Giờ mới lòi ra cái nhân văn của các anh nhá
Các chuyên gia cho rằng, nguyên tắc đóng BHXH để có lương hưu là tích lũy cả đời, vì thế người đóng thời gian dài sẽ có lương hưu cao. Ngược lại, người tham gia muộn, đóng BHXH ngắn, tiền đóng ít thì lương hưu sẽ thấp.
Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Bộ LĐ-TB&XH gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan tiếp tục đề xuất bổ sung vào luật để tính lương hưu khi giảm số năm đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm thay vì 20 năm như hiện nay.
Người lao động làm trong một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hầm lò, vùng khó khăn được nghỉ hưu sớm hơn từ 5-10 năm so với tuổi chung.
Trường hợp đã hưởng BHXH một lần, thời gian tham gia BHXH tối thiểu để có lương hưu phải 20 năm thay vì 15 năm như những người khác.
Sau khi giảm số năm đóng BHXH, cơ quan soạn thảo đề xuất, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tiền lương tháng đóng BHXH khi đóng đủ 15 năm với nữ, và 20 năm đối với nam; sau đó, mỗi năm đóng được cộng thêm 2%, lương hưu tối đa bằng 75% mức lương đóng.
Rút ngắn thời gian hưởng lương hưu, mức hưởng của người lao động sẽ thấp. Ảnh: Thanh Tùng.
Nếu đề xuất trên được thông qua, nữ tới tuổi nghỉ hưu khi có 15 năm đóng BHXH sẽ được tính lương hưu bằng 45% mức đóng. Trường hợp người lao động được đóng BHXH chỉ bằng mức lương tối thiểu, trong 15 năm đóng vừa qua, bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chỉ 3,8 triệu đồng/tháng, nếu về hưu sẽ được mức lương 1,7 triệu đồng/tháng.
Với nam, nếu tới tuổi nghỉ hưu khi mới tham gia BHXH 15 năm, mỗi năm đóng sẽ được tính bằng 2,25% (do chưa đủ 20 năm đóng để được tính 45% lương), lương hưu được tính bằng 33,75% tiền lương tháng tính đóng BHXH. Nếu cùng mức lương tháng tính đóng BHXH là 3,8 triệu đồng/tháng như nữ, cùng đóng 15 năm, nam về nghỉ hưu sẽ nhận mức lương chưa tới 1,3 triệu đồng/tháng.
Không ít người hưởng lương hưu ở mức rất thấp
Nếu đề xuất giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm được thông qua có thể khuyến khích người lao động đóng BHXH đủ thời gian hưởng lương hưu thay vì rút BHXH một lần. Ước tính mỗi năm sẽ tăng từ 10-40 nghìn lao động có lương hưu.
Liên quan đến đề xuất trên, trao đổi với VietNamNet, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, về nguyên tắc, đóng BHXH để có lương hưu là tích lũy cả đời, người đóng BHXH thời gian dài sẽ có lương hưu cao. Ngược lại một số người tham gia thị trường lao động muộn, đóng BHXH ngắn, tiền đóng ít nên lương hưu thấp.
Ông Huân cũng cho rằng, phương án lương hưu cho người tham gia BHXH dưới 20 năm trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đang mang tính cơ học, kiểu tính lùi so với luật hiện hành.
Giải pháp này sẽ dẫn tới tương lai có không ít người hưởng lương hưu ở mức rất thấp.
Ở góc độ chuyên gia, ông Huân đề xuất, luật có thể nghiên cứu đưa ra phương án cho người lao động chọn, nếu thời gian đóng BHXH ít, có thể nhận lương hưu mức cao nhưng thời gian hưởng ngắn, hoặc hưởng lương hưu thấp nhưng được nhận tới lúc chết.
Ông Huân cũng băn khoăn về đề xuất mức hưởng lương hưu của nam và nữ khác nhau, để được nhận mức lương hưu bằng 45% mức đóng, nữ chỉ cần đóng BHXH 15 năm, nhưng nam phải mất 20 năm, dù cơ sở đóng như nhau. Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ để đảm bảo cho người lao động hài hoà về mức đóng và mức hưởng.
Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được hưởng lương hưu thế nào?
Các chuyên gia cho rằng, nguyên tắc đóng BHXH để có lương hưu là tích lũy cả đời, vì thế người đóng thời gian dài sẽ có lương hưu cao. Ngược lại, người tham gia muộn, đóng BHXH ngắn, tiền đóng ít thì lương hưu sẽ thấp.
vietnamnet.vn
Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Bộ LĐ-TB&XH gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan tiếp tục đề xuất bổ sung vào luật để tính lương hưu khi giảm số năm đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm thay vì 20 năm như hiện nay.
Người lao động làm trong một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hầm lò, vùng khó khăn được nghỉ hưu sớm hơn từ 5-10 năm so với tuổi chung.
Trường hợp đã hưởng BHXH một lần, thời gian tham gia BHXH tối thiểu để có lương hưu phải 20 năm thay vì 15 năm như những người khác.
Sau khi giảm số năm đóng BHXH, cơ quan soạn thảo đề xuất, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tiền lương tháng đóng BHXH khi đóng đủ 15 năm với nữ, và 20 năm đối với nam; sau đó, mỗi năm đóng được cộng thêm 2%, lương hưu tối đa bằng 75% mức lương đóng.
Nếu đề xuất trên được thông qua, nữ tới tuổi nghỉ hưu khi có 15 năm đóng BHXH sẽ được tính lương hưu bằng 45% mức đóng. Trường hợp người lao động được đóng BHXH chỉ bằng mức lương tối thiểu, trong 15 năm đóng vừa qua, bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chỉ 3,8 triệu đồng/tháng, nếu về hưu sẽ được mức lương 1,7 triệu đồng/tháng.
Với nam, nếu tới tuổi nghỉ hưu khi mới tham gia BHXH 15 năm, mỗi năm đóng sẽ được tính bằng 2,25% (do chưa đủ 20 năm đóng để được tính 45% lương), lương hưu được tính bằng 33,75% tiền lương tháng tính đóng BHXH. Nếu cùng mức lương tháng tính đóng BHXH là 3,8 triệu đồng/tháng như nữ, cùng đóng 15 năm, nam về nghỉ hưu sẽ nhận mức lương chưa tới 1,3 triệu đồng/tháng.
Không ít người hưởng lương hưu ở mức rất thấp
Nếu đề xuất giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm được thông qua có thể khuyến khích người lao động đóng BHXH đủ thời gian hưởng lương hưu thay vì rút BHXH một lần. Ước tính mỗi năm sẽ tăng từ 10-40 nghìn lao động có lương hưu.
Liên quan đến đề xuất trên, trao đổi với VietNamNet, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, về nguyên tắc, đóng BHXH để có lương hưu là tích lũy cả đời, người đóng BHXH thời gian dài sẽ có lương hưu cao. Ngược lại một số người tham gia thị trường lao động muộn, đóng BHXH ngắn, tiền đóng ít nên lương hưu thấp.
Ông Huân cũng cho rằng, phương án lương hưu cho người tham gia BHXH dưới 20 năm trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đang mang tính cơ học, kiểu tính lùi so với luật hiện hành.
Giải pháp này sẽ dẫn tới tương lai có không ít người hưởng lương hưu ở mức rất thấp.
Ở góc độ chuyên gia, ông Huân đề xuất, luật có thể nghiên cứu đưa ra phương án cho người lao động chọn, nếu thời gian đóng BHXH ít, có thể nhận lương hưu mức cao nhưng thời gian hưởng ngắn, hoặc hưởng lương hưu thấp nhưng được nhận tới lúc chết.
Ông Huân cũng băn khoăn về đề xuất mức hưởng lương hưu của nam và nữ khác nhau, để được nhận mức lương hưu bằng 45% mức đóng, nữ chỉ cần đóng BHXH 15 năm, nhưng nam phải mất 20 năm, dù cơ sở đóng như nhau. Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ để đảm bảo cho người lao động hài hoà về mức đóng và mức hưởng.