[Funland] Du học tuổi 40

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,089
Động cơ
167,324 Mã lực
Chúc cụ chủ thành công, mùa covitd này em cũng sắp du... Mà là du mục, đến nhà cũng sắp ko còn
Các cụ còn có tiền đi du học với du hí... Tủi thân quá :))
Sao thảm vậy cụ. Ráng lên cụ ơi.
Đọc tin trên báo , thấy tình hình Covid-19 sáng sủa lên rồi, chắc không bao lâu nữa , sẽ yên ổn thôi.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,280
Động cơ
441,136 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Cụ đang định cư bên CAN và đang làm về tư vấn định cư ạ?

Bên CAN hiện dân VN mình có dễ kiếm job trong nghề tài chính ngân hàng ko bác ( kinh nghiệm 10 năm làm bank lớn nhất VN, master UK) ?

Hay bắt buộc phải học master nữa ở CAN thì mới dễ có việc tốt và cả gia đình định cư?

Từ ngành tài chính ngân hàng thì nên học thêm master gì (có liên quan thì tốt, đừng bảo em đi học nông nghiệp :D ) mà CAN đang khuyến khích và dễ cho việc có thẻ xanh hả bác ?

con đi học miễn phí => em có 2 đứa, 1 mẫu giáo 1 tiểu học thì đều được miễn phí hả cụ?

Cám ơn bác nhé.
Em làm về du học, việc làm và định cư bên Ca cụ ạ. Dân Việt Nam bên này ngành nghề đa dạng lắm cụ, em cũng có nhiều bạn bè làm trong nhà băng, các quỹ quản lý tài chính.

Nếu cụ chưa có bằng cấp của Ca thì xin việc ở ngành tài chính ngân hàng khó, cụ cứ thử apply xem (vào trang indeed.com có đủ các việc). Nếu cụ là người chưa có thẻ xanh hay quốc tịch Canada thì phải xin work permit để đi làm và chỗ tuyển dụng cụ cũng phải có giấy phép tuyển dụng lao động nước ngoài. Có chỗ nhận và có đủ điều kiện tuyển lao động nước ngoài là được thôi.

Canada có nhiều chương trình định cư cụ ạ, có chương trình liên bang, có chương trình tỉnh bang, có chương trình định cư diện tay nghề, có chương trình định cư diện đầu tư.

Mục đích cụ sang Canada du học là để định cư hay học xong rồi về, nếu muốn có thẻ xanh thì kiếm lấy job offer sẽ nhanh định cư hơn. Bên này thì trẻ từ 5 tuổi trở lên là đi học miễn phí rồi, nên nếu con cụ mẫu giáo lớn thì Ok, còn không phải gửi ở chỗ trông trẻ tư nhân họ mới nhận.

Kế toán là dễ xin việc nhất, cụ học cái gì về kế toán, kiếm lấy chứng chỉ CPA là ổn thôi.
 

Đê lồ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787384
Ngày cấp bằng
13/8/21
Số km
462
Động cơ
33,226 Mã lực
"Người Việt làm kinh tế hơn Tây nhiều....bọn đấy á? Anh khinh"

Bác nghe câu nội dung dư thế bao giờ chưa? Hẵng đến đấy học cách làm kinh tế....khỏi cần du ca gì?

"Nhân tài khắp nơi trên thế giới đổ về....."

Bác đã nghe cái tít như thế bao giờ chưa? Hẵng đến đó tìm hiểu cách quản lý....khỏi cần học ở ngoại nghẹo nào.

;))

Một nơi như thế chả tự hào lắm sao? :))
 

xetaudoidau

Xe tăng
Biển số
OF-107576
Ngày cấp bằng
3/8/11
Số km
1,608
Động cơ
389,326 Mã lực
Tuổi 40 phù hợp với các chương trình thạc sĩ dựa trên nền tảng là công việc họ đang làm, thường cơ quan cử đi để nâng cao chuyên môn - có giới hạn độ tuổi thạc sĩ dưới 40, có chương trình mở rộng dưới 45, hoặc đi học tự túc không giới hạn tuổi. Cụ tư vấn cũng phải xem ngành cụ ấy định học ngành gì và nơi cụ ấy định học là ở đâu chứ. MBA thì quá nhiều và không giới hạn tuổi, TQ hay EU thì cũng quá trời các trương trình đào tạo ThS ứng dụng với tất cả các lĩnh vực.

Đọc còm của cụ thấy cụ hơi bốc đồng và tư duy trẻ con như các cháu sinh viên mới ra trường nói chuyện với nhau vậy.
1 + 2. Tuổi 40 ít người đi học mà thiếu tiền, vấn đề làm quen với môi trường sống thì một vài ngày hoặc lâu là một vài tuần.
3. "Trên thực tế, ở trình độ ThS thì chưa thể được gọi là cái gì ghê gớm trong lĩnh vực nghiên cứu cả, có thể nói là 1 người tập đi thôi." - Câu này tôi không định bình luận nhưng đọc xong thì thấy buồn cười với nhận định của cụ nên chốt lại: chắc cũng tùy người :D
Cũng là một góc nhìn. Cảm ơn cụ.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,210
Động cơ
408,243 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhờ các cụ có kinh nghiệm du học muộn (tầm 40) tư vấn giúp em với ạ
Em định tầm 2 năm nữa đi du học, có thể học bổng hoặc tự túc. Ngành học kinh tế, quản lý trong khoảng 2 năm. Có thể tự túc hoặc xin học bổng.
Quốc gia có thể Trung Quốc hoặc Mỹ, EU
Em nên chuẩn bị gì trong 2 năm tới, lựa chọn những trường nào ở TQ hoặc EU, Mỹ. Nếu đi cả vợ và 2 con thì cần thêm điều kiện gì và chuẩn bị gì nữa
Cảm ơn các cụ, em coi đây là thử thách cá nhân lớn cần phải chinh phục đồng thời cũng muốn nâng cao kiến thức tuổi trung niên nên mong các cụ có kinh nghiệm chỉ bảo.
Tầm này du học thạc sĩ nhiều mà cụ
Vì con cái cũng lớn + ổn định kinh tế
Chẳng nói đâu xa họ hàng e 3 ng toàn đi học thạc sĩ nc ngoài năm 40 -42 tuổi
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,573
Động cơ
566,738 Mã lực
Học tuổi này dễ nản lắm.
Du học tuổi này ngoài kinh tế ổn thì ngoại ngữ khi sang đó theo em rất quan trọng.
Vì trang bị ngoại ngữ tốt thì bắt nhịp vs cuộc sống sẽ nhanh hơn cũng như thuận tiện hơn trong hàng ngày.
E giờ nghĩ đến ngoại ngữ là nản.
 

chanthat123

Xe điện
Biển số
OF-13484
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,125
Động cơ
538,355 Mã lực
Em cảm ơn các cụ rất nhiều. Như một cụ ở trên đã nói, em không học để lấy bằng cấp hay để xin việc ở nước sở tại hay về nước có tí bằng để lòe trong CV. Công việc chạy theo em chả hết :D
Em rất mong đi để mở mang đầu óc, nhân sinh quan, và để như một cụ ở trên nói sau này về già không hối tiếc. 40 với em vẫn còn rất trẻ, các vấn đề về gia đình, giáo dục cho con em cũng ko quá lo lắng vì bọn trẻ con đang học cấp 1, vợ thì có thể remote. Giờ là thời của học từ xa, làm từ xa nên em không quá lo lắng. Bọn trẻ được trải nghiệm nhiều môi trường quan trọng hơn. Em nghĩ thế
 

windy1

Xe điện
Biển số
OF-735184
Ngày cấp bằng
7/7/20
Số km
2,495
Động cơ
97,421 Mã lực
Bài viết phân tích về học tiến sĩ ở nước ngoài đây. Cụ nào thích đi học tiến sĩ thì đọc cho biết . Riêng em thì cho rằng, học tiến sĩ để nâng cao trình độ học thức. Là điều kiện tối thiểu để có thể sinh tồn trong công việc làm. Và khi bằng cấp 4 năm đại học không còn được xem là tiêu chuẩn cao, để cạnh tranh, tìm việc như trước đây nữa.



Tiến sĩ làm gì?



Tốt nghiệp xong thạc sĩ từ một đại học Mỹ, nhiều người thân và không thân khuyên tôi "học nốt tiến sĩ đi, có bằng tiến sĩ vẻ vang cả nhà, cả dòng họ".
Vì thế, với tôi, đã sang tới Mỹ thì không có lý do gì không xin học tiếp tiến sĩ, trừ khi chẳng trường nào nhận.
Tôi hăm hở thi GMAT, nộp hồ sơ vào vài đại học xin học bổng tiến sĩ. May mắn là có chút khả năng toán nên điểm GMAT cũng khá cao. Từ năm 2007, tôi nhập học chương trình tiến sĩ về marketing tại Georgia State University.
Được nhận vào chương trình tiến sĩ thật tự hào, tôi ngẫm nghĩ sẵn đề tài thật hoành tráng, thật vang dội về Việt Nam để các thầy hướng dẫn sẽ phải gật đầu đồng ý ngay và tôi có thể hoàn thành sớm chương trình. Đề tài nghiên cứu của tôi về các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nhập khẩu của Việt Nam, những điều tôi đã được nghe là rất quan trọng với kinh tế đất nước từ hồi học đại học.
Gửi đề xuất và xin gặp để trao đổi với giáo sư hướng dẫn, tôi nhận được nụ cười nhẹ nhàng: "Ở đây người ta không quan tâm tới giải pháp cho Việt Nam". Giáo sư Daniel Bello hiền hậu nhưng hóm hỉnh nói với tôi: "Chúng tôi quan tâm tới cái gì đúng cho mọi quốc gia, mọi nơi, mọi lúc. Thôi cứ học, đọc đi đã rồi hãy nghĩ về đề tài nghiên cứu". Gáo nước lạnh ấy vẫn đem lại cảm giác tỉnh người với tôi tới tận bây giờ.
Học tiến sĩ dễ bị nhầm lẫn về mục tiêu. Trong các bậc học hiện nay, tiến sĩ là học vị cao nhất. Người có bằng tiến sĩ vì vậy thường được xã hội nể trọng, phát biểu của họ được nơi này nơi kia trích dẫn, thậm chí có người còn được dán mác nghe rất kêu.
Ở Việt Nam, học vị tiến sĩ nhiều khi là tấm giấy thông hành, tiêu chuẩn so sánh lựa chọn cho các vị trí quản lý. "Học tiến sĩ để làm quan" cũng là chủ đề được bàn rất nhiều những năm qua. Không có con số chính thức, nhưng theo quan sát của tôi, số tiến sĩ là quan chức khá nhiều.
Ngoài ra, có "mác" tiến sĩ, bạn được mời tham gia phát biểu tại các diễn đàn, hội thảo, đi dạy, tư vấn, tham gia hội đồng với các ý kiến được cho là có học thuật và tri thức cao. Tiến sĩ còn đi dạy làm giàu, khởi nghiệp, thậm chí có thể trả lời về mọi vấn đề, trong nhiều lĩnh vực.
Chính vì kỳ vọng tiến sĩ phải tìm ra các giải pháp cho xã hội, nên nếu xã hội có vấn đề gì, nhiều người lại réo tên các tiến sĩ, thậm chí mỉa mai "tiến sĩ giấy". Và cũng có lẽ vì vậy, tôi hay gặp nụ cười nhạt: "Bao nhiêu nghìn tiến sĩ mà Việt Nam chả sản xuất nổi con ốc".
Cá nhân tôi cũng từng nhầm lẫn như vậy. Nhưng sau này, tôi hiểu ra, mỗi người học có thể có mục tiêu khác nhau, nhưng nếu quan niệm học tiến sĩ để có tấm giấy thông hành cho các vị trí quản lý hay danh tiếng thì không phải.
Đến nay, sau khi đã học xong tiến sĩ và về nước tham gia giảng dạy nghiên cứu sinh - những người học để lấy bằng tiến sĩ - tôi gặp lại các đề xuất không khác gì của tôi từ 15 năm trước.
Thực ra, tìm ra giải pháp cho các vấn đề thời sự và thực tiễn cũng rất tốt. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất khi làm nghiên cứu ở bậc tiến sĩ không phải đề ra giải pháp thay cho chính phủ, nhà quản lý kinh tế, xã hội. Bởi đây là nhiệm vụ chính của các cơ quan nhà nước được lập ra để điều hành xã hội.
Thay vào đó, chương trình tiến sĩ ở các nước phát triển có mục đích đào tạo ra các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Người làm nghiên cứu ở đây là người nắm bắt, tạo ra tri thức về các quy luật vận động của tự nhiên và xã hội. Sau tốt nghiệp, thường các tiến sĩ muốn tham gia vào tổ chức nghiên cứu như đại học, viện nghiên cứu hay nơi dành cho nhà nghiên cứu.
Phần lớn tiến sĩ tại các nước phát triển sẽ trở thành giảng viên đại học, thực chất bao hàm hai nhiệm vụ: tạo ra tri thức (nghiên cứu) và truyền bá tri thức (dạy học). Chính điều này làm cho giảng viên đại học khác với giáo viên các bậc dưới - những cấp mà họ chỉ cần tập trung vào việc dạy.
Cũng có số ít tiến sĩ sau đó ra làm trong doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp không thực sự cần tấm bằng tiến sĩ. Họ cần người làm thực tế, tính toán và hành động để đạt mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.
Vậy, tiến sĩ có trách nhiệm gì với việc Việt Nam sản xuất ra con ốc?
Trên thực tế, nhà điều hành khi ra quyết định có thể dựa vào kinh nghiệm của mình, thậm chí vào trực quan hay phán đoán cá nhân, trên kiến thức họ đã có. Gợi ý trong các đề tài nghiên cứu tiến sĩ vì vậy thường chỉ mang tính định hướng: nếu làm thế này, về quy luật sẽ đạt được kết quả thế kia.
Vì là người nghiên cứu, truyền bá kiến thức về quy luật như các học thuyết, lý thuyết đã được khái quát hóa, được chứng minh, các phương pháp và kỹ thuật để phát triển các quy luật... người học tiến sĩ cũng có thể nếu ý kiến về các lĩnh vực khác mình am tường. Tuy nhiên, chê họ không biết làm đinh ốc thì không đúng. Họ sẽ hữu ích và đúng chuyên môn hơn nếu đóng góp quan điểm hay cảnh báo về những quyết định quản lý đi ngược lại quy luật vận động.
Tiến sĩ ở Việt Nam làm gì để đóng góp tốt hơn cho xã hội?
Thứ nhất, với nền tảng được đào tạo, họ nên tập trung nghiên cứu các quy luật tự nhiên và xã hội để tiếp tục đóng góp cho tri thức nhân loại. Đóng góp vào kho tri thức toàn cầu cũng là nâng cao vị thế và hình ảnh của khoa học Việt Nam. Các tiến sĩ vì thế rất nên tham gia hoạt động đào tạo đại học và sau đại học, chuyển giao tri thức đã được kiểm chứng qua các công trình công bố có kiểm duyệt tới mọi người.
Thứ hai, nếu tham gia công tác quản lý, tiến sĩ nên giúp tạo ra môi trường nghiên cứu và truyền bá kiến thức tiên tiến hơn. Hoạt động nghiên cứu luôn có rủi ro vì mục tiêu là phải tìm tòi quy luật mới. Môi trường nghiên cứu vì thế chỉ đủ tốt nếu khuyến khích lao động sáng tạo, đồng thời chấp nhận được các rủi ro của người nghiên cứu.
Thứ ba, tham gia vào hoạt động tư vấn chính sách, công nghệ, kỹ thuật cũng tốt, nhưng các tiến sĩ lưu ý chỉ tập trung vào thế mạnh của mình, không lấn sân các nhà quản lý và chuyên gia lĩnh vực khác.
Biết mình ở đâu, có thể làm tốt nhất việc gì cũng là năng lực của tiến sĩ.
 

vintq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158600
Ngày cấp bằng
28/9/12
Số km
1,215
Động cơ
365,686 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình - Hà Nội
Cụ đi có 2 năm thì mang cả vợ con theo làm gì nhỉ? :-o
 

doping113

Xe tải
Biển số
OF-30937
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
475
Động cơ
485,005 Mã lực
E cảm ơn cụ ạ, nếu được và có thời gian em nhờ cụ chia sẻ rộng rãi lên OF để em và các cụ mợ khác khám phá con đường du học của cụ ạ
bên đó có cả cộng đồng lưu học sinh mà. VD, Hội Sinh viên Việt Nam tại Châu Âu chẳng hạn. Hoặc NCS thì có cộng đồng AVSE tại Paris;... Nhưng nếu đi học tập trung xa vợ con và cũng mệt mỏi do tuổi tác - tiếp thu chậm, rất dễ rơi vào vòng tay em bé đường sữa, trà xanh > học xong, về nước cứ ngẩn ngơ chép chép...
 
Chỉnh sửa cuối:

doping113

Xe tải
Biển số
OF-30937
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
475
Động cơ
485,005 Mã lực
Bài viết phân tích về học tiến sĩ ở nước ngoài đây. Cụ nào thích đi học tiến sĩ thì đọc cho biết . Riêng em thì cho rằng, học tiến sĩ để nâng cao trình độ học thức. Là điều kiện tối thiểu để có thể sinh tồn trong công việc làm. Và khi bằng cấp 4 năm đại học không còn được xem là tiêu chuẩn cao, để cạnh tranh, tìm việc như trước đây nữa.



Tiến sĩ làm gì?



Tốt nghiệp xong thạc sĩ từ một đại học Mỹ, nhiều người thân và không thân khuyên tôi "học nốt tiến sĩ đi, có bằng tiến sĩ vẻ vang cả nhà, cả dòng họ".
Vì thế, với tôi, đã sang tới Mỹ thì không có lý do gì không xin học tiếp tiến sĩ, trừ khi chẳng trường nào nhận.
Tôi hăm hở thi GMAT, nộp hồ sơ vào vài đại học xin học bổng tiến sĩ. May mắn là có chút khả năng toán nên điểm GMAT cũng khá cao. Từ năm 2007, tôi nhập học chương trình tiến sĩ về marketing tại Georgia State University.
Được nhận vào chương trình tiến sĩ thật tự hào, tôi ngẫm nghĩ sẵn đề tài thật hoành tráng, thật vang dội về Việt Nam để các thầy hướng dẫn sẽ phải gật đầu đồng ý ngay và tôi có thể hoàn thành sớm chương trình. Đề tài nghiên cứu của tôi về các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nhập khẩu của Việt Nam, những điều tôi đã được nghe là rất quan trọng với kinh tế đất nước từ hồi học đại học.
Gửi đề xuất và xin gặp để trao đổi với giáo sư hướng dẫn, tôi nhận được nụ cười nhẹ nhàng: "Ở đây người ta không quan tâm tới giải pháp cho Việt Nam". Giáo sư Daniel Bello hiền hậu nhưng hóm hỉnh nói với tôi: "Chúng tôi quan tâm tới cái gì đúng cho mọi quốc gia, mọi nơi, mọi lúc. Thôi cứ học, đọc đi đã rồi hãy nghĩ về đề tài nghiên cứu". Gáo nước lạnh ấy vẫn đem lại cảm giác tỉnh người với tôi tới tận bây giờ.
Học tiến sĩ dễ bị nhầm lẫn về mục tiêu. Trong các bậc học hiện nay, tiến sĩ là học vị cao nhất. Người có bằng tiến sĩ vì vậy thường được xã hội nể trọng, phát biểu của họ được nơi này nơi kia trích dẫn, thậm chí có người còn được dán mác nghe rất kêu.
Ở Việt Nam, học vị tiến sĩ nhiều khi là tấm giấy thông hành, tiêu chuẩn so sánh lựa chọn cho các vị trí quản lý. "Học tiến sĩ để làm quan" cũng là chủ đề được bàn rất nhiều những năm qua. Không có con số chính thức, nhưng theo quan sát của tôi, số tiến sĩ là quan chức khá nhiều.
Ngoài ra, có "mác" tiến sĩ, bạn được mời tham gia phát biểu tại các diễn đàn, hội thảo, đi dạy, tư vấn, tham gia hội đồng với các ý kiến được cho là có học thuật và tri thức cao. Tiến sĩ còn đi dạy làm giàu, khởi nghiệp, thậm chí có thể trả lời về mọi vấn đề, trong nhiều lĩnh vực.
Chính vì kỳ vọng tiến sĩ phải tìm ra các giải pháp cho xã hội, nên nếu xã hội có vấn đề gì, nhiều người lại réo tên các tiến sĩ, thậm chí mỉa mai "tiến sĩ giấy". Và cũng có lẽ vì vậy, tôi hay gặp nụ cười nhạt: "Bao nhiêu nghìn tiến sĩ mà Việt Nam chả sản xuất nổi con ốc".
Cá nhân tôi cũng từng nhầm lẫn như vậy. Nhưng sau này, tôi hiểu ra, mỗi người học có thể có mục tiêu khác nhau, nhưng nếu quan niệm học tiến sĩ để có tấm giấy thông hành cho các vị trí quản lý hay danh tiếng thì không phải.
Đến nay, sau khi đã học xong tiến sĩ và về nước tham gia giảng dạy nghiên cứu sinh - những người học để lấy bằng tiến sĩ - tôi gặp lại các đề xuất không khác gì của tôi từ 15 năm trước.
Thực ra, tìm ra giải pháp cho các vấn đề thời sự và thực tiễn cũng rất tốt. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất khi làm nghiên cứu ở bậc tiến sĩ không phải đề ra giải pháp thay cho chính phủ, nhà quản lý kinh tế, xã hội. Bởi đây là nhiệm vụ chính của các cơ quan nhà nước được lập ra để điều hành xã hội.
Thay vào đó, chương trình tiến sĩ ở các nước phát triển có mục đích đào tạo ra các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Người làm nghiên cứu ở đây là người nắm bắt, tạo ra tri thức về các quy luật vận động của tự nhiên và xã hội. Sau tốt nghiệp, thường các tiến sĩ muốn tham gia vào tổ chức nghiên cứu như đại học, viện nghiên cứu hay nơi dành cho nhà nghiên cứu.
Phần lớn tiến sĩ tại các nước phát triển sẽ trở thành giảng viên đại học, thực chất bao hàm hai nhiệm vụ: tạo ra tri thức (nghiên cứu) và truyền bá tri thức (dạy học). Chính điều này làm cho giảng viên đại học khác với giáo viên các bậc dưới - những cấp mà họ chỉ cần tập trung vào việc dạy.
Cũng có số ít tiến sĩ sau đó ra làm trong doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp không thực sự cần tấm bằng tiến sĩ. Họ cần người làm thực tế, tính toán và hành động để đạt mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.
Vậy, tiến sĩ có trách nhiệm gì với việc Việt Nam sản xuất ra con ốc?
Trên thực tế, nhà điều hành khi ra quyết định có thể dựa vào kinh nghiệm của mình, thậm chí vào trực quan hay phán đoán cá nhân, trên kiến thức họ đã có. Gợi ý trong các đề tài nghiên cứu tiến sĩ vì vậy thường chỉ mang tính định hướng: nếu làm thế này, về quy luật sẽ đạt được kết quả thế kia.
Vì là người nghiên cứu, truyền bá kiến thức về quy luật như các học thuyết, lý thuyết đã được khái quát hóa, được chứng minh, các phương pháp và kỹ thuật để phát triển các quy luật... người học tiến sĩ cũng có thể nếu ý kiến về các lĩnh vực khác mình am tường. Tuy nhiên, chê họ không biết làm đinh ốc thì không đúng. Họ sẽ hữu ích và đúng chuyên môn hơn nếu đóng góp quan điểm hay cảnh báo về những quyết định quản lý đi ngược lại quy luật vận động.
Tiến sĩ ở Việt Nam làm gì để đóng góp tốt hơn cho xã hội?
Thứ nhất, với nền tảng được đào tạo, họ nên tập trung nghiên cứu các quy luật tự nhiên và xã hội để tiếp tục đóng góp cho tri thức nhân loại. Đóng góp vào kho tri thức toàn cầu cũng là nâng cao vị thế và hình ảnh của khoa học Việt Nam. Các tiến sĩ vì thế rất nên tham gia hoạt động đào tạo đại học và sau đại học, chuyển giao tri thức đã được kiểm chứng qua các công trình công bố có kiểm duyệt tới mọi người.
Thứ hai, nếu tham gia công tác quản lý, tiến sĩ nên giúp tạo ra môi trường nghiên cứu và truyền bá kiến thức tiên tiến hơn. Hoạt động nghiên cứu luôn có rủi ro vì mục tiêu là phải tìm tòi quy luật mới. Môi trường nghiên cứu vì thế chỉ đủ tốt nếu khuyến khích lao động sáng tạo, đồng thời chấp nhận được các rủi ro của người nghiên cứu.
Thứ ba, tham gia vào hoạt động tư vấn chính sách, công nghệ, kỹ thuật cũng tốt, nhưng các tiến sĩ lưu ý chỉ tập trung vào thế mạnh của mình, không lấn sân các nhà quản lý và chuyên gia lĩnh vực khác.
Biết mình ở đâu, có thể làm tốt nhất việc gì cũng là năng lực của tiến sĩ.
Tiến sĩ nếu tự nghiên cứu chắc chắn học được phương pháp nghiên cứu độc lập, biết tôn trọng, kế thừa các kiến thức.
Vấn đề tồn tại rất lạ của đào tạo TS VN là yêu cầu NCS đi tìm slot chưa ai làm, xác định cái mới.
Ở VN tìm các đề tài TS một số lĩnh vực KHKT rất khó khăn: vì không được trùng hướng với đề tài đã có ai đó đã làm, trong khi XH thay đổi từng ngày, các vấn đề cần giải quyết cũng xoay chuyển tư duy đến khoa học kỹ thuật mới.
Nhưng bản chất, vấn đề cũ người trước giải quyết chưa chắc đã hay, nên cũng cần nghiên cứu giải pháp mới, góc nhìn khác - thậm chí đối ngược.
Funy, nhiều đề tài tên có vẻ vu vơ nhưng thực ra rất hay nếu ngẫm kỹ, góc nhìn rộng mở:
vd, tôi rất thích đề tài về chữ " nịnh" trong VH VN của NCS nào đó, bởi hình dung tổng quan thế nào là nịnh, kinh nghiệm đẳng cấp quốc tế và những điều nên tránh khi nịnh... mô hình giải pháp nịnh có hiệu quả và bền vững, nịnh cùng lúc nhiều dối tượng và nịnh có tổ chức ở VN.
 
Chỉnh sửa cuối:

xetaudoidau

Xe tăng
Biển số
OF-107576
Ngày cấp bằng
3/8/11
Số km
1,608
Động cơ
389,326 Mã lực
Mục đích của Cụ chủ là đi cho mở mang đầu óc, ko care tiền, bằng cấp, công việc sau này thì nên đi, có đk thì tội gì không trải nghiệm. Cụ làm mọi ng đoán già đoán non, mệt ghê.
 

traimeo

Xe buýt
Biển số
OF-146081
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
598
Động cơ
363,904 Mã lực
Cụ ơi cụ thi toefl hau ielts chưa? Khó phết ấy cụ ạ.
 
Biển số
OF-791881
Ngày cấp bằng
30/9/21
Số km
3
Động cơ
21,730 Mã lực
Tuổi
34
Tuổi này còn nhét đc con chữ vào đầu, phục cụ chủ thật
 

oliviarose

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-788913
Ngày cấp bằng
31/8/21
Số km
1,215
Động cơ
40,966 Mã lực
Tuổi
34
Tiến sĩ nếu tự nghiên cứu chắc chắn học được phương pháp nghiên cứu độc lập, biết tôn trọng, kế thừa các kiến thức.
Vấn đề tồn tại rất lạ của đào tạo TS VN là yêu cầu NCS đi tìm slot chưa ai làm, xác định cái mới.
Ở VN tìm các đề tài TS một số lĩnh vực KHKT rất khó khăn: vì không được trùng hướng với đề tài đã có ai đó đã làm, trong khi XH thay đổi từng ngày, các vấn đề cần giải quyết cũng xoay chuyển tư duy đến khoa học kỹ thuật mới.
Nhưng bản chất, vấn đề cũ người trước giải quyết chưa chắc đã hay, nên cũng cần nghiên cứu giải pháp mới, góc nhìn khác - thậm chí đối ngược.
Funy, nhiều đề tài tên có vẻ vu vơ nhưng thực ra rất hay nếu ngẫm kỹ, góc nhìn rộng mở:
vd, tôi rất thích đề tài về chữ " nịnh" trong VH VN của NCS nào đó, bởi hình dung tổng quan thế nào là nịnh, kinh nghiệm đẳng cấp quốc tế và những điều nên tránh khi nịnh... mô hình giải pháp nịnh có hiệu quả và bền vững, nịnh cùng lúc nhiều dối tượng và nịnh có tổ chức ở VN.
Cụ không đọc bài à, tiến sỹ không phải là tìm ra giải pháp (việc của cơ quan chức năng), mà tìm ra quy luật, nguyên lý, tạo ra tri thức mới.
 

Newsolder

Xe tải
Biển số
OF-508
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
225
Động cơ
579,750 Mã lực
Tuổi
56
Tôi năm 40 tuổi cũng đưa cả gia đình đi du học thạc sỹ ở Anh, chồng học 1 trường, vợ học 1 trường khác, con gái 6 tuổi thì học ko mất tiền. Du học tự túc nên tiêu sạch 1 căn hộ và 1 xe Mazda 3. Chưa bao giờ hối hận nên đi được thì cứ đi càng sớm càng tốt. Có những trải nghiệm mà sau này có tiền cũng ko mua được đâu!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top