Làm chính sách đúng ra là của Quốc hội nhưng các ĐB quốc hội làm việc theo cách phát biểu linh tinh, gật đầu, nhấn nút biểu quyết và cuối cùng là nhận lương nên dẫn đến việc làm chính sách đẩy sang các Bộ. Thú thật làm chính sách là việc khó và mất thời gian nghiên cứu rất nhiều, do vậy nó ngốn hết thời gian và nhân lực của các Bộ là đương nhiên. Ấy vậy nhưng khi đánh giá hiệu năng của các Bộ thì người ta lại so với nước ngoài, tức là chỉ quan tâm đến số lượng các chức năng liên quan đến hành pháp của bộ rồi so với biên chế mà bỏ qua việc phải làm các nhiệm vụ liên quan đến chức năng lập pháp (là chức năng của Quốc hội). Từ đó đi đánh giá blab blab về cái hiệu quả xử lý công việc của các Bộ, thừa biên chế, cắp ô đi cắp ô về ... (cắp ô đi rồi cắp ô về là mấy ngài ĐBQH với lại ĐB HĐND, các tổ chức đoàn thể, chính trị, chính trị XH, ... là nhiều nhất) để rồi thực hiện các giải pháp blab blab tiếp theo.
Do vậy, để tinh gọn bộ máy nhận lương từ ngân sách thì việc đầu tiên phải xem xét là:
- Phải trả lại chức năng nhiệm vụ cho đúng nơi phải thực hiện nhiệm vụ đó (làm chính sách phải để cho QH và HĐND các cấp).
- Tinh gọn lại các Tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị XH.
- Những ngành nghề nào có thể xã hội hóa được thì để xã hội hóa, ví dụ: Y tế, Giáo dục, ...
- Cuối cùng mới xem đến các cơ quan trong bộ máy hành chính.
Theo thông kê sơ bộ thì số lượng công chức (làm trong bộ máy hành pháp của nước VN) là khoảng 400.000 người. Số này không cao hơn so với các quốc gia có cùng quy mô dân số cũng như quy mộ quản lý về kinh tế, chính trị XH của các nước. Tuy nhiên số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước của chúng ta là khổng lồ so với các nước mà đúng ra theo quy định chỉ phải trả cho khoảng 400.000 công chức này (Chưa tính đến các lực lượng vũ trang)