Đèo An Khê chỉ có một chiều lên. Lính bọn em ngày trước khi lên đèo này phải để sẵn can nước ruộng trên xe để đến lưng đèo còn đổ thêm két nước. Nếu quên phải đi về phía bên phải dưới chân đèo mấy trăm mét mới có suối.
Từ Kontum xuống đến ngã ba Diêu Trì bọn em thường chạy xuống chỉ mất ...một buổi vậy mà lão chạy những 2 tiếng. Gấu lái hay sao mà kém vậy
Em có hai cậu ruột.
Một cậu đi bộ đội năm 1971, hy sinh năm 1972. theo giấy báo tử là hy sinh ở chiến trường B (Miền Nam). Đến chuyến đi này mới tìm được chính xác ngày tháng và nơi cậu hy sinh ở Đèo Hà Lan, Buôn Hồ, Đăk Lăk. Chuyện đi tìm em sẽ kể trong câu chuyện chuyến đi này.
Cậu thứ 2 khoảng năm 1979 vào Ayunpa dạy học và lấy vợ ở đó. Mợ là người Ninh Bình. Đến năm 1985 gia đình Cậu được chuyển về quê công tác.
Một chuyến xe chở riêng gia đình cậu, 4 người trong đó hai thằng cu em mới 2 và 4 tuổi. Gia sản chất hết lên xe gồm cái giường là to nhất cùng mấy cái va li, hòm, đồ gia dụng... Xe đến đèo An Khê bị tai nạn, lao xuống vực.
Ơn giời là mọi người trên xe không ai bị sao. Đồ đạc cái nào gẫy hỏng thì bỏ, chỉ còn vài thứ mang được về quê. Ấy thế mà về đến nhà vẫn còn một cái giường gỗ cẩm lai, bây giờ vẫn dùng và một bình tông inoc của Mỹ đựng mật ong. Cái bình tông đó do bị xóc và nóng nó phòng ra tròn vo như hòn bi.
Bây giờ mọi người trong gia đình vẫn nhắc: nếu không có Cậu cả (đã hy sinh) đỡ cho thì chắc cả gia đình đã chết hết.
Kể chuyện này để các cụ, các mợ hiểu đèo An Khê ngày xưa rất nguy hiểm.
Em chạy hai tiếng là từ Bảo Tàng Quang Trung lên Pleiku, ngắn hơn đoạn bác kể khoảng 65km nhé.
Sông Côn nhìn từ đèo An Khê qua kính chống nắng.
Năm 87, 88 bọn em qua đây lại chả để ý nó có phải là thị trấn hay không. Chỉ nhớ mỗi đèo An Khê. Lần đầu đi thấy cứ leo, leo mải, leo mải đến lúc thấy có cái bức tường vẽ cổ động hay khẩu hiệu gì đó bên phải đường là ... chạy ngang. Nói thật cái cảm giác thấy hơi ức ức. Lên bao lâu lại chả xuống
Đỉnh đèo Anh Khê phía Bình Định.