[Funland] Du học, xu hướng tất yếu hay do giáo dục yếu kém!

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,374
Động cơ
481,308 Mã lực
Em không chê du học, cơ mà như thằng bạn thân em đi du học 6 năm ở Nhật về, nó kiếm được vài tỷ nhưng đến soạn cái văn bản trên word hay excel cũng không biết. Học quản trị kinh doanh đàng hoàng nhưng về VN xin làm đâu cũng chỉ vài tháng là out. Nói chung là trình kém. Giờ có tiền mà cũng chẳng biết làm gì ngoài cho vay ăn lãi với xây vài phòng trọ cho thuê.
Nên chả cần phải thần thánh quái gì giáo dục nước ngoài.
Học ở NN cũng có nhiều loại học. Bằng cấp vẫn có nhưng đưa cái đó ra có khi nó xé cho vào sọt rác cụ ạ (nếu được phép). Do vậy ko nên cho rằng cứ du học thì sẽ có cơ hội giỏi hơn.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,449
Động cơ
606,740 Mã lực
Em không chê du học, cơ mà như thằng bạn thân em đi du học 6 năm ở Nhật về, nó kiếm được vài tỷ nhưng đến soạn cái văn bản trên word hay excel cũng không biết. Học quản trị kinh doanh đàng hoàng nhưng về VN xin làm đâu cũng chỉ vài tháng là out. Nói chung là trình kém. Giờ có tiền mà cũng chẳng biết làm gì ngoài cho vay ăn lãi với xây vài phòng trọ cho thuê.
Nên chả cần phải thần thánh quái gì giáo dục nước ngoài.
Đi 6 năm kiếm được vài tỷ là đi làm (dưới vỏ bọc đi học) chứ du học cái gì :)
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Đi 6 năm kiếm được vài tỷ là đi làm (dưới vỏ bọc đi học) chứ du học cái gì :)
Nó đi tổng là hơn 8 năm. Cơ mà vẫn xác định đi làm chứ học không ăn thua. Bây giờ phong trào qua Hàn Nhật theo dạng "học" này nhiều lắm. Chủ yếu kiếm tiền. Đi Úc hay Canada cũng nhiều thành phần tương tự. Nên vác cái bằng tây về đa phần là ko làm được việc.
 

lamhv

Xe tăng
Biển số
OF-79125
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
1,613
Động cơ
431,480 Mã lực
Hưởng ứng phong trào: "Đông kinh nghĩa thục" của các cụ từ xưa.
 

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
24
Dạo này thấy nhiều người phê phán hệ thống giáo dục đại học của ta, và cho rằng sự yếu kém của nó là nguyên nhân dẫn đến làn sóng tỵ nạn giáo dục. Nhưng em lại thấy du học là xu hướng tất yếu khi con người ta ngoài chuyện tiếp thu những thành tựu giáo dục còn muốn mở mang tầm nhìn khi đi du học. Cho dù nền giáo dục nước nhà có tốt thì người ta vẫn đi du học, vì họ muốn cảm nhận thêm các nền văn hoá khác.
Còn 1 vấn đề rất quan trong mà người ta không muốn đề cập đến đó là lo ngại bất ổn tại thiên đường trong 1 tương lai không xa! Với thể chế này thì mai hay ngày kia xảy ra chuyện gì khó nói trước lắm!
 

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
24
Cụ bựa quá. Chỗ đấy các cháu nó sao vạch đầy người. Ghế to ghế nhỏ đủ cả, cụ lại đi coi thường bọn nó. :)) :))
Bọn đấy xăm trổ đầy mình nó sợ méo gì bố con thằng lào mà phải du học. Nhiều khi bọn nó được cho đi du học là hình thức trừng phạt đấy. Ghế thì ít mà mít thì nhiều rời ghế ra là có thằng nó mua chỗ ngay, lúc quay lại lấy đâu chỗ kê mít mà hóng.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cháu là một sinh viên đại học năm thứ hai tại Nhật Bản, cháu xin vào thớt để lắng nghe ý kiến của các cụ, mợ. Cháu xin tóm tắt ý kiến của tất cả mọi người để nghiên cứu dần.

1. Du học là xu hướng tất yếu khi con người ta ngoài chuyện tiếp thu những thành tựu giáo dục còn muốn mở mang tầm nhìn khi đi du học.

2. Một phần vì thi trượt thẳng cẳng nữa :D

3. Du học xong về nước cũng vẫn loay hoay xin việc đó bác.

4. Có tiền em cũng cho F1 du học. Tâm lý chung là như vậy. Bây giờ nhiều nhà kiếm được 50-70 củ/ tháng nên các cháu du học nhiều.

5. Bốn năm ở trường ĐH của Việt Nam không học được gì, lãng phí thời gian. 4 năm ấy ở NN học được nhiều thứ. Còn học rồi có dùng được hay không lại là chuyện khác!

6. Nếu có cơ hội đi du học, có lẽ 100% đi du học hết, kể cả các học sinh ở cái trường phổ thông chỗ Hoàng Cuốc Việt - Nguyễn Phong Sắc kéo dài.

7. Phần lớn con nhà quan chức và đại gia giờ cho đi du học hết dù học giỏi hay học dốt. Mà giỏi hay dốt đi thì cũng do mục đích của từng gđ.

8. Do nhà có đk, do háo danh hoặc sợ thi ĐH ko đỗ... một số khác định hướng cho con đi học rồi tìm cách ở lại..v..v... Túm lại là do nhiều lý do.

9. Chả những các cháu mà,... Em chỉ dẫn lại câu của lão Xe bo 4 banh " Cây cột điện mà biết đi thì nó cũng......".

10. Đất nước mình kém phát triển hơn nước họ, được đi học taị nước họ là rất tốt, vấn đề là có tiền hay không.

11. Do có điều kiện hơn, đâu chỉ đi để học, mà mở mang môi trường sống thôi.

12. E nghĩ k có nền giáo dục nào là toàn diện, châu á chúng ta hay chọn mỹ hay úc nhưng bên ấy vẫn qua thụy sĩ học đấy thôi. Nếu có cụ nào ở Cần Thơ thì sẻ biết cái khoa Nông Nghiệp của ĐHCT như thế nào, k ít người nước ngoài học ở đó. Bản thân e làm trong ngành xấu tốt gì thì cũng biết kha khá, các cụ cư phiến diện học 4 năm ở ta k làm được gì thì có vẻ vơ đũa cả nắm học là một chuyện, học như thế nào, áp dục như thế nào cũng quan trọng không kém người ta dạy cái gì.

13. Không phải nói xấu nhưng giáo dục VN vẫn cần cải thiện rất nhiều.

14. Quan trọng là đi để học hay đi để trốn.

15. Nhiều bố mẹ kiếm tiền hơi dễ. Môi trường giáo dục trọng thành tích mà làm điểm ảo. Dẫn đến kinh tế dư dả, tưởng con mình giỏi + thói con gà tức nhau tiếng gáy....v.v.... Thế là: Hò dô ta nào ..... khoác ba lô lên là đi.......

16. "Toàn cầu hóa", "TG phẳng", nhất thể hóa châu Âu hay hàng trăm các FTA giữa các nước, các khu vực... đang làm cho biên giới địa lý trở nên mờ dần. Vì thế cả du học hay ra NN làm việc chỉ đơn giản là tìm 1 chỗ tốt hơn để học, để sống, để chơi mà thôi, ko nên gán ghép với câu chuyện môi trường sống hay chính trị làm j.

17. Du học về xin vào công ty đa quốc gia. Lương chả khá hơn đứa mới ra trường. Khả năng làm việc cũng ko hơn. Đi chơi là chính.

18. Cũng chỉ xúc than mà thay đổi dc cả 1 đn. Cháu ủng hộ chuyển lửa ra nc ngoài. May ra có đứa quay về chưa chừng làm dc cơm cháo thì sao.

19. Đúng là phong trào cho F1 đi du học đang lên cao tuy nhiên mỗi gđ có những mục đích khác nhau vì vậy e chỉ dám chia sẻ 1 khía cạnh: nếu xác định cho F1 đi du học để sau này có kiến thức đi làm thì ngay từ khi học trong nước phải có học lực khá giỏi, thứ 2 nữa là phải xác định cho F1 sẽ gặp phải những trở ngại khó khăn gì để khi sang đó ko bị sốc đòi về vì quen đc yêu chiều khi ở nhà. e đã biết nhiều trường hợp lúc đầu gia đình cho các cháu đi học rất hào hứng vì nghĩ con mình du học kiểu gì cũng tốt hơn học trong nước nhưng sau 1 thời gian thì các cháu vỡ mộng vì đi thì dễ nhưng để tốt nghiệp các trường đại học ở nước ngoài không hề dễ dàng nếu học lực ko tốt. chưa kể đến những khó khăn khác gặp phải khi 1 mình phải đối mặt.

20. Cụ nào bảo học trong nc 4 năm chả đc gì, năm đầu vứt đi hết e nghe thấy nó phiến diện quá. E thấy thu được nhiều cái hay ho đấy chứ ạ. Theo em quan trọng là thái độ học hành như thế nào ạ còn “chuẩn bài” mà em biết là: học đại học trong nc và thạc sỹ ở nc ngoài. Nhiều bạn chỉ học trong nc thôi, nghiên cứu cũng trong nc ( có trao đổi, đi học hỏi ở các nc phát triển hơn trong cùng lĩnh vực ) dưng vẫn rất giỏi ạ. Nên các cụ đánh đồng thế e thấy chưa hợp lý lắm.

21. Một phần ko hề...nhẹ cho con cái du học để tính định cư. Ấy, mà nhiều bậc phụ huynh còn bất chấp cái lăng nực học của con mà cứ ép du học - nghĩ cũng khổ cho cái lũ tương nai.

22. Vậy chứng tỏ giáo duc phổ thông của ta tốt, trên tầm thế giới, nền kinh tế của ta phát triển tột bậc. Còn gì hạnh phúc bằng.

23. Ở bển chắc đói kém lắm, khổ thân các cháu ;)

24. Ai cũng có nơi chôn nhau cắt rốn. Dứt áo ra đi rồi đến cuối đời vẫn muốn gửi nắm xương tàn nơi cố quốc. Để các thế hệ sau phải tha phương vì lí do gì đi nữa cũng chính là do thế hệ trước. Như này là chấp nhận cái kết cục mà trong lòng mỗi ng làm cha mẹ đã dc định sẵn. Thật mà kg thể tin nổi.

25. Cụ nào biết ngành nghề gì không phải chạy chọt, hối lộ, xin xỏ...Làm nghề gì để không là một tù nhân dự bị ...Sống ở đâu để đỡ lo ô nhiễm, thực phẩm bẩn, cướp giết hiếp ...Làm ơn chỉ giùm em cái? Mình nhục quen Rồi, có nên hướng bọn nó quen với những cái ấy nữa không? Học trường nào ra làm việc được, bằng cấp được quốc tế công nhận? Vậy có phải đi Ko? Có 3 căn nhà phải bán đi 2 cũng tiế lắm nhưng không thì tội f1 quá.

26. Bọn đi học nước ngoài về làm chả hơn gì đứa trong nước.

27. Thực tế em vừa cho mấy BA du học Anh về nghỉ vì có vẻ bọn này mắc bệnh vĩ cuồng, không hợp công ty em làm. Còn đứa em họ em sang Hà Lan học thạc sỹ, 8 tháng đã vác bằng về rồi, giống ngắn ngày nghê.

28. Mình tiếp thu ý các cụ tuy nhiên mình suy nghĩ ta ko nên công kích giáo dục. Vì giáo dục cũng là một phần không nhỏ của xã hội mà xã hội cấu thành từ mỗi người. Giáo viên cũng từ người mà ra cả. Nói như cụ giáo dục kém thì xã hội kém dẫn đến chúng ta kém. Thế thì hỏng? Mỗi người chúng ta nên hỏi chúng ta đã tốt chưa?

29. Bọn du học cũng chỉ sách vở, kiến thức bọn nó học trên mạng cũng đầy ra,trừ khi học lên tiến sĩ khoa học thì mới khác. Còn tiếng anh thì trong nước vừa tốt nghiệp IELTS đầy ra.

30. Cứ thống kê những người thành đạt từng nước xem tỷ lệ bao nhiêu % đưa con ra nước ngoài học tập khắc biết đó là xu hướng hay do nền GD nước đó. Cháu ko cho đó là xu hướng thế giới, xu hướng đâu đó thôi.

31. Ở Việt Nam hay ở nước ngoài thì kiến thức thực sự sâu sắc nó nằm ở các doanh nghiệp/công ty chứ không phải trong đại học. Và trong phạm vi nào đấy có thể nói đại học Việt Nam vượt trội trong việc đưa các kiến thức thực tiễn, có thể dùng trong kinh doanh vào các nghanhf đào tạo thiên về thương mại, quản lý.

32. Sợ nhất học đh ở vn phải mất 25% tg cho mác lê với kt chính trị. Chuyên ngành thì sợ nhất gập mấy giáo sư đầu ngành học ở liên xô về.

33. Có quyền có chức tí thì nhiều tiền, đi cho sướng. Không có thì cố đi vì ở lại cũng chả có cơ hội gì. Khổ nỗi 90% lại bị về sau khi học xong.

34. Đứa nào được học bổng đi mới khá còn lại nhà giàu trượt đại học nên đi du học về làm cũng bình thường thêm cái tư duy trên phân > éo ăn thua.

35. Rách cmnv. Đấy là xu hướng thoát ly khỏi thực tại.

36. Em rất ghét bọn học giỏi, bọn đó chỉ lý thuyết, không làm được gì, chém gió, em mong chúng nó đi hết đi để đất nước rộng chỗ, để một số lớn đô la mang về cho bọn tư bản, em đếch cần đo la, em yêu nhân dân tệ, bọn giỏi đó ở trong nước chúng cũng bất mãn và bất hạnh, chúng nó đi hết nước em sẽ hạnh phúc nhất thế giới, chúng nó nên đi để xây dựng cộng đồng ba que gì đó cho khỏi bị đội 47 chửi, giảm bớt biên chế 47, tốt cho tất cả ạ.

37. Ngày xưa nghèo. Muốn đi học cũng éo có xiền, chỉ trông vào bao cấp. Mà muốn đc bao cấp thì phải giỏi. Còn bây giờ có xiền, éo cần giỏi cũng du học đc. Còn mục đích chính là du học để học hỏi cái hay cái tốt của người ta về mà áp dụng trong cuộc sống. Còn đã ngu ko học đc thì du hay ko cũng thế thôi :)).

38. Ngành giáo dục năm nào cũng vẽ ra cải cách SGK rồi giải ngân tiêu tiền, lãng phí tiền của cả xã hội.

39. Du học ở xứ mình có 03 loại:
Học giỏi có học bổng
Nhà có điều kiện, các cháu thích học tập môi trường GD nước ngoài
Nhà có điều kiện, các cháu thích "quẩy" cho bằng bạn bè :((

40. Đi tiêu tiền, đi mở mang tầm mắt, đi để hít thở ko khí trong lành, đi để tìm cơ hội mới...

41. Một cái làng mà suốt này thấy tham ô, đục khoét, bổ nhiệm...Thì sinh F1 ra đời như là có lỗi với nó. Thôi thì cố gắng cho nó thoát ra ao làng nếu có thể.

42. Theo số liệu (ko biết có chuẩn ko) cỡ 98% du học khối các trường kinh tế, các cháu theo diện tự túc gần như tập chung hết vào đây, về nước tha hồ cạnh tranh việc làm.

43. Vợ chồng em tháng cũng chỉ kiếm được vài chục nhưng vẫn cố gắng định hướng cho con nó sang bển du học. Đời bố mẹ nó ngụp lặn trong cái đau khổ đã đủ rồi.

44. Nếu học thực thì nên đi.
Nếu muốn chánh thi cử giáo điều. Nên đi.
Muốn biết thế giới bên ngoài tồi tệ hơn chúng ta đến đâu. Nên đi.
Hết.

45. Cột điện mà có chân thì nó cũng đi chứ nói gì người.

46. Em ít tiền, xác định cho F1 đi học nghề vì trình độ cũng bt. Đi sang tư bản học vài nghề cho nó nhanh ah. Thời gian ngắn mà tỷ lệ trụ lại cũng cao hơn.

47. Du học bây giờ quá dễ dàng nên ý nghĩa cũng không còn nhiều nữa. Ngày xưa thời bọn em đi du học thì chỉ có thể là học cực giỏi đỗ vào trường điểm đứng đầu.

48. Theo em chỉ nên coi du học là một trong số các cơ hội để vào đời, không nên coi đó là một lối thoát, cũng không phải là một giải pháp one size fit all. Du học không phải lúc nào cũng phù hợp đối với tất cả mọi đối tượng, không phải cứ đi du học là thành tài, thành người. Túm lại là cũng như những cơ hội khác, nó cũng có những rủi ro, và cần cân nhắc thận trọng trước khi quyết định xuống tiền.

49. Cái vụ tỵ nạn giáo dục này, bà chị họ của tui là thế hệ 6x, đã nói tới từ gần 20 năm trước, khi con bả còn nhỏ ( thằng nhóc hiện giờ đã học xong cao học ở Ý ). Tui thì thấy ngành giáo dục nhà ta hiện giờ mà nói, cơ bản là một ngành kinh doanh béo bở siêu lợi nhuận, dĩ nhiên là cần vốn lớn một chút, cần gốc gác ô dù lớn một chút. Tui ít tiền nên định là sẽ cho mấy F1 học sơ sơ ít ít thôi, chỉ học những cái cần thiết thôi, rồi đi học nghề và kỹ năng cho sớm.

50. Em không chê du học, cơ mà như thằng bạn thân em đi du học 6 năm ở Nhật về, nó kiếm được vài tỷ nhưng đến soạn cái văn bản trên word hay excel cũng không biết. Học quản trị kinh doanh đàng hoàng nhưng về VN xin làm đâu cũng chỉ vài tháng là out. Nói chung là trình kém. Giờ có tiền mà cũng chẳng biết làm gì ngoài cho vay ăn lãi với xây vài phòng trọ cho thuê. Nên chả cần phải thần thánh quái gì giáo dục nước ngoài.

51. Hưởng ứng phong trào: "Đông kinh nghĩa thục" của các cụ từ xưa.

52. Còn 1 vấn đề rất quan trong mà người ta không muốn đề cập đến đó là lo ngại bất ổn tại thiên đường trong 1 tương lai không xa! Với thể chế này thì mai hay ngày kia xảy ra chuyện gì khó nói trước lắm!


(Còn tiếp)
 

xebobabanh17201

Xe điện
Biển số
OF-321319
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
2,827
Động cơ
312,372 Mã lực
Nơi ở
Hanoipho
Vợ em khoe, Cô giáo thằng ku con đang làm thủ tục định cư nước ngoài nên em bẩu " Bảo cô nhận ku con làm con nuôi đê :) )
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top