- Biển số
- OF-77
- Ngày cấp bằng
- 24/5/06
- Số km
- 7,575
- Động cơ
- 657,409 Mã lực
- Nơi ở
- Quận/Huyện
- Website
- www.namvu.com.vn
Dual Battery System - Thiết bị nối hai acquy
Qua một số tranh luận của các bác về có nên sử dụng và cách nối 2 acquy với nhau không, em cũng xin đóng góp tí chút.
Ở các nước thì họ đã và đang sử dụng hệ thống nối 2 acquy để chạy các thiết bị gắn thêm như âm thanh, điện tử và thậm chí là cả lò vi sóng, tủ lạnh trong các xe caravan.
Nếu dùng một acquy thì dù to đến mấy vẫn có khả năng bị yếu dẫn đến không đề nổ máy được sau khi dùng phụ kiện lâu. Thử tưởng tượng bác và vợ/người yêu phải còng lưng ra đẩy xe vào sáng hôm sau chỉ vì buổi tối hôm trước đã chót dùng quạt hay xem TV cả đêm .
Vì thế, cần lắp thêm 1 acquy phụ (auxiliary battery) để chạy các phụ kiện. Acquy phụ này cần phải cách ly hòan tòan khỏi acquy chính khi tắt máy (các phụ kiện chỉ dùng điện từ acquy phụ), để acquy chính có đủ điện thế cần thiết để nổ máy, đưa bạn về nhà sáng hôm sau. Nhưng acquy phụ vẫn phải được nạp điện khi xe nổ máy.
Thiết bị nối acquy (Dual Battery System - DBS) ra đời từ đó.
Có 4 loại DBS chính là
1. Thủ công: dùng công tắc gắn thêm, lúc nào cần nạp acquy phụ thì nối vào acquy chính, khi cần dùng phụ kiện thì ngắt acquy chính ra
2. Solenoid - dùng nam châm điện để đóng mở tiếp điểm, nạp song song 2 acquy. Đơn giản, rẻ tiền nhất.
3. Điện tử - dùng mạch điện để đóng mở tiếp điểm, nạp song song 2 acquy.
4. Diode - dùng điốt để nạp riêng từng acquy. Không dùng tiếp điểm nên có độ bền và tin cậy cao nhất.
Chi tiết hơn 1 tý
Loại 1 - Thủ công:
Ưu điểm: Đơn giản và rẻ tiền.
Nhược điểm: hay bị quên và có thể gây chập mạch. Có lẽ chỉ phù hợp cho máy kéo máy cày không có ECU hay các mạch điện tử gì cả.
Loại 2 - Solenoid:
Ưu điểm: Phổ biến nhất trong số các loại DBS vì thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả. Khi có dòng điện từ máy phát chạy vào, cuộn dây trong cục solenoid sẽ có từ tính, tạo thành 1 nam châm điện hút tiếp điểm vào, đóng mạch để dòng điện từ máy phát chạy qua acquy phụ. Khi tắt máy thì không còn nam châm điện nữa, tiếp điểm sẽ bị ngắt. Lúc này phụ kiện chỉ chạy qua acquy phụ mà thôi. Acquy chính không bị tiêu hao vào các phụ kiện.
Nhược điểm: nếu acquy phụ có dung tích lớn hơn đáng kể so với acquy chính thì khi nối acquy phụ hết điện vào acquy chính, acquy chính có thể bị sụt điện, không đề nổ máy được.
Khắc phục: Thêm 1 công tắc thủ công để ngắt acquy phụ ra trước khi đề máy
Loại 3 - Điện tử:
Ưu điểm: Như loại 2, có thêm khả năng chỉ cho phép xạc acquy phụ sau khi acquy chính đã đầy. Nhờ thế, nó sẽ không nối acquy phụ vào acquy chính ngay sau khi xe nổ máy để tránh hiện tượng sụt điện của acquy chính như đã nói trong nhược điểm của loại 2.
Nhược điểm: Nếu acquy chính cạn sạch mà acquy phụ vẫn đầy (khá hiếm) khi đó sẽ không nổ máy được.
Khắc phục: Thêm 1 công tắc cho phép nối song song 2 acquy.
Loại 4 - Diode:
Ưu điểm: nạp riêng từng acquy nên có thể đồng thời nạp acquy phụ bị cạn cùng với acquy chính nhỏ hơn mà không sợ bị hụt acquy chính. Không dùng tiếp điểm nên không sợ bị chập mạch.
Nhược điểm: bị sụt điện thế khoảng 0.5V sau điốt.
Khắc phục: cần có công tắc gắn song song (như trong hình của bác GT) hoặc có thêm dây tín hiệu nối với máy phát. Khi máy phát thấy điện thế acquy chưa đủ thì sẽ sạc thêm cho đến khi đủ điện thế tiêu chuẩn.
Xu hướng trang bị thêm phụ kiện cho xe cũng như việc lái xe đi dã ngoại, cắm trại ngày càng phổ biến. Một hệ thống DBS tiêu chuẩn cùng với 2 chiếc acquy tốt sẽ giúp chúng ta có thể yên tâm sử dụng các phụ kiện lâu dài mà không lo phải còng lưng đẩy xe, hoặc tệ hơn là phải gọi bác LXC.
Em xin hết ạ.
Qua một số tranh luận của các bác về có nên sử dụng và cách nối 2 acquy với nhau không, em cũng xin đóng góp tí chút.
Ở các nước thì họ đã và đang sử dụng hệ thống nối 2 acquy để chạy các thiết bị gắn thêm như âm thanh, điện tử và thậm chí là cả lò vi sóng, tủ lạnh trong các xe caravan.
Nếu dùng một acquy thì dù to đến mấy vẫn có khả năng bị yếu dẫn đến không đề nổ máy được sau khi dùng phụ kiện lâu. Thử tưởng tượng bác và vợ/người yêu phải còng lưng ra đẩy xe vào sáng hôm sau chỉ vì buổi tối hôm trước đã chót dùng quạt hay xem TV cả đêm .
Vì thế, cần lắp thêm 1 acquy phụ (auxiliary battery) để chạy các phụ kiện. Acquy phụ này cần phải cách ly hòan tòan khỏi acquy chính khi tắt máy (các phụ kiện chỉ dùng điện từ acquy phụ), để acquy chính có đủ điện thế cần thiết để nổ máy, đưa bạn về nhà sáng hôm sau. Nhưng acquy phụ vẫn phải được nạp điện khi xe nổ máy.
Thiết bị nối acquy (Dual Battery System - DBS) ra đời từ đó.
Có 4 loại DBS chính là
1. Thủ công: dùng công tắc gắn thêm, lúc nào cần nạp acquy phụ thì nối vào acquy chính, khi cần dùng phụ kiện thì ngắt acquy chính ra
2. Solenoid - dùng nam châm điện để đóng mở tiếp điểm, nạp song song 2 acquy. Đơn giản, rẻ tiền nhất.
3. Điện tử - dùng mạch điện để đóng mở tiếp điểm, nạp song song 2 acquy.
4. Diode - dùng điốt để nạp riêng từng acquy. Không dùng tiếp điểm nên có độ bền và tin cậy cao nhất.
Chi tiết hơn 1 tý
Loại 1 - Thủ công:
Ưu điểm: Đơn giản và rẻ tiền.
Nhược điểm: hay bị quên và có thể gây chập mạch. Có lẽ chỉ phù hợp cho máy kéo máy cày không có ECU hay các mạch điện tử gì cả.
Loại 2 - Solenoid:
Ưu điểm: Phổ biến nhất trong số các loại DBS vì thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả. Khi có dòng điện từ máy phát chạy vào, cuộn dây trong cục solenoid sẽ có từ tính, tạo thành 1 nam châm điện hút tiếp điểm vào, đóng mạch để dòng điện từ máy phát chạy qua acquy phụ. Khi tắt máy thì không còn nam châm điện nữa, tiếp điểm sẽ bị ngắt. Lúc này phụ kiện chỉ chạy qua acquy phụ mà thôi. Acquy chính không bị tiêu hao vào các phụ kiện.
Nhược điểm: nếu acquy phụ có dung tích lớn hơn đáng kể so với acquy chính thì khi nối acquy phụ hết điện vào acquy chính, acquy chính có thể bị sụt điện, không đề nổ máy được.
Khắc phục: Thêm 1 công tắc thủ công để ngắt acquy phụ ra trước khi đề máy
Loại 3 - Điện tử:
Ưu điểm: Như loại 2, có thêm khả năng chỉ cho phép xạc acquy phụ sau khi acquy chính đã đầy. Nhờ thế, nó sẽ không nối acquy phụ vào acquy chính ngay sau khi xe nổ máy để tránh hiện tượng sụt điện của acquy chính như đã nói trong nhược điểm của loại 2.
Nhược điểm: Nếu acquy chính cạn sạch mà acquy phụ vẫn đầy (khá hiếm) khi đó sẽ không nổ máy được.
Khắc phục: Thêm 1 công tắc cho phép nối song song 2 acquy.
Loại 4 - Diode:
Ưu điểm: nạp riêng từng acquy nên có thể đồng thời nạp acquy phụ bị cạn cùng với acquy chính nhỏ hơn mà không sợ bị hụt acquy chính. Không dùng tiếp điểm nên không sợ bị chập mạch.
Nhược điểm: bị sụt điện thế khoảng 0.5V sau điốt.
Khắc phục: cần có công tắc gắn song song (như trong hình của bác GT) hoặc có thêm dây tín hiệu nối với máy phát. Khi máy phát thấy điện thế acquy chưa đủ thì sẽ sạc thêm cho đến khi đủ điện thế tiêu chuẩn.
Xu hướng trang bị thêm phụ kiện cho xe cũng như việc lái xe đi dã ngoại, cắm trại ngày càng phổ biến. Một hệ thống DBS tiêu chuẩn cùng với 2 chiếc acquy tốt sẽ giúp chúng ta có thể yên tâm sử dụng các phụ kiện lâu dài mà không lo phải còng lưng đẩy xe, hoặc tệ hơn là phải gọi bác LXC.
Em xin hết ạ.
Chỉnh sửa cuối: