- Biển số
- OF-30390
- Ngày cấp bằng
- 2/3/09
- Số km
- 1,704
- Động cơ
- 495,482 Mã lực
- Nơi ở
- Đâu cũng là nhà...
- Website
- dili.com.vn
Kính các cụ !
Mùa xuân ấm áp tràn về trên mọi miền đất nước Việt Nam, mùa xuân như thôi thúc chúng tôi khám phá những vùng đất thân yêu của tổ quốc… Nam tiến Tây Nguyên đại ngàn.
Mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất, chúng tôi gồm 21 người, 5 xe và lộ trình dự tính là Hà Nội, Xuân Mai, đường HCM qua Thanh, Nghệ, Quảng, Ngã ba biên giới Vietnam-Lao-Cambodia, Pleiku, Qui nhơn, Đà nẵng, Huế, Đông Hà, về Hà Nội.
Xuất phát từ 8h PM tại Hà Nội, đoàn xe lướt nhanh trên đường cao tốc Thăng Long đến Xuân Mai, rồi rẽ vào đường HCM, lúc này trời vẫn mưa, tuy không nặng hạt nhưng mưa rơi khá dày, cái gạt nước không ngừng nghỉ cho chúng tôi đi xuyên đêm qua các vùng miền núi phía tây Thanh Hoá, Tân Kỳ - Nghệ An, Phố Châu - Hà Tĩnh, và đến địa phận Quảng Bình vào lúc rạng sáng…
Đổ đèo Đá Đẽo xuôi về hướng Nam nhác thấy một tấm biển chữ xanh bên phải đường ghi "Di tích lịch sử". Băn khoăn không biết đây là di tích lịch sử gì. Đường HCM qua đoạn này bỗng thênh thang, rộng gấp ba, gấp bốn lần toàn tuyến.
Đi thêm chừng ba kilômét nữa lại gặp một bia đá tầm tầm mới xây dựng, chữ nhũ vàng lóa nắng. Bia ghi "Sân bay dã chiến Khe Gát. Nơi đây, từ năm 1969 đến 1972, lực lượng không quân đã sử dụng máy bay phản lực chiến đấu để yểm trợ cho đường HCM. Riêng ngày 19/4/1972 (16 giờ 5 phút), phi đội MIG-17 của Nguyễn Văn Bảy (Bảy B) và Lê Xuân Dị bắn cháy hai tàu khu trục thuộc Hạm đội 7 của Mỹ".
Phía sau tấm bia là một cây đa do Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân trồng chưa lâu. À ra thế. Sân bay dã chiến thuộc Xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình này trùng lên nền đường HCM, nên nó mới thênh thang đến vậy.
Từ Khe Gát, rẽ sang đường HCM Tây, con đường lọt thỏm giữa rừng núi đá vôi với mây mù bao phủ, có thể dễ dàng cảm nhận được cái se lạnh, trong lành đến khoan khoái làm sao…
Đây là đoạn đường hầu như không có dân cư trên suốt gần 200 km, ngoại trừ xã Trường Sơn ở giữa tuyến đường là điểm duy nhất có thể đổ nhiên liệu, nhưng không ngại vì xe chúng vừa đổ đầy xăng ở Phố Châu, công tác dự phòng cũng đã chuẩn bị khá kỹ.
Vì đường Tây Trường Sơn chạy xuyên lõi khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng nên trên toàn đoạn đường địa phận Quảng Bình chúng tôi đi qua khá nhiều chốt barie kiểm tra của lực lượng kiểm lâm. Tại chốt đầu tiên khi qua Khe Gát khoảng 5 km, bạn phải dừng xe để xin phép đi qua vì con đường này tuy là quốc lộ nhưng hầu như không có người đi.
Và những cung đường khuất trong hẻm núi với mây mù bao phủ
Con suối này thuộc địa phận Quảng Bình, có thể đây là suối nước ngọc có lẽ bởi cái màu xanh biếc kỳ lạ của nó
Tôi như bị mê hoặc bởi vẻ hoang sơ, mùi thơm khoan khoái của núi rừng, của hoa dại.
Một vẻ đẹp như trong tranh thuỷ mặc, đẹp đến ngỡ ngàng, một vẻ cuốn hút đến khó tả
Không khỏi lưu luyến mỗi lần dừng chân trước vẻ đẹp hoang dại của đại ngàn, nhưng đoàn chúng tôi vẫn tiếp tục hành quân trên nẻo đường trường sơn, những cung đường uốn lượn và không ít khúc cua tay áo làm các tay lái kỳ cựu cũng có lúc giật mình.
Dừng chân ăn trưa tại một nhà dân ở xã Trường Sơn, các món ăn ở đây món nào cũng được gia thêm rất nhiều ớt vì thế rất cay
Sau đó chúng tôi tiếp tục hành trình của mình, điểm tiếp theo mà chúng tôi tới là Lao Bảo, Quảng Trị, lúc này trời nắng lên trong xanh, một kiểu thời tiết thật là lý tưởng cho chuyến đi
(Còn nữa )
Mùa xuân ấm áp tràn về trên mọi miền đất nước Việt Nam, mùa xuân như thôi thúc chúng tôi khám phá những vùng đất thân yêu của tổ quốc… Nam tiến Tây Nguyên đại ngàn.
Mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất, chúng tôi gồm 21 người, 5 xe và lộ trình dự tính là Hà Nội, Xuân Mai, đường HCM qua Thanh, Nghệ, Quảng, Ngã ba biên giới Vietnam-Lao-Cambodia, Pleiku, Qui nhơn, Đà nẵng, Huế, Đông Hà, về Hà Nội.
Xuất phát từ 8h PM tại Hà Nội, đoàn xe lướt nhanh trên đường cao tốc Thăng Long đến Xuân Mai, rồi rẽ vào đường HCM, lúc này trời vẫn mưa, tuy không nặng hạt nhưng mưa rơi khá dày, cái gạt nước không ngừng nghỉ cho chúng tôi đi xuyên đêm qua các vùng miền núi phía tây Thanh Hoá, Tân Kỳ - Nghệ An, Phố Châu - Hà Tĩnh, và đến địa phận Quảng Bình vào lúc rạng sáng…
Đổ đèo Đá Đẽo xuôi về hướng Nam nhác thấy một tấm biển chữ xanh bên phải đường ghi "Di tích lịch sử". Băn khoăn không biết đây là di tích lịch sử gì. Đường HCM qua đoạn này bỗng thênh thang, rộng gấp ba, gấp bốn lần toàn tuyến.
Đi thêm chừng ba kilômét nữa lại gặp một bia đá tầm tầm mới xây dựng, chữ nhũ vàng lóa nắng. Bia ghi "Sân bay dã chiến Khe Gát. Nơi đây, từ năm 1969 đến 1972, lực lượng không quân đã sử dụng máy bay phản lực chiến đấu để yểm trợ cho đường HCM. Riêng ngày 19/4/1972 (16 giờ 5 phút), phi đội MIG-17 của Nguyễn Văn Bảy (Bảy B) và Lê Xuân Dị bắn cháy hai tàu khu trục thuộc Hạm đội 7 của Mỹ".
Phía sau tấm bia là một cây đa do Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân trồng chưa lâu. À ra thế. Sân bay dã chiến thuộc Xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình này trùng lên nền đường HCM, nên nó mới thênh thang đến vậy.
Từ Khe Gát, rẽ sang đường HCM Tây, con đường lọt thỏm giữa rừng núi đá vôi với mây mù bao phủ, có thể dễ dàng cảm nhận được cái se lạnh, trong lành đến khoan khoái làm sao…
Đây là đoạn đường hầu như không có dân cư trên suốt gần 200 km, ngoại trừ xã Trường Sơn ở giữa tuyến đường là điểm duy nhất có thể đổ nhiên liệu, nhưng không ngại vì xe chúng vừa đổ đầy xăng ở Phố Châu, công tác dự phòng cũng đã chuẩn bị khá kỹ.
Vì đường Tây Trường Sơn chạy xuyên lõi khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng nên trên toàn đoạn đường địa phận Quảng Bình chúng tôi đi qua khá nhiều chốt barie kiểm tra của lực lượng kiểm lâm. Tại chốt đầu tiên khi qua Khe Gát khoảng 5 km, bạn phải dừng xe để xin phép đi qua vì con đường này tuy là quốc lộ nhưng hầu như không có người đi.
Và những cung đường khuất trong hẻm núi với mây mù bao phủ
Con suối này thuộc địa phận Quảng Bình, có thể đây là suối nước ngọc có lẽ bởi cái màu xanh biếc kỳ lạ của nó
Tôi như bị mê hoặc bởi vẻ hoang sơ, mùi thơm khoan khoái của núi rừng, của hoa dại.
Một vẻ đẹp như trong tranh thuỷ mặc, đẹp đến ngỡ ngàng, một vẻ cuốn hút đến khó tả
Không khỏi lưu luyến mỗi lần dừng chân trước vẻ đẹp hoang dại của đại ngàn, nhưng đoàn chúng tôi vẫn tiếp tục hành quân trên nẻo đường trường sơn, những cung đường uốn lượn và không ít khúc cua tay áo làm các tay lái kỳ cựu cũng có lúc giật mình.
Dừng chân ăn trưa tại một nhà dân ở xã Trường Sơn, các món ăn ở đây món nào cũng được gia thêm rất nhiều ớt vì thế rất cay
Sau đó chúng tôi tiếp tục hành trình của mình, điểm tiếp theo mà chúng tôi tới là Lao Bảo, Quảng Trị, lúc này trời nắng lên trong xanh, một kiểu thời tiết thật là lý tưởng cho chuyến đi
(Còn nữa )