Nợ công thì ko bàn tới. Chỉ nói tới cái bội chi thôi. Làm sao để minh bạch và kiểm soát được nó. Chứ cứ mơ hồ chả biết sao mà cứ bội chi tăng đều thì quá chán
Để nói về bội chi. Em có một ví dụ rằng NASA là cái thằng làm việc kém hiệu quả và lãng phí nhiều nhất nước Mẽo cho những dự án mà nó làm được. Thậm chí các dự án đang làm như tên lửa SLS tốn gấp hàng chục lần vẫn chưa chạy được và không thể nào so nổi với Falcon 9 hay Falcon heavy của SpaceX.
Tàu vũ trụ Orion được xây dựng từ trước đó rất lâu, tốn kém cả chục lần vẫn không thể hoàn thiện và so sánh được với Crew Dragon2 của SpaceX vừa mới gửi người lên trạm ISS
Hay tàu tương tự là Starliner của đối tác truyền thống là Boeing được đầu tư hơn hẳn 4-5 lần SpaceX cho tới nay vẫn chưa biết ngày nào bay được. Trong khi Dragon Crew và phiên bản Cargo của nó bay không dưới 25 lần tới ISS.
Quốc hội Mỹ biết rõ điều đó, NASA biết rõ điều đó nhưng họ không cho nó là sai trái, vô tích sự bởi vì theo họ: Đó là sự lãng phí cần thiết để duy trì lượng nhà khoa học đồ sộ cũng như là nguồn tài trợ cho các dự án và công nghệ - không công ty tư nhân nào dám làm nếu chỉ nói về mặt lợi nhuận thuần túy.
Họ thà chấp nhận lãng phí hàng chục hàng trăm tỷ đô để duy trì một lượng lớn các nhà khoa học cần thiết hơn là làm việc dễ dàng hơn là cắt bỏ chi phí và cho các nhà khoa học đó về nhà chăn vịt hết.
Họ sẵn sàng lãng phí hàng chục, hàng trăm tỷ đô để nắm được các công nghệ mà "có lẽ tương lai sẽ dùng tới".
Đơn cử như khiên chắn nhiệt trên tàu Dragon Crew của SpaceX cũng là một sản phẩm tạo ra nhờ quá trình nghiên cứu trước đó của NASA mà nếu chỉ so sánh về mặt lợi nhuận: thị trường quá nhỏ bé so với chi phí nghiên cứu bỏ ra.
Em không biết liệu điều này có mối tương quan nào khi nói ở tầm vĩ mô - quốc gia hay không nhưng rõ ràng lãng phí, bội chi vẫn đóng góp một phần quan trọng nào đó trong nền kinh tế.