[Funland] Du học tự túc và những viễn cảnh viển vông!

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
6,159
Động cơ
514,113 Mã lực
Học nghề Đức nhiều cháu học năm thứ 2 năm thứ 3 là có thể gửi tiền về giúp gia đình. Cháu có đứa cháu của cô bạn học nghề bán hàng tại Đức mỗi tháng cũng được lãnh 6-800 oi. Nhiều cháu ăn uống tiệt kiệm vẫn có thể gửi tiền về Vietnam. Đức giờ họ vẫn thiếu nhân lực. Qua học nghề tầm 2-3 năm ra đi làm luôn vì có doanh nghiệp họ đỡ đầu tư khi học rồi là lương tầm 2 -3.000 oi rồi. Nói chung là ổn hơn Vietnam. Còn tầm 100tr tháng như cu xác hưng nói thì là lừa lùa gà thôi chứ Đức nào trả nổi. Điều dưỡng Đức nhận sinh viên từ Việt Nam sang đào tạo thì tiếng Đức cũng bắt buộc phải có chứng chỉ A2 trong khi nếu bán hàng hoặc cơ khi thì chỉ cần A1. Tóm lại cũng là hình thức xuất khẩu lao động thôi. Khác gì ô Nhật bản đề ra chương trình thực tập sinh, bản chất là thuê lao động từ các nước với giá rẻ.
Hồi đầu gd định cho sang Nhật, nhưng vc em khuyên sang Đức
Cảm giác tụi Âu nó vẫn đối tốt hơn bọn Á giầu. Nhật nó cũng nặng nề hơn về cách sống .
Cũng là quyết định đúng của gia đình
Chứ học lực làng nhàng, bố mẹ ko có quan hệ, ko có tiền, thì ở Vn khéo hỏng
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
3,049
Động cơ
241,739 Mã lực
Tuổi
50
Tư vấn lừa người ta thì bậy rồi

nhưng mỗi nhà mỗi cảnh.
Có nhà em biết dù không quá áp lực hay đòi hỏi từ gia đình nhưng thanh niên em biết xác định luôn sang úc làm kiếm tiền, học là phụ. Giờ bạn ấy đang năm 2 và vẫn đang thực hiện mục tiêu của mình. Lý do: muốn có tiền tích lũy khi ra trường, học thì thế nào cũng được, nhưng tiền phải có để khởi nghiệp mà không phụ thuộc bố mẹ và bạn đó xác định sau này mục đích o đi làm thuê.

có bạn xác định học là chính nhưng có cơ hội thì cũng làm cật lực đỡ phụ thuộc vào gia đình. Bạn cung cày khá, ít về nước, nói chung mọi thứ ôn, cơ bản cũng có được chi phí sinh hoạt. Tiền ở GĐ trợ cấp

có bạn thì học là chính, học càng nhiều càng tốt, làm thêm kiếm tiền tiêu. Cái này là đa số và cũng du di từ 20-70% chi phí sinh hoạt (không bao gồm tiền nhà nha). Số này là phổ biến. Cho dù là GĐ có chu cấp đủ đi nữa thì thanh niên giờ cũng độc lập, không muốn đi xem phim hay mua quần mua áo mà cứ phải xin tiền lặt vặt. Lý do nữa là các bạn người việt, các bạn cùng lớp cùng trường cũng đi làm thuê cả nhẽ tuần học 3 buổi xong ru rú ở nhà trọ hay đi lang thang mãi.

Cũng có số ít thì ngại giao tiếp, hơi đặc thù về đào tạo ngành nghề nên không tìm được việc hoặc không có việc làm thường xuyên.

Nhưng cơ bản ở úc thì cũng dễ kiếm việc ở các TP lớn thôi. Nói chung nâng quan điểm kiểu đi học kiếm tiền sống khỏe và giúp được bố mẹ ở quê nữa thì sai rồi, nhưng bảo cực khó để kiếm việc, kiếm tiền có thêm chút chi phí sinh hoạt thì cũng chả đúng
 

expanium

Xe tải
Biển số
OF-90475
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
207
Động cơ
401,641 Mã lực
Cảm ơn các cụ đã vào chia sẻ!

Thực ra việc giúp đỡ của gia đình em là một việc vô cùng nhỏ bé. Và người Việt mình bên này đa số là tốt với nhau và giúp đỡ nhau rất nhiều. Tiện thể em xin được chia sẻ thêm một vài thông tin thực tế để các cụ có thể so sánh và có những nhận định của cá nhân mình.

Tuy sống ở bên này đã hơn 5 năm nhưng em cũng không có nhiều mối quan hệ hay hiểu biết sâu về thế giới người Việt bên này, vì nó rất phức tạp và có nhiều tầng lớp người Việt khác biệt nhau. Bọn em là dân di cư theo diện business nên khi sang bên này bọn em cũng không chọn ở khu đông người Việt. Và các hội nhóm chơi với nhau cũng chỉ giới hạn trong nhóm business sang cùng khoảng thời gian với nhau.

Tuy nhiên, có một thực tế là phần lớn người Việt ở bên này có một cuộc sống rất vất vả và phải làm việc với một cường độ lao động mà em tin rằng những người chăm chỉ ở Việt Nam cũng phải thấy choáng váng. Những gì mọi người nhìn thấy hay nghe thấy về sự phồn vinh của người Việt ở Úc chỉ là một phần nổi vì ở một đất nước thực sự giàu có và phát triển bậc cao như Úc thì có một cái nhà to, mỗi gia đình có ít nhất 2 cái ô tô.... là một điều rất bình thường mà người lao động phổ thông nào cũng đều có được sau một thời gian làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên đánh đổi lại là một cường độ lao động rất cao, áp lực rất lớn và ngừng làm việc là hết tiền. Dân di cư business như bọn em hầu như sang đây chỉ chơi và đưa đón con đi học hàng ngày thôi chứ thực sự là có muốn đi làm như người Úc lâu năm ở đây cũng không thể và không muốn. :D

Khác với Nhật, Hàn, Đài Loan là những nước giàu có về sản xuất nên họ rất cần lao động phổ thông. Úc thuộc nhóm nước phát triển phương Tây, nền kinh tế của họ là nền kinh tế thương mại và tri thức nên ở Úc không có những nhà máy với hàng nghìn công nhân hoặc không có những công ty với hàng nghìn người lao động... Do vậy nền kinh tế Úc không cần nguồn lao động phổ thông kiểu như Nhật, Hàn, Đài Loan.... Còn đối với những lĩnh vực như nông nghiệp, chăn nuôi thì họ sử dụng nguồn lao động thời vụ từ châu Âu như Anh, Tây Ban Nha, Ý và các quốc đảo lân cận như Fiji, New Caledona là những nguồn nhân lực có sức khỏe rất tốt và ý thức lao động cao. Còn với Đông Nam Á thì hiện tại chỉ có Singapore và Thailand là có quan hệ lao động với Úc nhưng số lượng lao động hàng năm cũng rất thấp (Singapore khoảng 1.000 người/năm và Thailand khoảng 1.500 người/năm gì đó em không nhớ rõ).

Gần đây các cụ ở nhà hay nghe thấy việc đi lao động Úc làm nông nghiệp. Cá nhân em khẳng định rằng các thông tin tuyển dụng đi lao động nông nghiệp ở Úc là tào lao, thiếu chính xác. Để em nói rõ về suất 1.000 visa lao động nông nghiệp mà Úc dành cho Việt Nam vào năm 2022. Cái này hoàn toàn không phải là công lao của Chính phủ Việt Nam hay là ưu ái của Úc dành cho Việt Nam, Cái này có được là do sự vận động của một nhóm các chủ trang trại người Việt tại Úc với chính quyền Úc với lý do để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp sau đại dịch. Và chính quyền Úc đã đồng ý cấp 1.000 visa lao động nông nghiệp thời hạn 01 năm và người bảo lãnh sẽ là các chủ trang trại này. Nên số visa này họ sẽ dành cho người nhà, người thân của các chủ trang trại này chứ không đến lượt các công ty tư vấn XK lao động ở Việt Nam có suất để bán cho các cụ.

Một thông tin nữa mà các cụ hay nghe đấy là thị trường lao động chăm sóc người già, điều dưỡng, ý tế, chăm trẻ... đang rất cần nhân lực và có cơ hội cao. Điều đó thì không sai nhưng để nộp được hồ sơ vào làm việc tại những vị trí đấy thì ngoài những chứng chỉ về y tế, an toàn lao động, tư cách đạo đức cá nhân... theo tiêu chuẩn quốc tế thì rào cản khó nhất chính là tiếng Anh. Những việc liên quan đến sức khỏe, giáo dục, cộng đồng... ở Úc đòi hỏi người nước ngoài nếu muốn làm việc phải có một trình độ ngôn ngữ rất thông thạo (cỡ IELTS 6.5 trở lên) mới được tuyển dụng.

Em chia sẻ một số thông tin như trên để các cụ thấy rằng nước Úc không phải là một thị trường lao động dễ dàng, đặc biệt là với người Việt. Nên những giấc mộng xoay xở bằng mọi giá để sang đây lao động phần lớn là sẽ thất bại.

Chúc các cụ sức khỏe và luôn có nhiều thành công!
 
Chỉnh sửa cuối:

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
8,107
Động cơ
113,131 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn các cụ đã vào chia sẻ!

Thực ra việc giúp đỡ của gia đình em là một việc vô cùng nhỏ bé. Và người Việt mình bên này đa số là tốt với nhau và giúp đỡ nhau rất nhiều. Tiện thể em xin được chia sẻ thêm một vài thông tin thực tế để các cụ có thể so sánh và có những nhận định của cá nhân mình.

Tuy sống ở bên này đã hơn 5 năm nhưng em cũng không có nhiều mối quan hệ hay hiểu biết sâu về thế giới người Việt bên này, vì nó rất phức tạp và có nhiều tầng lớp người Việt khác biệt nhau. Bọn em là dân di cư theo diện business nên khi sang bên này bọn em cũng không chọn ở khu đông người Việt. Và các hội nhóm chơi với nhau cũng chỉ giới hạn trong nhóm business sang cùng khoảng thời gian với nhau.

Tuy nhiên, có một thực tế là phần lớn người Việt ở bên này có một cuộc sống rất vất vả và phải làm việc với một cường độ lao động mà em tin rằng những người chăm chỉ ở Việt Nam cũng phải thấy choáng váng. Những gì mọi người nhìn thấy hay nghe thấy về sự phồn vinh của người Việt ở Úc chỉ là một phần nổi vì ở một đất nước thực sự giàu có và phát triển bậc cao như Úc thì có một cái nhà to, mỗi gia đình có ít nhất 2 cái ô tô.... là một điều rất bình thường mà người lao động phổ thông nào cũng đều có được sau một thời gian làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên đánh đổi lại là một cường độ lao động rất cao, áp lực rất lớn và ngừng làm việc là hết tiền. Dân di cư business như bọn em hầu như sang đây chỉ chơi và đưa đón con đi học hàng ngày thôi chứ thực sự là có muốn đi làm như người Úc lâu năm ở đây cũng không thể và không muốn. :D

Khác với Nhật, Hàn, Đài Loan là những nước giàu có về sản xuất nên họ rất cần lao động phổ thông. Úc thuộc nhóm nước phát triển phương Tây, nền kinh tế của họ là nền kinh tế thương mại và tri thức nên ở Úc không có những nhà máy với hàng nghìn công nhân hoặc không có những công ty với hàng nghìn người lao động... Do vậy nền kinh tế Úc không cần nguồn lao động phổ thông kiểu như Nhật, Hàn, Đài Loan.... Còn đối với những lĩnh vực như nông nghiệp, chăn nuôi thì họ sử dụng nguồn lao động thời vụ từ châu Âu như Anh, Tây Ban Nha, Ý và các quốc đảo lân cận như Fiji, New Caledona là những nguồn nhân lực có sức khỏe rất tốt và ý thức lao động cao. Còn với Đông Nam Á thì hiện tại chỉ có Singapore và Thailand là có quan hệ lao động với Úc nhưng số lượng lao động hàng năm cũng rất thấp (Singapore khoảng 1.000 người/năm và Thailand khoảng 1.500 người/năm gì đó em không nhớ rõ).

Gần đây các cụ ở nhà hay nghe thấy việc đi lao động Úc làm nông nghiệp. Cá nhân em khẳng định rằng các thông tin tuyển dụng đi lao động nông nghiệp ở Úc là tào lao, thiếu chính xác. Để em nói rõ về suất 1.000 visa lao động nông nghiệp mà Úc dành cho Việt Nam vào năm 2022. Cái này hoàn toàn không phải là công lao của Chính phủ Việt Nam hay là ưu ái của Úc dành cho Việt Nam, Cái này có được là do sự vận động của một nhóm các chủ trang trại người Việt tại Úc với chính quyền Úc với lý do để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp sau đại dịch. Và chính quyền Úc đã đồng ý cấp 1.000 visa lao động nông nghiệp thời hạn 01 năm và người bảo lãnh sẽ là các chủ trang trại này. Nên số visa này họ sẽ dành cho người nhà, người thân của các chủ trang trại này chứ không đến lượt các công ty tư vấn XK lao động ở Việt Nam có suất để bán cho các cụ.

Một thông tin nữa mà các cụ hay nghe đấy là thị trường lao động chăm sóc người già, điều dưỡng, ý tế, chăm trẻ... đang rất cần nhân lực và có cơ hội cao. Điều đó thì không sai nhưng để nộp được hồ sơ vào làm việc tại những vị trí đấy thì ngoài những chứng chỉ về y tế, an toàn lao động, tư cách đạo đức cá nhân... theo tiêu chuẩn quốc tế thì rào cản khó nhất chính là tiếng Anh. Những việc liên quan đến sức khỏe, giáo dục, cộng đồng... ở Úc đòi hỏi người nước ngoài nếu muốn làm việc phải có một trình độ ngôn ngữ rất thông thạo (cỡ IELTS 6.5 trở lên) mới được tuyển dụng.

Em chia sẻ một số thông tin như trên để các cụ thấy rằng nước Úc không phải là một thị trường lao động dễ dàng, đặc biệt là với người Việt. Nên những giấc mộng xoay xở bằng mọi giá để sang đây lao động phần lớn là sẽ thất bại.

Chúc các cụ sức khỏe và luôn có nhiều thành công!
Bạn em làm đúc đồng trong xưởng lương cao lắm. Cả thêm giờ được 12k AUD nhưng đành bỏ vì độc hại. Kụ ý bảo lương cao mà tiêu tốn nên tháng để ra quãng 1500 AUD thây. Tiền đó bển thì nghèo nên kụ ấy cũng chả có bạn gái. Về VN kụ ấy gọi 1 lúc 2 đào vào phục vụ 😁
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,631
Động cơ
547,446 Mã lực
Cảm ơn các cụ đã vào chia sẻ!

Thực ra việc giúp đỡ của gia đình em là một việc vô cùng nhỏ bé. Và người Việt mình bên này đa số là tốt với nhau và giúp đỡ nhau rất nhiều. Tiện thể em xin được chia sẻ thêm một vài thông tin thực tế để các cụ có thể so sánh và có những nhận định của cá nhân mình.

Tuy sống ở bên này đã hơn 5 năm nhưng em cũng không có nhiều mối quan hệ hay hiểu biết sâu về thế giới người Việt bên này, vì nó rất phức tạp và có nhiều tầng lớp người Việt khác biệt nhau. Bọn em là dân di cư theo diện business nên khi sang bên này bọn em cũng không chọn ở khu đông người Việt. Và các hội nhóm chơi với nhau cũng chỉ giới hạn trong nhóm business sang cùng khoảng thời gian với nhau.

Tuy nhiên, có một thực tế là phần lớn người Việt ở bên này có một cuộc sống rất vất vả và phải làm việc với một cường độ lao động mà em tin rằng những người chăm chỉ ở Việt Nam cũng phải thấy choáng váng. Những gì mọi người nhìn thấy hay nghe thấy về sự phồn vinh của người Việt ở Úc chỉ là một phần nổi vì ở một đất nước thực sự giàu có và phát triển bậc cao như Úc thì có một cái nhà to, mỗi gia đình có ít nhất 2 cái ô tô.... là một điều rất bình thường mà người lao động phổ thông nào cũng đều có được sau một thời gian làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên đánh đổi lại là một cường độ lao động rất cao, áp lực rất lớn và ngừng làm việc là hết tiền. Dân di cư business như bọn em hầu như sang đây chỉ chơi và đưa đón con đi học hàng ngày thôi chứ thực sự là có muốn đi làm như người Úc lâu năm ở đây cũng không thể và không muốn. :D

Khác với Nhật, Hàn, Đài Loan là những nước giàu có về sản xuất nên họ rất cần lao động phổ thông. Úc thuộc nhóm nước phát triển phương Tây, nền kinh tế của họ là nền kinh tế thương mại và tri thức nên ở Úc không có những nhà máy với hàng nghìn công nhân hoặc không có những công ty với hàng nghìn người lao động... Do vậy nền kinh tế Úc không cần nguồn lao động phổ thông kiểu như Nhật, Hàn, Đài Loan.... Còn đối với những lĩnh vực như nông nghiệp, chăn nuôi thì họ sử dụng nguồn lao động thời vụ từ châu Âu như Anh, Tây Ban Nha, Ý và các quốc đảo lân cận như Fiji, New Caledona là những nguồn nhân lực có sức khỏe rất tốt và ý thức lao động cao. Còn với Đông Nam Á thì hiện tại chỉ có Singapore và Thailand là có quan hệ lao động với Úc nhưng số lượng lao động hàng năm cũng rất thấp (Singapore khoảng 1.000 người/năm và Thailand khoảng 1.500 người/năm gì đó em không nhớ rõ).

Gần đây các cụ ở nhà hay nghe thấy việc đi lao động Úc làm nông nghiệp. Cá nhân em khẳng định rằng các thông tin tuyển dụng đi lao động nông nghiệp ở Úc là tào lao, thiếu chính xác. Để em nói rõ về suất 1.000 visa lao động nông nghiệp mà Úc dành cho Việt Nam vào năm 2022. Cái này hoàn toàn không phải là công lao của Chính phủ Việt Nam hay là ưu ái của Úc dành cho Việt Nam, Cái này có được là do sự vận động của một nhóm các chủ trang trại người Việt tại Úc với chính quyền Úc với lý do để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp sau đại dịch. Và chính quyền Úc đã đồng ý cấp 1.000 visa lao động nông nghiệp thời hạn 01 năm và người bảo lãnh sẽ là các chủ trang trại này. Nên số visa này họ sẽ dành cho người nhà, người thân của các chủ trang trại này chứ không đến lượt các công ty tư vấn XK lao động ở Việt Nam có suất để bán cho các cụ.

Một thông tin nữa mà các cụ hay nghe đấy là thị trường lao động chăm sóc người già, điều dưỡng, ý tế, chăm trẻ... đang rất cần nhân lực và có cơ hội cao. Điều đó thì không sai nhưng để nộp được hồ sơ vào làm việc tại những vị trí đấy thì ngoài những chứng chỉ về y tế, an toàn lao động, tư cách đạo đức cá nhân... theo tiêu chuẩn quốc tế thì rào cản khó nhất chính là tiếng Anh. Những việc liên quan đến sức khỏe, giáo dục, cộng đồng... ở Úc đòi hỏi người nước ngoài nếu muốn làm việc phải có một trình độ ngôn ngữ rất thông thạo (cỡ IELTS 6.5 trở lên) mới được tuyển dụng.

Em chia sẻ một số thông tin như trên để các cụ thấy rằng nước Úc không phải là một thị trường lao động dễ dàng, đặc biệt là với người Việt. Nên những giấc mộng xoay xở bằng mọi giá để sang đây lao động phần lớn là sẽ thất bại.

Chúc các cụ sức khỏe và luôn có nhiều thành công!
Cảm ơn cụ đã chia sẻ thêm, em muốn thư riêng hỏi cụ chút được kg ạ?
 

expanium

Xe tải
Biển số
OF-90475
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
207
Động cơ
401,641 Mã lực
Cảm ơn cụ đã chia sẻ thêm, em muốn thư riêng hỏi cụ chút được kg ạ?
Nếu không có gì nhạy cảm thì cụ cứ hỏi trên topic này cụ ạ. Vì là nơi giao lưu chia sẻ thông tin với cộng đồng OF nhà mình mà :)
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,493
Động cơ
49,173 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Trường bên Úc đã nhận và có học bổng đối với F1 nhà em, lại còn học nghành được ở lại làm việc với lời hứa của bố mẹ là sẽ hỗ trợ 50% chi phí mua nhà khi học xong và ở lại được. Thế mà ku cậu nhất định không chịu đi, ở nhà ăn bám bố mẹ và ngày lẫn vào bệnh viện học.

Phận bố mẹ dù hướng cho con nhưng không nên ép con bằng mọi giá. Để nó tự theo đuổi đam mê thì nó sẽ không thấy khổ.

 
Chỉnh sửa cuối:

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,631
Động cơ
547,446 Mã lực
Nếu không có gì nhạy cảm thì cụ cứ hỏi trên topic này cụ ạ. Vì là nơi giao lưu chia sẻ thông tin với cộng đồng OF nhà mình mà :)
Không nhạy cảm nhưng hơi riêng tư cụ ạ!
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,657
Động cơ
60,457 Mã lực
Tuổi
24
Vc nó sáng suốt đó cụ.
Bên Đức hay Tây âu thiếu y tá , điều dưỡng rất nhiều.
Vn buông lỏng các cty xkld. Chứ thực ra như Philipin thì chi phí ko nhiều.
Con cháu em cũng sang Đức làm điều dưỡng, cũng gửi tiền về cho gd mặc dù đang học
Bên Đức nói riêng thì đúng là thiếu Y tá, Điều dưỡng.
Mỗi tội, cái ngạch này hay bị trả lương không cao và bị đánh giá thấp hơn trong xã hội - cứ so bảng lương thôi ạ.
Bạn tôi, cũng có tuổi rồi, đang làm dạng Điều dưỡng trong 1 bệnh viện lớn cấp thành phố ở Đức.
Tụi nó cũng phải xoay tua nhiều, để công việc đỡ nhàm chán.
Lương thì rõ ràng là không cao rồi.

Còn 1 bệnh viện lớn khác, khoa nhi, có 30 giường ICU, nhưng chỉ có thể tiếp nhận tối đa 12 cháu. Lý do: Nhân sự lúc đó chỉ có đủ cho 12 cháu (clip tôi xem chắc độ 1 năm rồi).
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,657
Động cơ
60,457 Mã lực
Tuổi
24
Trường bên Úc đã nhận và có học bổng đối với F1 nhà em, lại còn học nghành được ở lại làm việc với lời hứa của bố mẹ là sẽ hỗ trợ 50% chi phí mua nhà khi học xong và ở lại được. Thế mà ku cậu nhất định không chịu đi, ở nhà ăn bám bố mẹ và ngày lẫn vào bệnh viện học.

Phận bố mẹ dù hướng cho con nhưng không nên ép con bằng mọi giá. Để nó tự theo đuổi đam mê thì nó sẽ không thấy khổ.

Con bác có khi ở cấp độ Y đa khoa rồi phải không ạ?
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,233
Động cơ
692,267 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trường bên Úc đã nhận và có học bổng đối với F1 nhà em, lại còn học nghành được ở lại làm việc với lời hứa của bố mẹ là sẽ hỗ trợ 50% chi phí mua nhà khi học xong và ở lại được. Thế mà ku cậu nhất định không chịu đi, ở nhà ăn bám bố mẹ và ngày lẫn vào bệnh viện học.

Phận bố mẹ dù hướng cho con nhưng không nên ép con bằng mọi giá. Để nó tự theo đuổi đam mê thì nó sẽ không thấy khổ.

Em ủng hộ bạn nhà cụ. Cụ cứ để bạn ấy học xong đại học ở VN rồi học lên cao hơn ở các nước phát triển là oke ạ. Với ngành y thì đi làm ở các nước phát triển không có cơ hội rèn luyện tay nghề và gặp những ca chỉ có trong y văn như ở VN đâu ạ.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,493
Động cơ
49,173 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em ủng hộ bạn nhà cụ. Cụ cứ để bạn ấy học xong đại học ở VN rồi học lên cao hơn ở các nước phát triển là oke ạ. Với ngành y thì đi làm ở các nước phát triển không có cơ hội rèn luyện tay nghề và gặp những ca chỉ có trong y văn như ở VN đâu ạ.
Vấn đề đối với nhà em là cả bố và mẹ đều ko ủng hộ con học Y vì thấy vất từ lúc học đến lúc đi làm nhưng con nó vẫn cứ cố theo thì cũng chả biết cách nào ngoài cách ủng hộ.

Nhưng em cũng đã tuyên bố rất rõ là bố mẹ chỉ nuôi đến lúc học xong chuyên khoa 1 hoặc nội trú, còn lại muốn học tiếp thì tự mà lo.
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,233
Động cơ
692,267 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vấn đề đối với nhà em là cả bố và mẹ đều ko ủng hộ con học Y vì thấy vất từ lúc học đến lúc đi làm nhưng con nó vẫn cứ cố theo thì cũng chả biết cách nào ngoài cách ủng hộ.

Nhưng em cũng đã tuyên bố rất rõ là bố mẹ chỉ nuôi đến lúc học xong chuyên khoa 1 hoặc nội trú, còn lại muốn học tiếp thì tự mà lo.
Nghề chọn người cụ ạ.
 

tunglam2806

Xe điện
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
2,020
Động cơ
39,323 Mã lực
Vấn đề đối với nhà em là cả bố và mẹ đều ko ủng hộ con học Y vì thấy vất từ lúc học đến lúc đi làm nhưng con nó vẫn cứ cố theo thì cũng chả biết cách nào ngoài cách ủng hộ.

Nhưng em cũng đã tuyên bố rất rõ là bố mẹ chỉ nuôi đến lúc học xong chuyên khoa 1 hoặc nội trú, còn lại muốn học tiếp thì tự mà lo.
Chúc mừng cụ có f1 rất tuyệt đó. Với những cháu có cá tính như vậy sẽ sau này sẽ thành công.
 

hajinbk

Xe tăng
Biển số
OF-5687
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
1,334
Động cơ
554,948 Mã lực
Nơi ở
Trái Đất
Chuyện nhà em luôn:
Thằng lớn, học đại học trong nước xong đi làm 3 năm thì sang Bồ Đào Nha học thạc sỹ theo chuyên ngành đang làm. Vừa học vừa làm, lương 3000 EUR, học xong ở lại làm thêm 2 năm, có cơ hội để nhập tịch ở lại nhưng nó vẫn quyết định về nước. Nó bảo có cố gắng thì cũng vẫn là công dân hạng 2, về nước kiếm công việc có thu nhập tương đương không khó, lại sướng hơn nhiều.
Đứa thứ hai học xong cấp 3, nộp hồ sơ thủ tục du học Pháp xong hết thì covid nổ ra, xót con nên em bắt học trong nước rồi tính sau. Đến nay mới thấy hợp lý, các bạn của cháu vẫn đi đợt đó giờ về nước cả, tiếp xúc thấy chúng thiếu kỹ năng hoà nhập với xã hội Việt Nam hơn con mình nhiều, có cháu lại học lại đại học trong nước.
Vì vậy theo em, nếu muốn tìm cơ hội ở lại thì đi, chấp nhận rủi ro. Hoặc thật giỏi để xã hội phương tây nó phải trọng dụng. Còn không thì chả đâu bằng quê nhà cả.
 

mylam86

Xe tải
Biển số
OF-819301
Ngày cấp bằng
17/9/22
Số km
357
Động cơ
9,452 Mã lực

Kính chào các cụ!

Em là người Việt Nam đang định cư tại Sydney, Úc, và cũng là một người yêu mến OF. Mấy hôm nay đọc được bài báo này trên Vnexpress và cũng đúng lúc gia đình em đang hỗ trợ một bạn du học sinh Việt Nam gặp phải khó khăn ở bên này. Nên em share bài viết này để các cụ tham khảo và cũng bổ sung thêm một số thông tin mà em nghĩ sẽ có ích cho các bậc phụ huynh ở quê nhà.

Đầu tiên em muốn nhắc lại trường hợp bạn du học sinh mà gia đình em (chính xác thì là vợ em :)) đang hỗ trợ. Bạn du học sinh này là nữ, năm nay mới 17 tuổi và đến từ Nghệ An. Bạn ấy sang Úc du học ngắn hạn theo diện gì đó thì em không rõ vì thực sự em không quan tâm lắm. Nhưng hoàn cảnh của bạn ấy hiện tại là hết sạch tiền trang trải cuộc sống và có nguy cơ phải nhịn đói và ra ngủ ngoài đường. Và bạn ấy được một hội nhóm người Việt bên này đứng ra bảo trợ và vợ em nhận lời giúp đỡ.

Theo bạn ấy chia sẻ thì được biết rằng bố mẹ bạn ấy phải vay mượn tiền ở nhà để đóng cho bạn ấy sang đây du học với hy vọng (theo lời hứa của đơn vị tư vấn) là khi sang bên này chỉ 2-3 tháng là bạn ấy có việc làm và tự trang trải được chi phí và thậm chí còn có tiền gửi về nhà. Và cho đến tháng 2.2024 vừa rồi thì bạn ấy tiêu hết sạch số tiền hơn 3.000 AUD mang theo từ Việt Nam và không thể kiếm được việc gì để có thể tự nuôi bản thân. Hiện tại gia đình em đang hỗ trợ bạn ấy để có thể tạm thời trụ được. Nhưng nếu bạn này không có một phương án tài chính lâu dài hỗ trợ từ gia đình ở Việt Nam thì chỉ có duy nhất hai khả năng xảy ra là về nước hoặc bỏ trốn để đi làm bất hợp pháp (và khả năng bị trục xuất về nước là 100%, chỉ là xảy ra vào lúc nào thôi).

Một trong những điều mà người Việt mình hay lầm tưởng là nước Úc có rất nhiều việc làm cho sinh viên và sang bên này làm việc gì cũng có tiền. Và cho con đi du học thì chỉ cần lo chi phí ở thời điểm ban đầu, sau đấy thì là "mỡ nó rán nó" thậm chí nó còn thừa để gửi về "rán" cả phụ huynh ở nhà. Đây là một suy nghĩ cực kỳ sai lầm và chính bài báo em share ở trên là một minh chứng. Sinh viên bên này, đặc biệt là ở Sydney và Melbourne kiếm việc làm thêm cực kỳ khó, và đối với sinh viên Việt Nam thì còn khó khăn hơn nhiều lần. Còn cụ thể như thế nào thì trong phạm vi chia sẻ này em không thể giải thích rõ hết được.

Người Việt ở trong nước (đa số chứ không phải tất cả) có một hạn chế rất lớn là ít cập nhật thông tin, hoặc ít nguồn thông tin để cập nhật, hoặc là có thông tin nhưng không chịu tin, cứ luôn cho rằng điều mình biết, điều mình tin mới là chân lý! Chính vì những hạn chế như vậy nên có quá nhiều bậc phụ huynh ném cả đống tiền cho con đi du học mà kết quả nhận được chắc chắn là một sự thất vọng khổng lồ.

Xin có vài lời chia sẻ với các cụ, đặc biệt là những cụ đang có hy vọng cho con đi du học theo mô hình "mỡ nó rán nó". :D
Chúc các cụ luôn có nhiều niềm vui trong cuộc sống! :">
Vâng, chính cũng 1 phần tìm hiểu thông tin không thấu đáo cũng như bị mấy đội tư vấn du học tư vấn ko đầy đủ, sai lệch thông tin nên nhiều người mắc phải như bạn SV mà nhà bạn đang giúp. Nữa là đi du học bên đó nếu theo đường tự túc tốn kém, mà sau ra trường:
1. Nếu ở lại đó rất khó để xin được việc tử tế, đúng ngành nghề: như mấy đứa em mình sau khi học Anh/Uc/Đức... thì hầu hết đến giờ chưa đứa nào ra hồn cả,nhưng cũng ko muốn về nước, hiện tại lang bạt khắp nơi, đứa ở Úc, đứa thì sang Thái làm ăn buôn bán lung tung...và bố mẹ vẫn phải chu cấp,
2. Về VN cũng rất khó xin dc việc, vì thực tế những người bạn, các anh/em trong gia đình thì có vẻ sang đó, học có lẽ ko được nhiều cho lắm, mà lại đóng cái mác du học, muốn về vào vị trí tốt, lương cao luôn.. thực ra khi pv thì thấy các bạn chưa được bằng các bạn học các trường top trong nước, (tiếng anh thi các bạn ý thi thêm Ielts điểm cao chút là ổn). nên các bạn du học về VN nếu ko phải cocc thì cũng khó xin việc luôn, rồi sau nhờ vốn gđ đi buôn đất, đi mở tt TA...
3. Các bạn đi bằng học bổng toàn phần: nhóm này không nói rồi, vì các bạn ý giỏi, mà giỏi thì ở đâu cũng sống dc màd
 

otothanglong

Xe điện
Biển số
OF-65579
Ngày cấp bằng
5/6/10
Số km
4,562
Động cơ
494,100 Mã lực

Kính chào các cụ!

Em là người Việt Nam đang định cư tại Sydney, Úc, và cũng là một người yêu mến OF. Mấy hôm nay đọc được bài báo này trên Vnexpress và cũng đúng lúc gia đình em đang hỗ trợ một bạn du học sinh Việt Nam gặp phải khó khăn ở bên này. Nên em share bài viết này để các cụ tham khảo và cũng bổ sung thêm một số thông tin mà em nghĩ sẽ có ích cho các bậc phụ huynh ở quê nhà.

Đầu tiên em muốn nhắc lại trường hợp bạn du học sinh mà gia đình em (chính xác thì là vợ em :)) đang hỗ trợ. Bạn du học sinh này là nữ, năm nay mới 17 tuổi và đến từ Nghệ An. Bạn ấy sang Úc du học ngắn hạn theo diện gì đó thì em không rõ vì thực sự em không quan tâm lắm. Nhưng hoàn cảnh của bạn ấy hiện tại là hết sạch tiền trang trải cuộc sống và có nguy cơ phải nhịn đói và ra ngủ ngoài đường. Và bạn ấy được một hội nhóm người Việt bên này đứng ra bảo trợ và vợ em nhận lời giúp đỡ.

Theo bạn ấy chia sẻ thì được biết rằng bố mẹ bạn ấy phải vay mượn tiền ở nhà để đóng cho bạn ấy sang đây du học với hy vọng (theo lời hứa của đơn vị tư vấn) là khi sang bên này chỉ 2-3 tháng là bạn ấy có việc làm và tự trang trải được chi phí và thậm chí còn có tiền gửi về nhà. Và cho đến tháng 2.2024 vừa rồi thì bạn ấy tiêu hết sạch số tiền hơn 3.000 AUD mang theo từ Việt Nam và không thể kiếm được việc gì để có thể tự nuôi bản thân. Hiện tại gia đình em đang hỗ trợ bạn ấy để có thể tạm thời trụ được. Nhưng nếu bạn này không có một phương án tài chính lâu dài hỗ trợ từ gia đình ở Việt Nam thì chỉ có duy nhất hai khả năng xảy ra là về nước hoặc bỏ trốn để đi làm bất hợp pháp (và khả năng bị trục xuất về nước là 100%, chỉ là xảy ra vào lúc nào thôi).

Một trong những điều mà người Việt mình hay lầm tưởng là nước Úc có rất nhiều việc làm cho sinh viên và sang bên này làm việc gì cũng có tiền. Và cho con đi du học thì chỉ cần lo chi phí ở thời điểm ban đầu, sau đấy thì là "mỡ nó rán nó" thậm chí nó còn thừa để gửi về "rán" cả phụ huynh ở nhà. Đây là một suy nghĩ cực kỳ sai lầm và chính bài báo em share ở trên là một minh chứng. Sinh viên bên này, đặc biệt là ở Sydney và Melbourne kiếm việc làm thêm cực kỳ khó, và đối với sinh viên Việt Nam thì còn khó khăn hơn nhiều lần. Còn cụ thể như thế nào thì trong phạm vi chia sẻ này em không thể giải thích rõ hết được.

Người Việt ở trong nước (đa số chứ không phải tất cả) có một hạn chế rất lớn là ít cập nhật thông tin, hoặc ít nguồn thông tin để cập nhật, hoặc là có thông tin nhưng không chịu tin, cứ luôn cho rằng điều mình biết, điều mình tin mới là chân lý! Chính vì những hạn chế như vậy nên có quá nhiều bậc phụ huynh ném cả đống tiền cho con đi du học mà kết quả nhận được chắc chắn là một sự thất vọng khổng lồ.

Xin có vài lời chia sẻ với các cụ, đặc biệt là những cụ đang có hy vọng cho con đi du học theo mô hình "mỡ nó rán nó". :D
Chúc các cụ luôn có nhiều niềm vui trong cuộc sống! :">
Chết cái thông tin ở các vùng quê thì mập mờ mà bọn tư vấn thì dẻo mỏ, nên chắc nhiều cháu bị thế này.
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,631
Động cơ
547,446 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top