- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,243
- Động cơ
- 1,133,039 Mã lực
Ngày này, 15-8-1968, Bộ Chính trị Bộ chỉ huy Trung ương Đ.ảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Tổng Bí thư Leonid Brezhnev đã thông qua quyết định sử dụng quân đội Khối Warsawa (Liên Xô là nòng cốt) can thiệp quân sự vào Tiệp Khắc trong Chiến dịch mang tên Dunai.
Dunai theo tiếng Nga là tên gọi con sông Danube chảy qua sáu nước Trung Âu
Tất cả các tướng lĩnh Sư đoàn và sĩ quan Trung Đoàn Dù 7 tham gia can thiệp đã hoá trang thành dân sự đến Praha sờ từng viên gạch những mục tiêu cần đánh chiếm và họ luyện tập 4 tháng trời vất vả để "không thừa một động tác"
Để giữ bí mật, trước đó trên bản đồ tác chiến quân đội Liên Xô không ghi rõ tên mục tiêu. Tới ngày 19-8-1968, mệnh lệnh và bản đồ tác chiến được gửi trực tiếp (không qua điện thoại) cho những viên tư lệnh chỉ huy 300.000 binh sĩ Xô viết.
Chỉ huy chiến dịch là Đại tướng Ivan Grigorievich Pavlovsky, Tư lệnh Quân chủng Lục quân Liên Xô
Bộ Tổng chỉ huy "Chiến dịch Dunai" đóng tại Legnitsa (Ba Lan) cách thủ đô Praha chừng 300 km.
Lực lượng Liên Xô đồn trú ở Ba Lan. Latvia và Ukraina là những lực lượng đầu tiên tiến vào Tiệp Khắc.
Lực lượng Khối Warsawa chỉ có Ba Lan, Đức, Bulgary, Hungary làm nhiệm vụ điếu đóm sau khi quân đội Liên Xô giải quyết xong việc bắt giữ những người đứng đầu Đ.ảng Cộng sản và Chính phủ Tiệp Khắc. Riêng Cộng hoà Dân chủ Đức, vì tế nhị, nên được phép lùi lại sau giờ G 10 giờ
Romania và Albania là hai nước không những không gửi quân đội tham gia, mà còn lên án của can thiệp của Liên Xô
Nguyên soái A.A. Grechko (ảnh chụp năm 1968), Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô (1967-1976) đóng vai trò quan trọng trong cuộc can thiệp vào Tiệp Khắc
Đại tướng Ivan Grigorievich Pavlovsky (1909-1999) – Tổng tư lệnh chiến dịch "Dunai", Tư lệnh Quân chủng Lục quân Liên Xô
Chỉnh sửa cuối: