD/DVD -> receiver -> loa -> không gian trong phòng -> tai người nghe.
Thế thì cái gì quan trọng nhất? Thứ tự quan trọng sẽ đi theo chiều ngược lại (ví như tai điếc thì loa có hay mấy cũng vứt hoặc loa dở nhưng receiver cực ngon thì nghe cũng thế thôi...).
Vậy, xét một cách "toàn diện" thì cái sau phải "ngon" hơn hoặc bằng cái trước để cái cuối cùng (tai) mới hứng chọn được tinh túy âm nhạc chứa trong cái đĩa compact nhỏ bé kia. (tất nhiên, gặp đĩa thu tồi, nhạc dở thì dàn có hay mấy nghe vẫn dở mà thôi).
Một điều dễ thấy nữa là các bộ phận phải tương thích với nhau về mặt kỹ thuật, nếu kg nó sẽ chẳng kết nối được với nhau và còn "phá nhau" làm chất lượng của cả dàn giảm xuống.
Kết luận: cái tai của các pác là quan trọng nhất. Nhưng cái này thì ngoài tầm của iem. Mời các pác đến bác sĩ Tai - mũi - họng để được tư vấn. Gấu tôi xin bắt đầu từ cái tiếp theo (ngược chiều mũi tên):
PHÒNG NGHE (Cập nhật lúc 17h10 07/07/06)
Dàn bình dân không đòi hỏi phòng nghe cầu kỳ như dàn Hi-end (vì chất lượng dàn chỉ thường thường bậc trung), nhưng nếu được đặt trong một không gian tương đối chuẩn thì chất lượng âm thanh sẽ được cải thiện rõ rệt. Dàn đặt trong một phòng quá hẹp và dài như cái ống hoặc một phòng vuông chằn chặn kg thể cho ta âm thanh vòng giống như rạp hát.
Các pác hãy ngâm cứu bảng tỷ lệ kích thước phòng nghe dưới đây để đánh giá mức độ "lý tưởng" của căn phòng sẽ làm theater của mình (còn xây mới thì đây sẽ là cơ hội vàng để các pác thiết kế phòng nghe lý tưởng).
Chất lượng / chiều cao / X / Y
1 - 1 - 1,9 - 1,4
2 - 1 - 1,9 - 1,3
3 - 1 - 1,5 - 2,1
4 - 1 - 1,5 - 2,2
5 - 1 - 1,2 - 1,5
6 - 1 - 1,4 - 2,1
7 - 1 - 1,1 - 1,4
8 - 1 - 1,8 - 1,4
9 - 1 - 1,6 - 2,1
10 - 1 - 1,2 - 1,4
11 - 1 - 1,6 - 1,2
12 - 1 - 1,6 - 2,3
13 - 1 - 1,6 - 2,2
14 - 1 - 1,8 - 1,3
15 - 1 - 1,1 - 1,5
Trong đó X có thể là chiều dài và Y có thể là chiều rộng hoặc ngược lại.
Cấp chất lượng 1 là cao nhất. Tỷ lệ là vậy nhưng kinh nghiệm cho thấy bề ngang vào khoảng 4m thì kê dễ hơn. (dưới 3 mét thì làm khó iem rùi).
Đối với dàn ngày nay, việc kêu to quá dễ nhưng khi ta cần nó kêu nhỏ thôi và phải đảm bảo chất lượng âm (về đêm khuya chẳng hạn) thì nó lại khg đáp ứng được. Vặn volume to thì hàng xóm chửi, vặn nhỏ thì chẳng còn thấy bass đâu nữa. Lúc này, ngoài chất lượng dàn máy thì kích cỡ / tỷ lệ phòng nghe cũng giúp ta giải quyết phần nào trở ngại trên. Một phòng nghe tốt sẽ truyền đủ các tần số âm cao/ thấp đến tai người nghe và kg bị dội, nhiễu...
Ngoài tỷ lệ trên, trước khi mua dàn thì các pác cũng cần phải nhắm trước xem mua về sẽ kê nó ở chỗ nào? Có thể kê đúng kỹ thuật yêu cầu không? Công suất có vừa đủ không?
Ví dụ: Phòng nghe cỡ 30-40m2 mà thả một bộ dàn nhỏ xíu công suất nhỏ thì nghe còn dở hơn cả dàn ...vi tính hoặc lỡ bê một bộ dàn quá lớn, loa cột loa kèo hằm bà lằng về rồi kg biết kê ở đâu hoặc không thể kê được đúng như catalog nên dàn 5.1 mà nghe như là mono.
Sơ sơ là vậy.
Khi đã đem dàn về và lắp đặt xong, nghe thử. Có thể xuất hiện một số hiện tượng như bị dội, mất bass, thiếu tiếng trép v.v.... Lúc này ta còn phải xuất vài chiêu chỉnh sửa phòng ốc để triệt (hay giảm thiểu) mấy cái lỗi vớ vẩn đó. Tôi sẽ trình bày ở phần bố trí phòng nghe.
LỰA CHỌN LOA + RECEIVER + ĐẦU CD/DVD (Cập nhật 17h35 08/07/06)
Loa receiver - đầu DVD là 3 bộ phận cơ bản để cấu thành dàn home theater. Mức độ quan trọng của từng bộ phận thì đã nói ở trên nhưng nếu xét theo chiều ngược lại thì cũng có cái hay của nó. Giả dụ ta có được 1 đầu DVD chất lượng cao thì receiver phải ngon hơn và bộ loa thì phải cực ngon... mới đáp ứng được mặt tương thích và chất lượng. Và xét như vậy thì vô hình chung, ta đã đưa bộ dàn của mình lên một mức chất lượng tổng thể cao hơn. Nếu kg tỉnh táo và cứ lao vào cuộc đua kiểu này thì dàn hi-fi của bạn sẽ biết thành hi-end lúc nào kg hay.
Vì vậy, đối với phó thường dân chúng ta (chỉ coi home theater là một công cụ giải trí của gia đình) thì nên hoạch định tài chính trước khi sắm dàn home theater. Thông thường, bộ dàn khoảng từ 1500$ - 2000$ là đủ thoả mãn nhu cầu trung bình của mọi người. Người ta thường phân chia chi phí theo tỷ lệ sau: Loa: 50% - receiver: 30% - DVD: 15% - dây+cáp: 5% . Việc phân chia này đảm bảo cho các bộ phận trong bộ dàn có độ tương thích và đáp ứng lẫn nhau về chất lượng như đã nói ở trên. Tất nhiên trên thực tế, tỷ lệ có thể xê dịch chút đỉnh nhưng kg nên sai số nhiều quá.
1/ Hệ thống Loa (speaker).
Nếu nói thêm về nguyên lý, cấu tạo của các loại loa thì sợ loãng chủ đề. Sau đây coi như các pác đã biết thế nào là thùng loa kín, thùng loa hở, loa nhiều đường tiếng, loa toàn dải . Tôi chỉ nói về nguyên tắc chung của hệ thống loa dùng cho HT mà thôi.
Chuẩn âm thanh cơ bản của dàn HT là âm thanh 6 đường tiếng người ta gọi là chuẩn 5.1 hay AC3, DTS. Ngoài ra HT vẫn đáp ứng âm thanh stereo 2 đường tiếng hoặc các biến thể của âm thanh stereo (vẫn là âm stereo nhưng xuất ra tất cả các loa trong hệ thống).
Công dụng của các loa là:
+ 2 loa chính front L/R: xuất ra toàn bộ âm thanh.
+ 1 loa center: chủ yếu âm trung: như lời thoại trong films, giọng hát của ca sĩ
+ 2 loa surround: tạo hiệu ứng âm thành vòng, âm thanh chuyển động
+ 1 loa SUB: tạo các âm bass nhưng thực ra nó chỉ có tác dụng cao khi có các âm thấp mạnh như tiếng nổ, tiếng sấm rền .
Ngoài ra các hệ thống 6.1 7.1 9.1 . sẽ có thêm các loa surr giải đều xung quanh để tăng cường hiệu ứng âm thanh vòng mà thôi.
Với công dụng như trên nên hiện nay hệ thống loa của HT thường có 2 kiểu cơ bản:
+ Kiểu thông thường nhất là: gồm 2 loa cột (front L/R) + 3 loa nhỏ (loa vệ tinh) + 1 loa SUB (nhiều khi người ta đấu 2 loa SUB cho bốc). Kiểu này vừa để xem film, vừa nghe nhạc stereo tốt.
+ Kiểu 2: gồm 5 loa vệ tinh (kể cả loa L/R cũng là loa nhỏ) + 1 loa SUB. Do các loa vệ tinh có đường kính loa tương đối nhỏ (nhỏ hơn hoặc bằng 12cm) nên nó kg đáp ứng được hết các tần số từ cao -> thấp. Do đó, hệ thống luôn có kiểu setup dành cho loa vệ tinh. Lúc này 5 loa vệ tinh chỉ xuất ra các tiếng có tần số trung bình trở lên, còn âm thấp do loa SUB phụ trách.Vì vậy, hệ thống kiểu này chỉ dùng xem films là chính, còn nghe nhạc stereo sẽ kg hay lắm. Thế nên các pác kg nên mua bộ loa vệ tinh + sub kiểu này.
Do quá nhiều loại loa và có nhiều mức giá khác nhau nên người bán (cốt để bán được hàng) thường khuyên người mua chọn mua 2 loa L/R là loa xịn (đắt tiền) còn các loa còn lại có thể mua loa rẻ tiền và tất nhiên các loa kg cùng một hãng. Tuy nhiên thực tế, mỗi hãng loa đều có bí quyết riêng của họ, loa của các hãng khác nhau sẽ có chất âm và giọng khác nhau (giống như giọng Sì gòn với Hà Nội ý mà). Vì thế, tổng hợp những lưu ý khi chọn hệ thống loa cho HT là:
+ Tất cả loa cùng một hãng. Tối thiểu thì cũng phải chọn 2 loa L/R và loa center của cùng một hãng.
+ Loa L/R tốt nhất là loa cột, có 3 đường tiếng (1 trép, 1 trung và 2 loa bass thì quá tốt). Tránh dùng các loại loa có loa bass hướng ra 2 bên hoặc loa hướng cả về cả phía trước và phía sau (như loa Bose 601 701 chẳng hạn) sẽ rất khó kê để cho âm thanh hay vì đây là loại loa dùng cả âm thanh trực tiếp và âm thanh phản hồi từ tường
+ Công suất loa L/R chỉ cần 200W đổ xuống. Công suất loa Cen. hay Surr bằng ½ loa L/R là ổn (mặc dù công suất ra loa từ receiver là như nhau nhưng các pác cứ yên tâm nó kg cháy đâu . Lý do dài dòng miễn giải thích). Điều quan trọng là công suất min của loa càng thấp càng tốt. Sẽ có lợi khi các pác cần nghe nhạc về đêm.
Công suất loa lớn chưa hẳn là hợp lý, bởi vì các phòng nghe hiện tại phần lớn cỡ 20-30m2. Với diện tích này thì các loa cỡ 150W/1 loa đã là quá đủ. Nếu sắm loa công suất lớn thì receiver cũng phải có công suất tương thích -> vừa tốn tiền loa vừa tốn tiền receiver nhưng lại chẳng bao giờ dùng hết cái công suất đó.
Ngược lại công suất SUB càng lớn càng tốt, vì nó có volume riêng để chỉnh rồi. To quá thì hạ xuống chẳng sao, nhưng nhỏ quá thì nghe tiếng nổ không đã (y) .
Nguyên tắc bố trí dàn loa 5.1 (cập nhật 22h00 08/07/06)
Trong manual kèm theo máy hay loa đều có phần hướng dẫn lắp đặt hệ thống loa. Các pác cứ theo đó mà sắp đặt Tuy nhiên, có một số nguyên tắc chung cần chú ý là:
+ Loa L/R đặt cách tường 2 bên và phía sau tối thiểu 30cm.
+ Loa center đặt ở chính giữa, mặt loa center và loa L/R nằm trên cùng một mặt phẳng. Chiều cao vị trí đặt loa center và loa trép của loa L/R mang với tai của người ngồi nghe.
Loa center thường đặt trên đầu TV (TV thường ) hoặc dưới LCD Mục đích là để tiếng phát ra trên loa trùng với nhấp nháy miệng của diễn viên. Nếu thấy kg khớp thì đọc kỹ trong hướng dẫn sử dụng của receiver sẽ có phần hướng dẫn cách chỉnh để hết hiện tượng này.
+ Vị trí ngồi nghe lý tưởng là đỉnh của tam giác cân (hay đều) mà 2 đỉnh còn lại là loa L/R. Góc ngồi tạo với 2 loa L/R thành một góc 45-60 độ là lý tưởng nhất. Nếu cạnh của tam giác quá lớn và nghe các âm cao phát ra từ loa L/R không được tập trung thì có thể xoay cho mặt trước của 2 loa L/R hướng về phía người nghe để nghe các âm cao (có tính định hướng) tốt hơn.
Không nên chọn vị trí ngồi nghe ở sát tường phía sau, sẽ nghe âm phản hồi từ tường rất mạnh.
+ Loa surr đặt ở phía sau người nghe và hướng về phía người nghe. Loa thường được bắt trên tường hoặc kê trên giá cao. Khoảng cách từ loa surr đến tai người nghe tốt nhất là bằng với khoảng cách từ loa L/R đến vị trí ngồi nghe. Tuy nhiên, do phòng nghe thường có bề ngang hẹp nên khoảng cách trên chỉ cần bằng khoảng 2/3 là đẹp. Góc người nghe với 2 loa surr là 120 độ. Loa surr đặt ở độ cao hơn tai người ngồi nghe khoảng 1m trở lên. Nếu bề ngang nhà rộng trên 5m và receiver có đường ra surround back thì có thể lắp thêm loa phía sau còn kg thì thôi.
+ Loa SUB về lý thuyết có thể đặt đâu cũng được (vì âm bass vô hướng) nhưng thường đặt ở đặt phía trong- giữa loa L và center nhưng lệch về loa L. Một số hãng như Yamaha lại hướng dẫn lắp SUB ở 2 lên loa L/R ở phía ngoài.
Âm bass không chỉ phát ra từ loa SUB mà còn phát ra từ loa L/R nên nếu phối hợp vị trí đặt loa SUB và loa L/R kg tốt thì các loa này có thể làm triệt âm trầm.
Mẹo tìm chỗ đặt loa SUB là: hãy kê loa SUB đúng ngay chỗ mình ngồi nghe. Sau đó mở các bản nhạc có nhiều tiếp bass (ví dụ như khúc dạo Hotel California chẳng hạn), lúc này bạn hãy nằm bò xuống nền nhà ở ngay các vị trí dự định đặt loa SUB để nghe. Chỗ nào nghe thấy tiếng bass rõ nhất thì đấy chính là vị trí đặt loa sub tốt nhất (vị trí này chắc chẵn kg nằm ở giữa nhà hay ở trong các góc nhà nên đừng bò vào mấy chỗ này). Một lưu ý là chỉ nên thử như trên khi đối tác của mình vắng nhà kẻo mấy bác ấy tưởng các pác bị ... chập thì iem kg chịu trách nhiệm.
Sau khi lắp đặt xong hệ thống loa. Nối dây với receiver (nhớ nối đúng kênh và đúng cực âm/dương). Sau đó các pác có thể sử dụng chức năng test loa trên receiver để kiểm tra và hiệu chỉnh các loa. Với các receiver đời mới đã có chức năng tự động setup, hãy sử dụng chắc năng này trước để hệ thống tự động setup sau đó test lại và chỉnh nhân công thêm một tý cho hay ho theo ý mình.
Coi như xong phần LOA, tiếp theo sẽ là receiver.
2/ Receiver (cập nhật 14h05 17/07/06)
Cách đây khoảng vài năm, các hãng sản xuất thường đua nhau nâng cấp receiver bằng cách đưa ra nhiều phiên bản mới, đời sau luôn có nhiều tính năng hơn đời trước như để khẳng định sự vượt trội về công nghệ của mình. Tuy nhiên, sự phát triển thái quá làm cho người dùng cũng ngán ngẩm theo vì vô hình chung đã phải bỏ ra cả đống tiền để ôm một cái receiver rất nhiều tính năng nhưng thực tế chẳng bao giờ dùng đến, hoặc có xài thì cũng chỉ nhận được thứ âm thanh ảo ảo mà thôi.
Ngày nay, khi công nghệ ghi âm ngày càng hoàn thiện thì người nghe cũng có xu hướng muốn tận hưởng những âm thanh cội nguồn một cách trung thực và tự nhiên nhất. Vì thế mấy cái options kê sẵn các kiểu âm thanh giả lập trong receiver như: âm sân khấu, sàn nhảy, âm theo thể loại nhạc... phút chốc trở thành một thứ lựa chọn kiểu nhà quê.
Thế nên, trước một rừng receiver với các tính năng tả phế lù như vậy, để tránh bị nghe ca múa nhạc tổng hợp từ người bán, các bác nên tập trung kiểm tra, xem xét một số tiêu chí sau:
a/ Kiểm tra trở kháng ra loa:
Theo nguyên tắc trở kháng ra loa của amply phải luôn nhỏ hơn hoặc bằng trở kháng loa. Vì vậy, trước khi mua receiver cần xác định rõ nó sẽ dùng kéo loại loa nào? (cho cả hiện tại và tương lai)
Hiện tại, trong các loại receiver thông dụng đang có trên thị trường thì Yamaha dễ phối hợp với các loại loa nhất do trở kháng tối thiểu ra loa của nó thường nhỏ đến 2 ohms, kế đến là Denon: 6 ohms và Pioneer: 8 ohms Tuy nhiên trở kháng ra loa thấp mới chỉ là một tiêu chí khi lựa receiver, chưa thể kết luận receiver tốt hay kg bằng chỉ số này.
b/ Công suất ra loa của amply/receiver:
Thời buổi thị trường, cách ghi công suất trong các dàn âm thanh trở nên rất tuỳ tiện. Vì thế mới có chuyện một bộ dàn nhỏ tí xíu nhưng được quảng cáo có công suất đến mấy nghìn woát. Hay chịu khó cộng trừ thì cũng dễ thấy là tổng công suất ra loa của receiver luôn lớn hơn công suất tiêu thụ điện của chính nó
Vì vậy, tốt nhất là mình phải có cách riêng để xác định công suất receiver thế nào là phù hợp với bộ loa đi kèm. Xin đưa ra mấy cách sau:
+ Công suất receiver:
Công suất phối hợp tối thiểu của receiver để đánh mỗi kênh chính (L/R) phải là:
(CSLoa max + CSLoa min):2 + CSLoa min = CSra 1 kênh chính
Ví dụ: công suất loa chính ghi là: 10w->200w thì công suất tối thiểu ra kênh chính của amply phải là: (10+200):2+10 = 115w
=> công suất tối thiểu của receiver phải là 115w/1kênh (Do các receiver đời mới công suất ra các kênh bằng nhau nên các kênh surr, center có thể lấy luôn thông số này).
Tuy vậy, nếu kg lựa được receiver có công suất lớn thì chí ít cũng phải lựa loại có công suất tiêu thụ điện cỡ 280W trở lên thì mới kéo được dàn loa để nghe trong phòng cỡ 20-30m2.
Một điểm cần chú ý nữa là: đối với các receiver hạng hi-fi (thường dưới 1000$), chất lượng chỉ bình bình vì vậy không nên phối với loa có độ nhạy cao quá vì như vậy các tạp âm phát ra từ receiver sẽ được loa thu nhận và phát lại hết. Thế mới có chuyện: loa xịn lại nghe dở hơn loa thường!.
+ Công suất amply stereo:
Về lý thuyết để đảm bảo độ an toàn cho loa thì người ta tính công suất ra loa của amply nhỏ bằng 2/3 tổng công suất loa (như vậy loa không bao giờ bị quá tải) nhưng thực tế dân pro thường làm ngược lại. Bởi lẽ nếu amply mạnh hơn loa thì tiếng loa sẽ căng và thật hơn; amply chịu tải ở mức thấp sẽ xử lý âm thanh tốt hơn... (Các bác cũng không phải lo nhiều về khả năng cháy loa do quá tải vì khi ở nhà chẳng ai chịu được công suất loa ở mức lớn trong nhiều giờ liên tục - trừ khi xỉn).
Thông thường để đảm bảo âm ly có kể kéo được lao thì người ta hay lựa tổng công suất (tối đa) của 2 loa tối thiểu phải bằng 2/3 công suất tiêu thụ điện của amply.
+ Ngoài việc lựa chọn công suất, dân pro thường đánh giá khả năng đảm bảo công suất thực của amply hay receiver bằng cách so sánh trọng lượng của chính nó. 2 amply có cùng công suất ra (theo catalog) nhưng amply nào nặng hơn thì sẽ có công suất ra ổn định hơn. (Thực ra, thì phải xem xét cục biến áp và các tụ lọc nguồn trong amply lớn hay nhỏ, nặng nhẹ thế nào nhưng hàng brand new chẳng ai cho mở ra nên đành đánh giá theo kiểu áng chừng như vậy). Thông thường một amply/receiver tốt sẽ nặng trên 15kg.
c/ Khả năng setup:
Muốn nghe được âm thanh 5.1 thì dàn phải có khả năng setup tốt. Các dàn ngày nay đều có chức năng setup/cân chỉnh tự động để đơn giản hoá tối đa khâu lắp đặt. Tuy vậy trong việc thưởng thức/định vị âm thanh thì con người vẫn có cách nhận biết riêng của mình. Vì vậy, bên cạnh chức năng setup tự động thì các dàn có kèm theo chức năng setup bằng nhân công linh động sẽ được đánh giá cao hơn.
d/ Nhạc tính của receiver:
Việc tất nhiên là phải nghe thử chính bộ loa và receiver định mua để xem có hợp lỗ nhĩ của mình không trước khi rút hầu bao (mà thường đã rút ra thì khg bao giờ bỏ vào lại được nữa). Tốt nhất là kiếm được một bộ dàn của bạn bè (giống với bộ mình định mua) để nghe thử và rút kinh nghiệm.
Muốn thử được tốt thì hãy chuẩn bị sẵn một số đĩa thuốc của chính mình để so sánh giữa âm thanh của dàn định mua với âm thanh mà mình đã kết trước đó.
Việc cần lưu ý là khi thử máy người bán luôn cố tình vặn volume thật lớn, các loa kêu rất to để tai mình kg thể nhận ra các kiếm khuyết về âm thanh. Vì vậy, hãy tự mình thử và hãy vặn volume ở mức vừa đủ nghe, kết hợp điều chỉnh một số núm nút trên receiver để xác định chất lượng âm thanh.
Khi nghe thử, hãy sử dụng các đĩa ca nhạc có tương đối đủ tiết tấu từ cao đến thấp. Đĩa DVD 5.1 để thử âm thanh 5.1. Đĩa CD để thử âm thanh stereo. Khi thử tính năng stereo hãy chuyển đầu về chế độ stereo và nên setup receiver về chế độ chỉ có 2 loa L/R - cắt cả đường SUB. Nếu đĩa DVD kg được thu ở chế độ 5.1 thì receiver sẽ tự động setup ở dạng âm prologic. Để nghe hay hơn hãy chỉnh sang chế độ stereo 2 kênh.
Cuối cùng, xin nhớ rằng mình mua dàn về để cho mình nghe. Vì vậy, hãy tự thử và nghe thấy hay là được. Ý kiến của người khác chỉ là để tham khảo mà thôi (đừng thấy họ khen hay hoặc chê dở mà mình nghe theo).
3/ Đầu DVD
Đối với đầu DVD hi-fi thì không quá khó để lựa chọn. Vì vậy, chỉ xin mấy lưu ý nhỏ:
+ Về âm thanh:
Âm thanh 5.1 chỉ được truyền từ DVD qua receiver bằng đường cáp quang (Optical) hay đường cáp đồng trục (Coaxial). Đường AV chỉ cho ra âm thanh stereo/prologic (dù disc DVD là 5.1 đi nữa). Vì vậy, nhất thiết phải lựa đầu DVD có đường ra cáp quang và cáp đồng trục. Theo kinh nghiệm của bản thân thì dùng cáp đồng trục sẽ nghe nhạc hay hơn (nhưng oái oăn thay là một số đầu rẻ tiền thường không có đường này).
Một số đầu có sẵn bộ giải mã nên có 6 đường ra analog để nối với receiver bằng các dây AV. Tuy vậy bộ giải mã của DVD không thể tốt hơn của receiver nên khg ai dùng đường này. Vì vậy, các đầu DVD sau này cũng bỏ các đường này luôn.
+ Về đường hình:
Các đầu DVD có đường ra component (3 đường hình riêng) và có chức năng progressive scan sẽ là lựa chọn số một. Khi đấu thẳng với TV bằng đường này sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt nhất và chức năng progressive scan mới có tác dụng (tất nhiên TV cũng phải có đường vào và chức năng này).
Cuối cùng, cũng như amply, trọng lượng của đầu DVD cũng của phần nào cũng nói lên chất lượng của nó.
4/ Một tý về dây loa và cáp truyền tín hiệu
Đối với các bộ dàn HT dưới 2000$ thì cáp nối và dây loa không quan trọng lắm nhưng nếu kiếm được loại tương xứng về chất lượng thì không phải là thừa. Đầu tiên là phải có tối thiểu 1 sợi cáp quang hoặc cáp đồng trục để kết nối giữa DVD và receiver. Nếu không sẽ không nghe được âm 5.1 và giá trị của bộ dàn sẽ là số 0. Thường thì các loại cáp quang và cáp đồng trục có giá khoảng 15$/1 sợi cỡ 0,5m là đã nghe được. Dây nối loa thì nên chọn loại lõi dây được tết bằng nhiều sợi đồng nhỏ và mềm. (nếu là dây mạ bạc thì quá tốt nhưng chắc kg có giá rẻ). Ở đây, chất lượng đồng là điều cần chú ý vì dây đồng loại xấu dùng lâu ngay sẽ bị ô-xuýt hoá làm khả năng dẫn điện kém đi. Hãy xin người mua một đoạn dây cũ cùng loại để xem đồng ở chỗ cắt có bị xỉn màu hay kg là biết được chất lượng dây.
Thường dây loa giá khoảng 15-20K Vnd/1mét trở lên là có thể dùng được.
ĐIỀU CHỈNH PHÒNG NGHE và THƯỞNG THỨC Cập nhật 22h20 19/07/06
Thế là các bác đã sắm cho mình được bộ dàn. Sau khi kệ nệ bê về, kê kích, lắp ráp và setup Những âm thanh đầu tiên sẽ làm cho mình ngây ngất và đây là thời kỳ cảm thấy bộ dàn của mình nghe hay nhất, đáng đồng tiền bát gạo nhất
Nhưng hạnh phúc đấy chẳng được bao lâu. Sau thời gian nghe đã quen tai, lúc này mới cảm thấy âm thanh và phòng nghe hình như có vấn đề. Đừng vội nghĩ mình đã bị lừa, đã mua phải bộ dàn không hay và vội vã tìm cách thay loa, đổi đầu Hãy bình tĩnh lắng nghe, nhận biết và điều chỉnh. Các âm thanh sẽ lại ngọt ngào như xưa và bây giờ thì đúng là ngọt thật chứ kg phải bị sốc do nghe lần đầu. (cũng chính vì lý do này nên tôi mới khuyên các bác kg chỉnh sửa phòng từ đầu mà đợi đến lúc này). Sau đây là một số hiện tượng thường gặp và cách xử lý:
1/ Hiện tượng âm bị dội đi dội lại:
Khi bộ dàn HT được đặt trong phòng có tường 2 bên song song, phẳng thì khả năng sẽ bị hiện tượng âm thanh từ loa -> đập vào 1 bên tường -> dội sang tường đối diện -> bị dội ngược lại và nó sẽ tiếp tục qua lại như vậy. Tuy cường độ sẽ giảm dần nhưng nó làm cho âm thanh như bị kéo dài ra nghe không thật. Các bác có thể hình dung hiện tượng này như khi ta đứng giữa 2 chiếc gương soi lớn đặt song song. Nhìn vào một gương sẽ thấy bóng của gương đối diện và trong bóng gương lại có cái gương nhỏ hơn
Hiện tượng âm dội đi dội lại sẽ thấy rõ khi ở trong một phòng rỗng không kê đồ đạc. Các bác chỉ cần vỗ tay 1 cái là nghe thấy tiếng vỗ vọng đi vọng lại rất lâu.
Khi bị hiện tượng này, chỉ cần đặt các vật tiêu âm ở một trong hai bức tường là hết. Thường thì người ta hay treo các bức tranh thảm lớn và dầy ở một trong 2 bức tường, treo rèm nếu là cửa sổ bằng kính và cũng có thể kê 1 giá sách lớn dọc một bên tường (tất nhiên phải đầy sách)
2/ Âm dội từ sàn và tường:
Do loa chính thường đặt gần sát 2 bên tường và gần mặt sàn nên ngoài âm thanh trực tiếp đi từ loa thẳng đến tai người nghe còn có các âm phản xạ từ tường/sàn. Do quãng đường đi của âm phản xạ dài hơn và nó còn phụ thuộc vào độ phản âm của sàn hay tường nên sẽ lệch pha với âm trực tiếp gây ra hiện tượng nhiễu âm, làm cho ta nghe được một thứ âm méo mó.
Tuy nhiên, nếu triệt hết các nguồn âm vọng từ tường và sàn thì âm thanh lại có vẻ không thật. Nguyên do là khi nghe nhạc sống, do khán phòng là một không gian lớn, không thể khử hết được hiện tượng phản âm. Vì vậy, người nghe nhạc sống luôn trong trạng thái nghe được âm chính và âm phản xạ rồi thành quen tai. Nay nghe ở nhà bị khử mất mấy cái tạp âm này thành ra có cảm giác không thật, không giống như nghe nhạc sống. Vì vậy, tốt nhất là ta chỉ điều tiết mức độ dội cho vừa tai chứ đừng triệt hết nó.
Cách đầu tiên là hãy treo một tấm tranh lớn (như tranh lụa, tranh sơn dầu và quá tốt nếu là tranh thảm) ở bức tường mặt sau của bộ dàn. Trải thảm sàn ở vùng đặt loa, vùng sàn trước chỗ ngồi nghe. Nếu vẫn cảm thấy âm thanh chưa thật (nhất là phòng nhỏ quá) thì đành trải thảm toàn bộ sàn. Theo kinh nghiệm thì các loại thảm len dầy sẽ hút âm tốt hơn thảm sàn công nghiệp. Vì vậy, khi sàn nhà đã lát gạch, gỗ đẹp. Tốt nhất là kiếm một tấm thảm Ba-tư cỡ 2x2m về trải trước bộ sa-lông ngồi nghe, vừa sang trọng vừa hút âm tuyệt vời. Nghế ngồi nghe cũng nên là loại bọc nỉ, vải bố gai để tăng cường sự hút âm.
3/ Tiếng bass dày và nặng:
Hiện tượng này phát sinh do việc phối hợp loa sub và loa main (L/R) không tốt như đã nói ở trên. Cũng có thể do độ hấp thụ tiếng bass của phòng quá thấp. Vì vậy, khi gặp hiện tượng này thì hãy tìm vị trí khác để kê lại loa sub. Tiếp đến có thể làm 2 cột chân voi để dựng vào góc phòng ở sau loa chính sẽ làm cho tiếng bass mềm hơn.
Cột chân voi có thể tự chế bằng cách lấy lưới mắt cáo bằng sắt, cuốn thành một cái ống có đường kính khoảng 20cm, cao 1m (tốt nhất là cao bằng chiều cao của loa - kể cả chân). Tiếp theo cuốn 1 lớp vải màn ra ngoài thành ống (để bông gòn không rơi vào lòng ống). Lấy bông gòn cuốn tiếp ra ngoài thành một lớp bông xốp dầy khoảng 5-10 cm. Ngoài cùng bọc bằng vải gai, vải bố, vẽ hình trang trí cho đẹp Sau khi hoàn thành thì dựng nó vào góc phòng và nhớ là phía dưới nên làm chân để kê phần ống trụ hở cách mặt sàn cỡ 5cm. Thế là xong.
Nếu lười làm cột chân voi thì mỗi lần nghe cứ lấy đại 2 cái gối ôm dựng vào góc thì cũng cải thiện được chút đỉnh.
4/ Chú ý tới các vật phản âm lớn:
+ Màn hình lớn của TV cũng là vật phản xạ âm rất mạnh. Vì vậy, nếu có thể thì cố gắng kê màn hình lùi lại phía sau các loa (chú ý vẫn phải giữ cho loa L/R và Center cùng 1 mặt phẳng đứng và nhớ setup loa center để âm trùng với cử động trên hình).
+ Cửa ra vào bằng kính, các bức tranh treo có khung kính, mặt tường phía sau phòng nghe cũng là các vật đáng lưu ý. Hãy từ từng chỉnh sửa. Đừng làm một lần mà có khi triệt hết âm lúc nào kg hay.
Cuối cùng, sau khi chỉnh sửa lại phòng nghe, hãy setup hệ thống lại một lần nữa cho phù hợp và xin mời thưởng thức để thấy sự khác biệt (hay hơn hay dở hơn tuỳ thuộc và khả năng của người thực hiện trong các trường hợp cụ thể)
Chỉnh sửa cuối: