- Biển số
- OF-84590
- Ngày cấp bằng
- 8/2/11
- Số km
- 1,885
- Động cơ
- 428,730 Mã lực
e kính cụ 1 ly, ảnh đẹp quá, chuyến đi cùng 4 e chân dài thật là hoành
Em có pic chụp đoạn đường lên cột mốc đó, bác yên tâm, đường đổ betong và lượn lờ quanh sườn núi đẹp lắm ợ, có một đoạn ngắn (khoảng vài trăm km ) lúc chuẩn bị lên cột mốc là bọn em phải leo dốc đường đất, Ếch và Captiva lên ngon (hôm đấy trời khô ráo và có nắng), nếu trời mưa thì khó đi hơn. Cap lên tốt thì CRV ngại gì hả bácEm vuốt cụ rồi đấy, cám ơn cụ. Cụ cho em hỏi đi lên cột mốc ngã 3 Đông Dương có cần lưu ý gì, bọn em sẽ đi CRV. Em đọc trên phượt thì thấy đường lên gớm quá, cứ hoang mang.
chuẩn, ý mà RPG là bác nào ạ ?không phải chú Hưng, nhìn Avarta mà kô đoán được thì kém
Bài đăng đã quá lâu rồi không biết cụ chủ còn vào xem không. Em có kế hoạch mùa hè này, ngày 1/6/2017 cũng đi lộ trình đúng như cụ luôn, thắc mắc là em có một mình, gấu và 2F1 (8 và 2 tuổi) với Vợ hai là Focus 2016, liệu có nên trải nghiệm cung Tây Trường Sơn không cụ ơi? Điều kiện đường sá, an ninh này nọ cụ tư vấn giùm em. Cảm ơn cụ!(Phần tiếp theo )
Sau quãng đường hơn 350Km từ khe Gat, chúng tôi đến TT Khe Sanh, Hương Hoá, Quảng Trị.
Khe Sanh nằm trong một thung lũng đất đỏ cao hơn mặt nước biển 400 m. Năm 1965-1966, Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã xây dựng Khe Sanh thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9. Đây là một trong ba "mắt thần" (Khe Sanh, Làng Vây và Tà Cơn) của hàng rào điện tử McNamara. Tại Khe Sanh đã diễn ra những trận đánh lớn trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971.
Tượng đài chiến thắng Khe Sanh hiện ra sừng sững ngay khi xe chúng tôi vừa vào thị trấn.
Lúc này, cũng đã chập tối, chúng tôi nghỉ một đêm tại một khách sạn ở LaoBảo.
7h AM, ngày hôm sau, đoàn xe tiếp tục hành trình lên cửa khẩu Bờ Y (Ngã ba biên giới VN-LAO-CAMBODIA)
Và đây là một số hình ảnh trên đoạn đường này:
Cầu treo Dakrong
Biển mây
Cụ già dân tộc (Chụp xong mừng tuổi các cụ ý ít xiền các bác ợ )
Thác ở cầu Thác nước thuộc địa phận Quảng Nam
Hoa café, Rừng cao su tại Ngọc Hồi, Kontum
Mai vàng ở Bờ Y
Đến Bờ Y, trời cũng đã về chiều, chúng tôi nghỉ đêm ở đây và sáng sớm hôm sau đi thăm quan cột mốc biên giới ở ngã ba Đông Dương này.
Địa danh ngã ba Đông Dương trên dãy Trường Sơn hùng vỹ luôn nằm trong ký ức lớp bộ đội, thanh niên xung phong trên đường vào chiến trường miền Nam, chiến trường C (Lào), chiến trường K (Campuchia) trong những năm tháng chiến tranh không thể nào quên. Đây là vùng đất được mệnh danh là một tiếng gà gáy cả ba nước cùng nghe.
Nơi đây các địa danh đã đi vào lịch sử như ngã ba Đông Dương (nơi đường Trường Sơn Tây gặp đường Trường Sơn Đông thời kháng chiến ), di tích lịch sử chiến thắng Đắc Tô - Tân Cảnh tháng 4/1972; cột mốc biên giới do ba nước anh em Việt Nam - Lào - Campuchia cùng thống nhất xây dựng trên đỉnh núi cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, cách thị trấn Pleiku khoảng 30 km.
Đường lên cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia trên độ cao 1086 mét
Cột mộc biên giới 3 nước
Cột mốc đặc biệt này nặng 900 kg , làm bằng đá hoa cương hình trụ tam giác, cao 2 mét, trên mỗi mặt cột mốc quay về mỗi nước được gắn quốc huy, năm cắm mốc và tên quốc gia đó bằng chữ màu đỏ của chính nước đó. Đây là cột mốc thứ hai cùng ghi danh cả ba quốc gia được cắm trên mảnh đất Việt Nam. Cột mốc thứ nhất là của ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc thống nhất xây dựng ở A Pa Chải (Điện Biên).
Từ cột mốc ngã ba biên giới, có thể ngắm nhìn toàn cảnh vùng đất ngã ba Đông Dương.
Cũng tại đây, nếu muốn thăm hai nước Lào và Campuchia thì làm thủ tục xuất cảnh tại đồn biên phòng Việt Nam ở cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
Tạm biệt Bờ Y, chúng tôi về Pleiku, qua Kontum tôi có dịp vào tham quan nhà thờ Gỗ được xây dựng vào đầu thế kỷ XX và Tòa Giám mục Kontum
Đến Qui Nhơn, một điểm không thế không đến là vào thăm viếng mộ Hàn Mặc Tử ,Từ Ghềnh Ráng, để lên đến mộ Hàn, leo qua chừng hơn trăm bậc thang đá, giữa hai hàng cây song song chụm đầu vào nhau rì rào bốn mùa đón gió biển. Mộ Hàn nằm dựa lưng vào núi, nhìn bao quát cả dải bờ biển Quy Nhơn chạy dài trước mặt, hút trọn tầm mắt một phần thành phố Quy Nhơn. Dưới chân khu mộ, qua một vực đá thoai thoải với muôn vàn tảng đá nhiều hình thù xếp lớp, là sóng biển bốn mùa vỗ bờ.
Mộ rộng chừng dăm thước vuông, ốp đá đơn sơ, xung quanh tàn cây mát rượi. Dòng chữ lớn RIP (Rest in peace – Dịch nôm na: An nghỉ ngàn thu) màu trắng nổi bật trên nền đá ốp hồng. Phía trên đầu mộ là tượng Đức Mẹ Maria hiền từ nhìn xuống. Mộ chí không ghi tên ông là nhà thơ nổi tiếng mà chỉ ghi khiêm nhường “Đây an nghỉ trong tay Mẹ Maria: Hàn Mặc Tử, tức Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí”.
Nhìn ra biển Quy Nhơn
Rời Qui Nhơn, chúng tôi trở về Hà Nội, trong lòng còn đọng lại những hình ảnh nên thơ, hùng vĩ của quê hương, đất nước Việt Nam.
Tổng hành trình mà chúng tôi đã đi trong 5 ngày là 2822km với thời gian ngồi trên xe là 61h48'…
Báo cáo hết các cụ ợ, hị vọng sẽ có nhiều chuyến đi nữa chúc năm mới hạnh phúc an khang
Nước xanh hơn nước biển
Chào cụ, tuy đường sá hồi đó đi cũng ok rồi, giờ thì tiện hơn. Nhưng có cháu nhỏ 2 tuổi em nghĩ là không hợp để đi cung đường này lắmBài đăng đã quá lâu rồi không biết cụ chủ còn vào xem không. Em có kế hoạch mùa hè này, ngày 1/6/2017 cũng đi lộ trình đúng như cụ luôn, thắc mắc là em có một mình, gấu và 2F1 (8 và 2 tuổi) với Vợ hai là Focus 2016, liệu có nên trải nghiệm cung Tây Trường Sơn không cụ ơi? Điều kiện đường sá, an ninh này nọ cụ tư vấn giùm em. Cảm ơn cụ!
Dạ! Cảm ơn cụ, em sẽ thay đổi lịch trình ngay lập tức, em cần những kinh nghiệm thực tế của các cụ, chứ không phải những bài viết của báo chí viết cho hay.Chào cụ, tuy đường sá hồi đó đi cũng ok rồi, giờ thì tiện hơn. Nhưng có cháu nhỏ 2 tuổi em nghĩ là không hợp để đi cung đường này lắm