[Funland] Đức Quốc Xã và những vũ khí đi trước thời đại

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,195
Động cơ
534,475 Mã lực
Tiêm kích thì súng nó gắn ở thân máy bay .. có sao đâu ..
Hồi xưa có loại máy bay tiêm kích cánh quạt, súng cũng gắn phía mũi máy bay, việc tính toán sao cho viên đạn bắn ra không xuyên vào cánh quạt cũng xương phết đấy Cụ nhỉ?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Hồi xưa có loại máy bay tiêm kích cánh quạt, súng cũng gắn phía mũi máy bay, việc tính toán sao cho viên đạn bắn ra không xuyên vào cánh quạt cũng xương phết đấy Cụ nhỉ?
Thấy bảo nó tích hợp cò súng với chốt ở đầu cánh quạt nên .. chả bao h phang vào cánh máy bay cả ..
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Iem thấy trong danh sách này có tới 02 cái là của chú Hitle:

10 máy bay chiến đấu “khủng” nhất hành tinh
Cập nhật lúc: 07:12:44 AM, 23/04/2012

Những loại máy bay “siêu khủng” đã được sản xuất để đáp ứng nhu cầu chiến đấu của không quân trong tác chiến hiện đại. Dưới đây là 10 loại máy bay chiến đấu khủng nhất của không quân các nước.



10. F-22 Raptor
F-22 Raptor là sản phẩm của tập đoàn chế tạo máy bay chiến đấu Lockheed Martin. Là máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm, F-22 Raptor được trang bị công nghệ tàng hình thế hệ thứ tư. Khi được đưa vào sử dụng, F-22 Raptor đã giúp không quân Mỹ giành ưu thế trước đối thủ trực tiếp, không quân Nga.
Ngoài những khả năng thông thường của một máy bay chiến đấu, F-22 Raptor có thể đảm nhận nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát. Được biên chế trong không lực hoa Kỳ vào tháng 12/2005 với tên chính thức F-22A, theo giá thành lô hàng đầu tiên, mỗi chiếc F-22A được mua với số tiền 339 triệu USD (bao gồm cả phí nghiên cứu). Sau đó, giá loại máy bay này giảm xuống còn 120 triệu USD và vẫn đang được quân đội Mỹ đặt mua.
9. Messerschmitt Me 262 Schwalbe (Chim Nhạn)
Messerschmitt Me 262 Schwalbe là máy bay phản lực chiến đấu đầu tiên trên thế giới. Được Đế quốc Đức sản xuất trong thế chiến thứ II, máy bay này đã tạo ra cho quân đội Đức một ưu thế vô cùng lớn trong chiến đấu. Chiếc máy bay đầu tiên được đưa vào biên chế quân đội Đức năm 1944.
Sở dĩ chiếc máy bay được đặt tên là Chim Nhạn bởi khả năng cất cánh, tấn công con mồi, tiêu diệt mục tiêu một cách chóng vánh của loài chim này. Tuy không thể giúp quân Đức lật ngược được thế cờ nhưng Messerschmitt Me 262 Schwalbe đã có những ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của máy bay chiến đấu sau này.
8. MiG-25
Mikoyan-Gurevich MiG-25 là tên đầy đủ của loại chiến đấu cơ biên chế trong Không quân Liên Xô một thời thống trị bầu trời. MiG-25 là loại máy bay chiến đấu đánh chặn, trinh sát và ném bom siêu thanh được Liên Xô nghiên cứu và chế tạo.
Được trang bị radar cực mạnh cùng với 4 tên lửa không đối không, sự xuất hiện của MiG-25 đã làm các quan chức quân sự phương Tây hốt hoảng. Mọi thông tin về chiếc máy bay này hoàn toàn nằm trong bí mật cho tới khi một phi công phản bội lái chiếc MiG-25 sang Nhật Bản.
Một vài mẫu máy bay chiến đấu MiG-25 hiện vẫn đang phục vụ trong quân đội Nga và nhiều nước khác trên thế giới.
7. British Aerospace Sea Harrie
Là máy bay phản lực của Không quân Hoàng gia Anh, Sea Harrie có khả năng tiêm kích, trinh sát và tấn công. Được đưa vào biên chế tháng 4/1980, Sea Harrier đóng vai trò hết sức quan trọng trong tác chiến của quân đội Anh.
Sea Harrier là loại chiến đấu cơ một chỗ, nó được trang bị tên lửa không đối không nhằm tăng khả năng tác chiến. Những chiếc Sea Harrie cũng đã kịp tham chiến trong Chiến tranh Falkland với Argentina năm 1982. Chúng cũng có khả năng cất cánh từ tàu sân bay và góp phần không nhỏ vào tổn thất của không quân đối phương.
6. Mitsubishi A6M Zero
Là máy bay tiêm kích đặc chủng trang bị trên tàu sân bay, Mitsubishi A6M Zero được Không quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng từ năm 1940. Vào thời điểm được sử dụng, Mitsubishi A6M Zero là máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay hiện đại nhất trên thế giới với động cơ khỏe và tầm bay xa. Khi mới xuất hiện, nó được tôn vinh là một huyền thoại và góp công lớn vào những chiến thắng của quân Nhật.
5. F-16 Fighting Falcon
F-16 Fighting Falcon là máy bay chiến đấu phản lực hạng nhẹ của Không quân Mỹ. Nó đã trở thành loại máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ thành công nhất thế giới với hơn 4.000 chiếc được chế tạo và xuất khẩu kể từ khi được đưa vào biên chế không quân Mỹ năm 1976. Hiện nó đang đóng vai trò quan trọng, chủ lực trong không quân của 24 quốc gia trên toàn thế giới.
Hiện tại, Không quân Mỹ đã không còn sử dụng F-16 Fighting Falcon nhưng loại máy bay này vẫn được chế tạo để phục vụ xuất khẩu nhờ khả năng tăng tốc cực tốt, tốc độ bay nhanh, hoạt động linh hoạt và hỏa lực tấn công mạnh. F-16 Fighting Falcon được trang bị tên lửa không đối không, không đối đất, bom… giúp nó thực sự hủy diệt trong chiến đấu.
4. MiG-15
MiG-15 là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ nhất của không quân Liên Xô xuất hiện vào ngày 30/12/1947 và được đưa vào sử dụng trong năm 1950. Được thiết kế với kiểu dáng cánh xuôi, MiG-15 đã làm chủ bầu trời Triều Tiên trong chiến tranh Liên Triều với sự tham gia của không quân Mỹ. Trong những năm đầu cuộc chiến, MiG-15 thực sự là cơn ác mộng đối với phi công đối phương bởi khả năng vượt trội của nó.
3. Messerschmitt Bf 109
Là máy bay tiêm kích chiến đấu của Đức trong Thế Chiến II, Messerschmitt Bf 109 mang những đặc điểm của một loại chiến đấu cơ thực thụ. Messerschmitt Bf 109 luôn chiếm ưu thế trên không, hộ tống ném bom, tiêm kích đánh chặn, tấn công mặt đất và làm nhiệm vụ trinh sát, nó đã ghi được số chiến công nhiều hơn bất cứ loại máy bay nào tham gia Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Nhờ khả năng ưu việt, một số lượng lớn máy bay tiêm kích Messerschmitt Bf 109 đã được sản xuất trong suốt chiến tranh. Người ta ước tính có tới 30.573 chiếc Messerschmitt Bf 109 được sản xuất. Chúng chiếm 47% tổng số máy bay do Đức sản xuất và chiếm phần đông trong biên chế quân đội Phát xít.
2. F-4 Phantom của Mỹ và MiG-21 của Nga
Cùng xếp vị trí thứ hai trong danh sách những máy bay chiến đấu khủng nhất mọi thời đại là F-4 Phantom của Mỹ và MiG-21 của Nga.
F-4 Phantom của Mỹ là loại máy bay tiêm kích ném bom tầm xa, có khả năng bay với tốc độ siêu âm và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Trọng lượng tối đa khi cất cánh tới 27.000kg nhưng F-4 Phantom vẫn có khả năng đạt tới vận tốc siêu âm cùng khả năng bay lên cao tối đa là 210m/s. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn kể từ khi xuất hiện, F-4 Phantom đã liên tiếp phá 16 kỷ lục thế giới bao gồm kỷ lục bay đạt 2.585.086km/h và đạt độ cao kỷ lục lên tới 30.040m.
Với 9 giá treo vũ khí ở trên thân và cánh, F-4 Phantom có thể mang được 8.480 kg vũ khí bao gồm tên lửa không đối không, không đối đất, các loại bom có điều khiển và không điều khiển, và cả bom hạt nhân.
MiG-21 của Nga là máy bay tiêm kích phản lực được biên chế trong không quân Liên Xô. Sự ra đời của MiG-21 đã đưa không quân Liên Xô vượt xa đối thủ trong một thời gian khá dài. Nó cũng là loại máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không và là loại máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất. Dù được sản xuất từ khá lâu nhưng tốc độ tối đa của MiG-21 vẫn là sự phấn đấu của các loại chiến đấu cơ sau này.
MiG-21 là loại máy bay chiến đấu duy nhất có thể tấn công trực tiếp để hạ gục pháo đài bay B-52 của Mỹ cho tới năm 2010. Ba chiếc MiG-21 bắn hạ pháo đài bay B-52 của Mỹ đều do các phi công Việt Nam điều khiển trong hai năm 1971 và 1972.
1. F-15 Eagle
F-15 Eagle là một kiểu máy bay tiêm kích chiến thuật kết hợp với cường kích hai động cơ phản lực của không quân Mỹ. Nó được thiết kế hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, chiếm lĩnh và duy trì ưu thế tấn công trên không. Nó được đưa vào bay thử lần đầu tiên ngày 27/7/1972. Chính thức được đưa vào hoạt động năm 1989, F-15 Eagle được dự kiến sẽ góp mặt trong không quân Hoa Kỳ tới năm 2025.
F-15 Eagle được trang bị 4 loại vũ khí không đối không khác nhau như tên lửa AIM-7F/M Sparrow hay AIM-120 AMRAAM các tên lửa không đối không tầm trung hiện đại ở góc thấp dưới thân, tên lửa AIM-9L/M Sidewinder hay tên lửa AIM-120 tầm xa được trang bị trên hai đầu cánh cùng với một pháo 20mm ở bên cạnh cửa hút gió cánh phải. Ngoài ra, F-15 Eagle có thể tiêu diệt được vệ tinh nếu như nó được trang bị tên lửa thích hợp. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là loại máy bay duy nhất có khả năng này.
Tuy nhiên, F-15 Eagle được hoàn thiện dựa trên thiết kế của máy bay Liên Xô MiG-25. Sự tiến bộ vượt trội của MiG-25 đã được phía Mỹ sử dụng khi một viên phi công Liên Xô phản bội đưa chiếc MiG-25 lọt vào tay Mỹ. Nó như một món quà trời ban cho người Mỹ để đưa F-15 Eagle đứng đầu danh sách những chiến đấu cơ "khủng" nhất mọi thời đại.
Theo Thế giới & Hội nhập​
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Hồi xưa có loại máy bay tiêm kích cánh quạt, súng cũng gắn phía mũi máy bay, việc tính toán sao cho viên đạn bắn ra không xuyên vào cánh quạt cũng xương phết đấy Cụ nhỉ?
Theo em thì nó chẳng cần tính toán gì ghê gớm lắm cả.
Cứ thửa 1 thiết bị cơ khí đồng bộ giữa súng và trục cánh quạt là ok thui mờ. Bắn qua mặt phẳng cánh quạt vô tư lun.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
ngay như các bác hội Sidecar vẫn phải công nhận là xe 3 bánh BMW chả khác quái gì con thỏ sau này QUOTE]

Thưa cụ, ông Stalin mua bản quyền của Đức xe BMW R71
BMW R71 sản xuất 1938-41 (3.458 chiếc), động cơ 2 xy lanh 746cc (2 carburator), công suất 22 hp, 4 số, tốc độ max 125 km/h, nặng 147 kg, tải 210 kg, thùng xăng 14 lít, tiêu thụ 4,5 l/100km. Năm 1939, Đức bán thiết kế cho Liên Xô, sản xuất ra xe M-72 (M là viết tắt của Molotov), sau chiến tranh phiên bản của nó mang tên URAL. Năm 1956, Liên Xô tặng thiết kế này cho Trung Quốc sản xuất Chang Jiang CJ 750 (Trường Giang CJ750)

 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
2,775
Động cơ
439,467 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
Theo em thì nó chẳng cần tính toán gì ghê gớm lắm cả.
Cứ thửa 1 thiết bị cơ khí đồng bộ giữa súng và trục cánh quạt là ok thui mờ. Bắn qua mặt phẳng cánh quạt vô tư lun.
Trên máy bay tiêm kích cánh quạt nó gọ là máy đồng bộ cụ ạ.
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,226
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Thiết bị đồng bộ giữa cánh quạt và cò súng trên máy bay loại này có lẽ hoạt động giống như 1 trục cam của động cơ đốt trong ấy, khi cánh quạt ở vị trí V nào đó thì kích hỏa để viên đạn bay ra mà không phang vào cánh quạt.
Có một điều ngoài lề tí, các Cụ thử thực nghiệm dùng các viên sỏi ném qua cửa sổ thì xác xuất trúng vào song cửa là khá lớn, mặc dù kích thước khe trống giữa các con song lớn hơn con song mấy lần.

Các cụ xem Bóng Đá chắc cũng thấy, khung thành trống to như thế mà các cầu thủ cứ nhằm vào xà ngang với cột dọc rất nhiều, e cũng ứ hiểu được tại sao lại vậy? :102:
 
Chỉnh sửa cuối:

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,377
Động cơ
572,092 Mã lực
Người Đức quả thật là quá giỏi, sau lấy vợ e phải tuyển gái Đức để củng cố đời con :D
 

duchung_bmw

Xe tăng
Biển số
OF-66381
Ngày cấp bằng
15/6/10
Số km
1,096
Động cơ
443,572 Mã lực
Nơi ở
Soc Son-Ha Noi
công nhận thời hitle,đức như tập hợp các bộ não khoa học hàng đầu TG
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,226
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Chỉ biết có súng máy gắn ở thân máy bay, nhưng chỉ bắn ra sau thôi.

Có cả bắn ra trước cụ ạ, em đã xem một bộ phim tài liệu nói về việc tính toán làm sao cho viên đạn bắn ra trước mà ko phang vào cánh quạt? Hồi đó là sau WWI. Nhưng mà e xem lâu quá rồi nên chả nhớ họ làm thế nào?
 

Royce

Xe tải
Biển số
OF-288
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
211
Động cơ
582,573 Mã lực
Tuổi
44
Có cả bắn ra trước cụ ạ, em đã xem một bộ phim tài liệu nói về việc tính toán làm sao cho viên đạn bắn ra trước mà ko phang vào cánh quạt? Hồi đó là sau WWI. Nhưng mà e xem lâu quá rồi nên chả nhớ họ làm thế nào?
Em vừa xem trên NatGeo về thực nghiệm bắn súng trên máy bay qua cánh quạt, chẳng có gì phải tính toán cũng như đồng bộ giữa súng và cánh quạt đâu ạ!
Khi cánh quạt quay ở tốc độ thấp, thì đạn phang vào liên tục, nhưng khi cánh quạt quay cực nhanh thì lại bắn vô tư.
 

gauchip83

Xe tải
Biển số
OF-120725
Ngày cấp bằng
15/11/11
Số km
430
Động cơ
386,260 Mã lực
Nơi ở
Nhà trên núi
Có cụ nào xem phim Red Tails chưa ợ? Trong đó nhà em thấy bọn đức chuyển từ máy bay cánh quạt lên phản lực không rõ loại nào làm mấy anh phi công da đen choáng luôn :-?
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Em vừa xem trên NatGeo về thực nghiệm bắn súng trên máy bay qua cánh quạt, chẳng có gì phải tính toán cũng như đồng bộ giữa súng và cánh quạt đâu ạ!
Khi cánh quạt quay ở tốc độ thấp, thì đạn phang vào liên tục, nhưng khi cánh quạt quay cực nhanh thì lại bắn vô tư.
Chứng tỏ là cái cánh quạt tàu bay được chế tạo từ vật liệu kinh khủng thật.
Đạn kia là đạn để bắt rớt tàu bay mờ còn chẳng làm sứt nổi cái cánh quạt :))
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Không đồng bộ thì chỉ cần 1 viên đạn 12.7 mm nó phang vào cánh là mất cân bằng động, tèo ngay tức khắc.
Thực nghiệm đấy chỉ để chứng minh là khó bắn vào cánh quạt, chứ không có nghĩa là xác suất bắn vào cánh quạt bằng 0.
Cụ lên ĐIện Biên xem xác mấy con máy bay cánh quạt của Pháp nó ăn đạn vào cánh ấy, xem cái lỗ nó khoét to như nào mà đạn nó bé tí.
 

ynhi2208

Xe điện
Biển số
OF-80429
Ngày cấp bằng
16/12/10
Số km
2,118
Động cơ
435,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà,quê hương chỉ một
Phải công nhận một điều,nó ác nhưng nó quy tụ được các nhà khoa học có tài(quy tụ = ép buộc:))),đưa nền khoa học đi trước thế giới tương đối
 

ngocswat

Xe đạp
Biển số
OF-140701
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
24
Động cơ
365,420 Mã lực
Em nghĩ công nghệ của Đức Quốc Xã còn nhiều điều chưa được công bố lắm. Bí mật quốc phòng:))
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Em nghĩ là nếu nó không đốt tài liệu hoặc mình kịp thu giữ tài liệu của nó thì chắc nền CNQP thế giới phải hơn bây giờ nhiều
 

Royce

Xe tải
Biển số
OF-288
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
211
Động cơ
582,573 Mã lực
Tuổi
44
Chứng tỏ là cái cánh quạt tàu bay được chế tạo từ vật liệu kinh khủng thật.
Đạn kia là đạn để bắt rớt tàu bay mờ còn chẳng làm sứt nổi cái cánh quạt :))
Trái lại cánh quạt máy bay được làm từ những vật liệu bình thường nhất bác ạ, thậm trí là bằng gỗ!
Vào thời WW1 thì để tránh đạn bắn vào cánh quạt, Roland Garros (rất nổi tiếng, bác nào mê tenis sẽ biết!!!) đã chế ra 1 miếng sắt gắn vào cánh quạt để gạt những viên đạn chẳng may bắn ra vào vị trí cánh quạt, nó như này:



cận cảnh miếng tam giác:



Nhưng phương pháp này ko hiệu quả lắm, chính thế về sau mới có thiết bị ngăn ko cho viên đạn bắn ra ở thời điểm vị trí cánh quạt nằm trước mũi súng máy. Mô hình như thế này, gọi là interrupter gear. Được Fokker phát minh:



Hình ảnh thực:
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top