- Biển số
- OF-15945
- Ngày cấp bằng
- 4/5/08
- Số km
- 2,046
- Động cơ
- 527,029 Mã lực
- Nơi ở
- Ở đâu còn lâu mới nói
Chúc phụ huynh cụ mạnh khỏe và chiến thắng bệnh tật, chúc cụ và gđ vững tâm đồng hành cùng phụ huynh chiến đấu và chiến thắng.
Cố gắng chiến đấu thôi bác, mình không buông súng nhưng vừa chiến đấu cũng phải vừa văn hóa văn nghệ đệ cải thiện tinh thần nữaCảm ơn cụ, bố em cũng đang điều trị tại K Tân Triều, mới xong 1 đợt truyền hóa chất mà ông về nhà nằm bẹp mấy ngày. Con đường phía trước mịt mùng quá.
Bệnh ung thư đa số là ít có biểu hiện đặc biệt, nên khi cảm thấy cơ thể sa sút là bệnh đã sang giai đoạn năng tiên lượng rất khó khăn....
Cảm ơn bác, em xin phép dành phần này cho những trường hợp khác khó khăn hơn ạ. Em giờ tuy khó khăn nhưng vẫn chiến đấu tốt ạChia sẻ cùng gia đình cụ. Cụ cho e xin số tk để e gửi món quà nhỏ động viên cụ ông ạ.
Bản thân mình hứng hậu quả của mình thì không vấn đề gì bác ạ nhưng người thân của mình họ có làm gì đâu mà vẫn phải chịu một phần trong đó. Lúc chuyện đã rồi thì không thể xoay xở nhưng những lúc còn khỏe hãy cố gắng để mọi thứ không xảy ra là tốt nhấtbài viết có tiêu đề rất đúng, khi còn sk thì hãy trân trọng và giữ nó, giờ lên mạng xh thấy mấy a youtuber ăn cả con cá đang bơi, đồ sống nhiều vô số kể, trẻ e thì tập tọe thuốc lá, rượu bia, dân vp thì lười vđ, dân lao động thì nhậu nhẹt....tất cả những cái đó nó ko giết chết mình ngay nhưng nó giết ng từ từ và hậu quả ko chỉ các cụ mà chính ng thân các cụ và xã hội phải gánh chịu
Đã đọc hết và xin chia sẻ cùng cụ. Chúc may mắn sẽ đến với gia đình. Thực sự mỗi lần đi qua cổng viện K là lại có gì đó khó tả, không nói lên lời.Có một dạo em ở trọ gần ngày bệnh viện K Tân Triều, hàng ngày đi làm đều chạy ngang đó. Nhìn những gương mặt lo âu, hốc hác của những thân nhân người bệnh mà thấy ám ảnh vô cùng. Có đợt người ta đang thi công cái đường nối từ vàng đai 3 xuống Xa La nên mở cái cửa hậu đằng sau bệnh viện để người nhà bệnh nhân và y bác sĩ đi cho đỡ bị kẹt xe. Em cũng mon men tạt thử vào đó đi cho nó đỡ bon chen, muốn đi cái cổng này thì phải rẽ vào cổng chính xong men theo cái lối vào bãi gửi xe rồi vòng ra đằng sau bệnh viện. Và cũng vì đi vòng ra phía sau bệnh viện nên em lại thấy nhiều thứ mà mình chả mấy khi thấy, em bị ám ảnh bởi điều này rồi sợ quá em tởn không dám đi lối đó nữa. Những ánh mắt đờ đẫn của người nhà bệnh nhân, những khuôn mặt bệnh nhân hốc hác, những mảng da vàng vọt ánh mắt khắc khoải chứa chan hy vọng của sự sống…Mọi thứ ám ảnh em quá các bác ạ, và em cũng nghĩ nếu một ngày nào đó cái căn bệnh đó gõ cửa gia đình mình thì sẽ thế nào. Chắc hình ảnh người nhà bệnh nhân ngồi trên những bậc của cây cầu vượt kia, khắc khổ, thiếu ngủ, hốc hác và ảm đạm kia sẽ thay bằng hình ảnh của em. Thật đáng sợ các bác ạ.
Và rồi cái em sợ nhất nó lại rơi vào chính mình, trước đó cuộc sống xung quanh em cũng có nhiều người bị căn bệnh này gõ cửa. Nhiều người sau khi phát hiện cũng đã không còn thể trạng để chiến đấu được nữa, họ ra đi trong đau đớn và để lại nhiều nỗi đau khác trong lòng cho những người còn sống. Đến một ngày phụ huynh của em, năm nay cũng đã ngoài 60 và đang làm việc lặt vặt trên HN bị đau bụng dữ dội. Cơn đau kéo dài từ ngày này qua ngày khác nên phụ huynh em đã đi khám, sau khi chiếu chụp siêu âm các thứ. Bác sĩ đề nghị gia đình cho bệnh nhân tiêm một mũi thuốc phát xạ gì đó rồi đưa vào chụp CT, bác sĩ nghi phụ huynh của em bị K. Kết quả không mong muốn đã hiển thị rõ ràng trên tờ kết quả, phụ huynh em bị K gan chớm giai đoạn 4. Khối u trong gan khá to, chiếm khoảng ¾ lá gan. Phần gan còn chức năng hiện còn rất nhỏ. Phụ huynh em suy yếu rất nhanh, từ một người khỏe mạnh vì nông dân ai vốn cũng lao động nhiều nên thể trạng rất tốt thế mà trong vòng 4 ngày phụ huynh em chỉ còn da bọc xương, không thể ăn uống được, bữa chỉ húp tạm được bát cho qua bữa. Hàng ngày truyền vào 2 chai nước và 2 ống bổ gan để hạ men gan. Những lúc lên cơn đau bác sĩ lại đưa cho 1 viên móc phin bảo hòa vào nước cho bệnh nhân uống.
Lúc đó phụ huynh em cũng không có giấy tờ tùy thân, cũng không có bảo hiểm xã y tế các thứ. Em lúc đó phải nói là bối rối vô cùng, em chưa bao giờ và cũng không bao giờ nghĩ một ngày mình lại rơi vào hoàn cảnh như thế này. Hàng ngày đi làm tranh thủ vào bệnh viện phụ giúp cho phụ huynh nhìn gương mặt nhăn nhó vì đau đớn của người thân rồi nhìn sự ảm đạm của bệnh viện, hai hàng nước mắt cứ chực rơi trên gò má. Những đêm đầu về nhà nằm, cứ nghĩ đến việc mình sắp mất đi người cha mà lòng đau đớn vô cùng, lúc đó chẳng còn biết phải làm gì chỉ biết ôm gối và khóc như một đứa trẻ vừa bị ai đó cướp mất đồ vật quý giá.
Khóc hết nước mắt rồi cũng phải gượng dậy mà đối diện với sự thật các bác ạ, em lò dò lên trên OF đặt câu hỏi và nhờ sự giúp đỡ của mọi người hoặc một ai đó sẽ hướng dẫn em các thủ tục sẽ phải làm. https://www.otofun.net/threads/nho-cac-bac-cho-em-vai-loi-khuyen-trong-tinh-the-cap-bach-nay.1660707/. Làm sao để nhanh nhất để làm cho phụ huynh em và mua một cái bảo hiểm để phụ huynh em tiếp tục chữa trị, kinh tế em cũng chả có nên khá khó khăn. Và có nhiều bác dù chẳng quen biết nhưng đã gọi điện, đã hỏi thăm và hướng dẫn em các bước phải làm. Trong lúc đang rối bời những sự giúp đỡ động viên của các bác đã giúp em định hình lại phương hướng để không rơi vào một mớ bòng bong. Chân thành cảm ơn các bác, đặc biệt cảm ơn bác lum_dong_tien đã hướng dẫn em các bước đi rất chi tiết. Rất may về sau do các mối quan hệ gia đình em đã làm được các thứ giấy tờ cho phụ huynh nhưng giờ nó cũng chả còn mấy ý nghĩa nữa.
Bác lum_dong_tien khuyên em nên đưa phụ huynh đi khám lại ở một cơ sở chuyên khoa khác để có kết quả so sánh chính xác, bác ấy gợi ý cho em xuống ung bướu Thanh Nhàn. Thế là em xin xuất viện cho phụ huynh ở 198 để di chuyển lên ung bướu Thanh Nhàn. Đang giai đoạn đầu của dịch bệnh nên mọi thứ dịch bệnh vẫn chưa sát sao lắm, xuống Thanh Nhàn làm lại hết tất cả các xét nghiệm thì có một kết quả rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Cầm trên tay tờ kết quả, đồng chí bác sĩ bảo em đưa người nhà ra ngoài rồi quay lại trao đổi riêng. Em cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý nên báo bác sĩ cứ cho em phương hướng điều trị hoặc một cách gì đó hợp lý, tình hình của nhà em thế này thế này. Bác sĩ nhìn em ái ngại một chút rồi vào thẳng vấn đề, ở cương vị là bác sĩ điều trị tôi luôn khuyên các bệnh nhân nên nhập viện để điều trị nhưng đứng ở cương vị là một người có kinh nghiệm điều trị bệnh này tôi khuyên bạn nên đưa bệnh nhân về nhà nghỉ ngơi, có món ăn chơi gì thì ăn chơi nốt thôi. Sau đó bác sĩ đã đưa bản chụp CT lên và chỉ cho em biết mức độ của khối u và bây giờ nếu điều trị thì sẽ làm được gì và không làm được gì. Khối u đã quá lớn về mặt phẫu thuật hoàn toàn không thể xử lý được nữa. Giờ chỉ điều trị cầm chừng, giảm đau cho bệnh nhân là chính. Bác sĩ cũng dặn em thêm, trong trường hợp bệnh này thường thời gian duy trì chỉ có thể kéo dài từ 3-6 tháng. Một câu trả lời khá rõ ràng và cụ thể, em cảm ơn bác sĩ và đón xe cho phụ huynh về nhà.
Trong giai đoạn này một người bác họ của em cũng đang chiến đấu với căn bệnh K thanh quản, tính đến lúc phụ huynh em biết bệnh bác ấy đã chiến đấu được hơn 5 tháng. Cũng đã trải qua nhiều lần phẫu thuật, xạ trị…các thứ ở 108 nhưng cũng không ăn thua. Bác ấy còn không thể tự ăn mà phải dùng phương pháp xông thẳng vào dạ dày. Em có vào thăm bác vài lần gặp bác nói chuyện với bác ấy và người nhà bác ấy. Người bệnh và người nhà của người bệnh cùng nhau đồng cảm cùng động viên nhau chiến đấu hết sức không được buông súng dù rằng cánh cửa tương lai hầu như khóa chặt trước mắt. Biết làm sao được trước số phận bây giờ?
Khi đưa phụ huynh về quê, em mới đi tìm tới các phương pháp điều trị đông y. Và em nhận ra sự khó khăn khốn khổ của người nhà có bệnh nhân bị K các bác ạ. Tuy rằng có bệnh thì vái tứ phương nhưng xin người nhà các bệnh nhân hãy hết sức cân nhắc, có vái thì cũng cần vái đúng chỗ đúng người đừng gặp ai cũng vái. Đừng để tiền mất tật mang, đừng để người thân của mình phải chịu thêm sự đau đớn nữa. Cũng xin các cơ quan chức năng nên làm mạnh tay với bọn lang băm và bọn bán thuốc đểu chữa trị K, nên mang hết chúng nó ra bắn bỏ. Có muôn thứ có thể kinh doanh ra tiền nhưng đừng mang sinh mạng của người bệnh ra để kinh doanh, nó thật là mất nhân tính. Trở lại việc em đi tìm thuốc cho phụ huynh, có rất nhiều người hàng xóm, người thân đã chia sẻ cho em những ông lang, những bài thuốc trời ơi đất hỡi và bảo em là mua cái này về cho phụ huynh dùng đi, có người dùng đỡ hay khỏi rồi đấy. Rồi họ share cho em những bài báo mạng những bài viết fb không xác tín. Em một mực không dùng, mọi thứ cần phải có sự suy nghĩ và tính toán khoa học.
Nghe tin phụ huynh em bị bệnh, bác giaothong cũng nhắn hỏi thăm và bảo mang các kết quả xét nghiệm của phụ huynh em sang nhà để bố của bác ấy xem và tư vấn cho. Bác ấy còn dặn em là cứ sang không phải ngại, bố bác ấy giúp thôi không phải tiền nong gì đâu. Thế là em xin thông tin và qua nhà để gặp phụ huynh bác ấy (bác sĩ K, hiện đã mất nên em xin phép từ đây viết tắt là Bs K, người sáng lập và phát triển Đông Dược Phú Hà). Khi em mang hồ sơ bệnh án qua gặp Bs K, Bs K tiếp đón em rất nhiệt tình, bác hỏi han tình trạng bệnh của phụ huynh em rồi xem qua các kết quả khám bệnh. Sau khi biết rõ bệnh bác bắt đầu chia sẻ với em về căn bệnh này, nó không phải là căn bệnh đáng sợ như người ta vẫn nói. Có nhiều trường hợp bệnh nhân đã điều trị thuyên giảm bệnh đáng kể. Và cũng có nhiều phương pháp đang điều trị tốt, có cả đông y có cả tây y nên gia đình không nên quá lo lắng.
Sau đó Bs K, có giới thiệu cho em hiểu rõ hơn về cách điều trị của bệnh này. Nó bao gồm 3 phần: Thuốc men chiếm 20%, tinh thần của người bệnh chiếm 40% và môi trường sống chiếm 40% còn lại. Môi trường sống là thứ rất quan trọng, nó bao gồm lối sống, thời khóa biểu sinh hoạt, nguồn nước, đồ ăn, không khí…Người ta khi phát hiện mình mắc bệnh dù là bệnh gì thì cũng nên thay đổi môi trường sống, cái gì không phù hợp nên thay đổi ngay. Đối với phụ huynh em, khi ở trọ trên HN ăn uống toàn đồ ăn ngoài quán giờ về quê cũng là thay đổi hoàn toàn môi trường sống rồi. Về tâm lý của người bệnh, Bs K cũng bảo em nên hướng dẫn phụ huynh nên suy nghĩ tích cực, học cách thiền, hạn chế suy nghĩ, bớt lo âu…cái này thì phụ huynh em không làm được L sau đó bác cắt cho em một đơn thuốc và dặn em tốt nhất nên tìm đủ các vị nếu thiếu vị nào thì gọi lên để bác tìm cách thay thế và đặc biệt nên dùng thuốc đúng liều và đừng bỏ ngang mới thấy được kết quả. Hôm đấy em đã ngồi với Bs K cả một buổi, tham vấn bác và học hỏi ở bác khá nhiều điều về chăm sóc người bệnh K và các phương pháp tạo một lối sống lành mạnh ít bệnh tật nhất.
Từ ngày khám ra bệnh (cuối tháng 2/2020) đến giờ, phụ huynh em thể trạng thì có tốt lên một chút rất nhỏ so với sau khi đổ bệnh. Ăn uống cảm thấy ngon miệng, tuy không ăn được nhiều (trước có thể ăn được 3 bát cơm thì giờ chỉ hơn bát chút vì ăn no nó sẽ cấn tới cái u sẽ gây đau đớn) và đi lại loanh quanh trong xóm. Hôm trước phụ huynh em có đi được cả xe máy J về các cơn đau cũng giảm rõ, thường sẽ đau nhiều vào ban đêm vì đó là lúc các cơ quan nội tạng đang hoạt động. Thuốc vẫn chỉ dùng một đơn mà Bs K kê, có nhiều người thân còn mua cả thuốc lá các thứ gửi ra nhưng em dặn người nhà nhất quyết không dùng, nếu họ có hỏi thì cũng bảo là đang dùng để khỏi mích lòng.
Trong giai đoạn bố em phát hiện bệnh em mới để ý rằng xung quanh em có rất nhiều người bị mắc K, nhiều người nói rằng do xã hội phát triển môi trường ô nhiễm này nọ nhưng em nghĩ cũng không phải. Môi trường chỉ một phần, phần lớn là do bộ gen của người Việt, trước đây y học chưa phát triển nên khả năng nhiều người mắc K nhưng không phát hiện ra được. Phần vì thói quen của người Việt hay sử dụng các đồ ăn nhanh, nghỉ ngơi bừa bãi và rất hay sử dụng các chất có cồn như rượu bia, thuốc lá…là những kẻ thù với cơ thể. Các bác ạ, K là một bệnh rất đau đớn, em quan sát nhiều người bệnh trong đó có cả phụ huynh em em thấy mỗi lần lên cơn đau rất khổ sở. Cảm tưởng nếu có thể chết đi ngay được thì họ sẽ chọn cái chết để thoát khỏi đau đớn. K cũng là một căn bệnh hút máu không tưởng, nó hút cạn kiệt kinh tế của những người đang sống khi mà kinh tế đã cạn kiệt cũng là lúc người bệnh ra đi. Nỗi đau vì mất đi người thân và nỗi đau suy kiệt kinh tế nó to lớn lắm các bác ạ, gia đình kinh tế trung bình thì khốn khó vô cùng (em bây giờ là một ví dụ cụ thể).
Hy vọng qua chia sẽ này của em các bác hãy chú ý hơn tới sức khỏe của bản thân mình, hãy lên một thời gian biểu sinh hoạt hợp lý, ngủ nghỉ đúng giờ. Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Ăn uống hợp lý và khoa học, nhiều rau ít thịt, vận động nhiều hơn…Mỗi lần ngồi nhìn phụ huynh em, nhìn ánh mắt toát lên hy vọng chiến thắng bệnh tật để trở lại với cuộc sống bình thường nó mạnh mẽ lắm. Hy vọng là thế nhưng chiến đấu được đến bao giờ thì lại không phải do mình tự quyết định được các bác ạ. Hãy đừng để phải rơi vào trường hợp như thế này, hãy tạo một lối sống khoa học để bảo vệ chính mình và người thân. Hãy để người thân của chúng ta không phải đau đầu lo lắng cho chúng ta hãy dành thời gian đó để sống vui vẻ bên gia đình và người thân.
Chúc các bác và gia đình sức khỏe, hạnh phúc!
P/s: cái đơn thuốc hiện ở quê em chưa chụp lên được, hôm nào về quê em chụp up lên sau nhé.
Nao cụ đi thăm ai viện K thì cụ dẫn ông cụ đi một vòng. Xem những hoàn cảnh đang phải chống chọi với bệnh tật tự dưng có khi về bỏ thuốc luôn ấy.Chúc cụ chắc tay súng nhé
Bố em hút thuốc không bỏ được, đã có dạo em làm um cả nhà lên vì việc đó.
Bố em ở quê thuộc diện nhanh nhạy nên người nhà trnog họ hàng có ốm đau gì toàn bố em chạy vạy các viện hết.
Không phải vì không hiểu biết tác hại của nó nhưng mà chả hiểu sao bỏ không được.
Em còn trẻ kinh tế không dư gì nhiều, chả hiểu sau này phải xoay sở ra sao.
Các cụ nào còn thuốc lá thì bỏ đi nhé, bỏ cho vợ cho con của mình.
Giờ hai bố con em chả nhìn mặt nhau.
Nghĩ nó chán
Chia sẻ với cụ, cuộc sống vốn vô thường, mọi thứ có thể ập đến bất cứ lúc nào, hãy can đảm chấp nhận và đối diện cụ ạ.Cảm ơn các bác, gia đình em bây giờ cũng đã suy nghĩ thấu đáo nhiều rồi. Mọi thứ còn lại được đến đâu thì hay đến đó.
Mong rằng các bác sẽ quan tâm tới sức khỏe của mình, sống có ích và khỏe mạnh. Có sức khỏe thì cuộc sống chắc chắn sẽ tốt lên.
À cái câu chuyện bỏ thuốc này cũng nhiều cái khó mà không khó bác ạ. Phụ huynh em bệnh thế nhưng vẫn hút, lúc mới đổ bệnh nằm một chỗ xong đi lại được tý, em dìu đi loanh quanh bệnh viện cụ nhà em còn hỏi căng tin họ có bán thuốc không cơ góp ý mãi chả được nên em cũng coi như kệ cụ vậy.Chúc cụ chắc tay súng nhé
Bố em hút thuốc không bỏ được, đã có dạo em làm um cả nhà lên vì việc đó.
Bố em ở quê thuộc diện nhanh nhạy nên người nhà trnog họ hàng có ốm đau gì toàn bố em chạy vạy các viện hết.
Không phải vì không hiểu biết tác hại của nó nhưng mà chả hiểu sao bỏ không được.
Em còn trẻ kinh tế không dư gì nhiều, chả hiểu sau này phải xoay sở ra sao.
Các cụ nào còn thuốc lá thì bỏ đi nhé, bỏ cho vợ cho con của mình.
Giờ hai bố con em chả nhìn mặt nhau.
Nghĩ nó chán