[Funland] Du học trong đại dịch, đi hay không đi, rối quá, mong các cụ chia sẻ ạ

chomchom2020

Xe hơi
Biển số
OF-722468
Ngày cấp bằng
27/3/20
Số km
176
Động cơ
78,720 Mã lực
E nghĩ sự học thì cả đời. Đang ở vùng an toàn tại sao lại đi vào vùng dịch chứ? Nếu là e e sẽ khuyên con ở lại như PA1. Sang bên đó mà ở trong nhà 24/7 thì sao bằng ở VN tung tẩy khắp nơi ạ. Chúng ta mới giãn cách xã hội có 1th mà e đã thấy rồ dại cả ng lên ý nói gì đến giãn cách vô thời hạn. Chúc bác chủ top có qđ đúng đắn nhất ạ.
 

DONGVN

Xe tải
Biển số
OF-595178
Ngày cấp bằng
18/10/18
Số km
357
Động cơ
133,936 Mã lực
Tuổi
53
Bọn thanh niên chúng nó có sợ gì đâu nhưng nếu bác là bố/mẹ đang có con đang ở bên đó mà bảo không lo lắng gì thì em sợ bác rồi. Bạn em, đồng nghiệp em có con ở Anh, Mỹ, Canada, Úc đang lồng lộn tìm cách đưa con về kìa.
Cu con thằng bạn e vừa đc về nhà sau cách ly. Nó học ở Anh, thấy bố nó đầu tiên cũng nói oách lắm...sợ gì...bla bla. .học online, thi xong hk là bỏ 30tr cho con về VN luôn. Mà mua vé mb về tranh nhau nhé! Con e cũng đòi sang học năm cuối ở Anh, e bẩu học xong đh, tiền đấy hết dịch sang học cao học. Khuyên mãi, áp lực các kiểu cũng xong...kkk.
Em nghĩ các con muốn sang đấy để sống ở XH phát triển xem ntn thôi, chứ sang học online thì học ở VN cho xong ạ!
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,319
Động cơ
32,545 Mã lực
chúc mừng cụ có F1 tự chủ, có lẽ đây là điều mà kiện cần để các con có thể đi du học. Cụ chủ thớt cũng nên để con tự tính toán sắp xếp xem ra răng rồi bàn với bố mẹ, chứ mình cũng ko nên đưa kế hoạch thay cho nó.
Thanks cụ động viên. Em thật sự mừng vì f1 từ khi vào cấp 3 nó tự lập, tự giác, trưởng thành, người lớn trông thấy, vc em nhàn hẳn. Mọi kế hoạch học tập, ngoại khóa, hoạt động cộng đồng xã hội, mục tiêu du học nó tự lên kế hoạch và cứ tà tà thực hiện, định làm gì là làm được đó. Được cái nó tính toán chỉn chu các phương án, không ham hố đạt được bằng mọi giá, không đua trường top, k tự gây áp lực cho mình. Với đh trong nước, đầu năm lớp 11 nó nói con sẽ đk thi học sinh giỏi để dành xuất tuyển thẳng đại học ngoại ngữ, trong khi bố mẹ thì tơ tưởng con sẽ thi đại học ngoại thương, ngoại giao. Thế rồi tập trung độ 2 tháng là có giải, yên tâm xuất học đh trong nước, không phải lo căng thẳng thi cử. Việc du học, nó bảo có nhiều con đường để du học, k nhất thiết phải dh khi xong cấp 3, nên tự xác định phải được 100% học bổng mới du học, còn không thì học đh trong nước rồi tính đi theo diện trao đổi dhs đại học, hoặc du học thạc sĩ. Nhớ lúc con nộp hs phỏng vấn, em có lên Of nhờ tư vấn, nhiều cụ nói hồ sơ vậy có thể ap vào SKY là 3 trường đầu bảng Hàn quốc. Bố muốn sĩ diện về nói chuyện nó bảo, con ap trường có ngành con chọn đứng top chứ k ap trường top, vào 3 trường đó sức đâu mà đua với sv Hàn Quốc cày như trâu như bò để duy trì học bổng, làm em cứng họng luôn hiii. Việc tìm kiếm, lựa chọn trung tâm du học nó tự liên hệ, tự làm, tự đi lại. Nhưng vẫn không quên nhờ/ mong muốn bố đi cùng 2 lần lúc quan trọng nhất, 1 lần đến ký hợp đồng, và lần đến nghe công bố kết quả học bổng. Hôm công bố, con mình được sướng tên cuối cùng cùng 2 bạn khác đạt 100% hb, tự hào lắm cụ ạ.

Anh, thấy bố nó đầu tiên cũng nói oách lắm...sợ gì...bla bla. .học online, thi xong hk là bỏ 30tr cho con về VN luôn. Mà mua vé mb về tranh nhau nhé! Con e cũng đòi sang học năm cuối ở Anh, e bẩu học xong đh, tiền đấy hết dịch sang học cao học. Khuyên mãi, áp lực các kiểu cũng xong...kkk.
Em nghĩ các con muốn sang đấy để sống ở XH phát triển xem ntn thôi, chứ sang học online thì học ở VN cho xong ạ!
E nghĩ sự học thì cả đời. Đang ở vùng an toàn tại sao lại đi vào vùng dịch chứ? Nếu là e e sẽ khuyên con ở lại như PA1. Sang bên đó mà ở trong nhà 24/7 thì sao bằng ở VN tung tẩy khắp nơi ạ. Chúng ta mới giãn cách xã hội có 1th mà e đã thấy rồ dại cả ng lên ý nói gì đến giãn cách vô thời hạn. Chúc bác chủ top có qđ đúng đắn nhất ạ.
Em thấy trong thớt nhiều cụ bảo trẻ thì sợ gì cô nọ vid kia, cũng chỉ là sĩ diện mà thôi chứ k thực tế cảm nhận, và cũng so sánh khập khiễng giữa các bạn đang du học, đang sống sẵn ở vùng dịch rồi, dù gì cũng thông thạo hơn, đấy là chỉ nói chuyện ứng phó tình huống phòng dịch. Còn đây mới cb du học, chưa kể có đường bay hay không, có bay được thì sang phải bỏ một đống tiền tự cách ly, học thì onlin, ngồi một chỗ du dú chỗ trọ, không khám phá trải nghiệm, không ngoại khóa, k đi lại thăm thú gì được, trong khi tiền học vẫn nộp như học trên giảng đường. Vậy thì còn ý nghĩa gì nữa.

Cu con thằng bạn e vừa đc về nhà sau cách ly. Nó học ở Anh, thấy bố nó đầu tiên cũng nói oách lắm...sợ gì...bla bla. .học online, thi xong hk là bỏ 30tr cho con về VN luôn. Mà mua vé mb về tranh nhau nhé! Con e cũng đòi sang học năm cuối ở Anh, e bẩu học xong đh, tiền đấy hết dịch sang học cao học. Khuyên mãi, áp lực các kiểu cũng xong...kkk.
Em nghĩ các con muốn sang đấy để sống ở XH phát triển xem ntn thôi, chứ sang học online thì học ở VN cho xong ạ!
Vc bạn em giàu nứt đố đổ vách, cả 2 đứa đều du học tự túc ở Mỹ. 1 đứa sang từ lớp 11, giờ ra trường đi làm đc 1 năm rồi. thẳng em sang từ đầu cấp 3, mới vào đh năm nhất. Hồi Mỹ bùng dịch em hỏi có tìm cách cho các cháu về không. Ung dung lắm, bảo đứa lớn đi làm tự biết lo rồi, còn thằng bé thì về nhà thằng bạn thân ở vùng núi nào đó ở tránh dịch. Thế nhưng e cũng mới nghe phong phanh đang phải tìm nhờ bên Bộ NG để cho cả 2 đứa về. Em k trong cuộc, nhưng đoán chắc phải có sức căng nào đó từ covid.
 

Reinhard

Xe buýt
Biển số
OF-412894
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
924
Động cơ
232,170 Mã lực
Tuổi
37
Xin lỗi cụ, thống kê này đưa ra với em là vớ vẩn chứ khoa học cái gì ? Vì thống kê không nói dựa trên cơ sở nào, quan sát như thế nào ?
Dựng nên hai cột là quốc gia và tỉ lệ phần trăm (hiếm, thỉnh thoảng, thường xuyên, luôn luôn), rồi bôi xanh, đỏ... tương ứng với tỉ lệ % thì chưa đủ thuyết phục "con người của khoa học" đâu cụ.
Nếu thống kê như cách giật tít của trang thống kê đó, thì có tới 99,99% số người ở Đức ra khỏi ra là có khẩu trang bên người nhé cụ. Còn mang thì dĩ nhiên là kiểu gì cũng có khoảng thời gian đeo khẩu trang trong thời điểm ở ngoài nhà. Vì cứ vào khu khép kín là bắt buộc phải mang. Khu khép kín là gì? Thang máy, phương tiện giao thông công cộng, công sở, siêu thị, nhà hàng, toilet, bệnh viện, phòng khám tư, khu đặt máy rút tiền tự động......Những chỗ như này bắt buộc phải mang, mà hầu hết mọi người ra khỏi nhà đều có việc phải ghé hay nhắm đến những nơi này, nên nếu như nhân viên của trang thống kê bên trên trải chiếu ngồi quan sát ở những chỗ khép kín đó thì sẽ có tỉ lệ cao như trên.
Còn tỉ lệ theo quan sát của em là ở những nơi không gian mở như phố đi bộ, quảng trường, công viên, trung tâm thành phố.....những nơi này mật độ người còn đông hơn cả trong các khu khép kín, có quá ít người đeo khẩu trang và giới hạn khoảng cách cũng bị lờ đi luôn.
Cụ ơi, cụ hình như hơi vội trả lời em nên chưa xem kĩ (cả bài viết của em và thống kê của Statista) rồi? Em ghi ngay trong bài viết của em mà cụ quote mà: "Cụ có thể down PDF trong link có ghi đầy đủ method, sample size, etc. nhé. Còn nếu lười đọc cụ thể thì ngay ở link có thống kê số liệu cho cụ dễ nhận thấy rồi". Cụ nhìn góc bên phải của link có PDF để down về, trong đó họ ghi đầy đủ phương pháp, số lượng người thống kê, độ tuổi, v..v... mà. Còn % và biểu đồ ngay bên ngoài link (cái cụ gọi là bôi xanh bôi đỏ ấy) chỉ là số liệu cuối cùng, dành cho đa phần những người lười không muốn đọc phương pháp thống kê của họ (PDF dài 57 trang) thôi. Em đọc qua bài viết của cụ thì em đoán là cụ chưa xem PDF, đúng không ạ? Mà thực ra em đọc đến đoạn dưới, thấy cụ nói "nếu như nhân viên của trang thống kê bên trên trải chiếu ngồi quan sát ở những chỗ khép kín đó" thì em chắc là cụ chưa đọc thật, vì thống kê khoa học về tỉ lệ trong dân số về các vấn đề (không chỉ covid) thời nay người ta chẳng khi nào (hoặc rất ít khi) "trải chiếu ngồi quan sát" cả :P Nếu cụ muốn toàn bộ dữ liệu cụ thể về biện pháp nghiên cứu, kích cỡ, error margin, tuổi thọ, giới tính, urban hay rural thì cụ chịu khó down PDF về xem hộ em ạ (em cũng ghi trong bài của em rồi)

Còn em không hiểu lắm cụ nói rằng "99,99% số người ở Đức ra khỏi ra là có khẩu trang bên người nhé cụ" để làm gì. Em không biết số liệu này của cụ đúng hay sai, nhưng nó không liên quan gì đến thống kê đó, và những gì chúng ta đang nói cả. Thống kê ghi rõ ràng (và em cũng trích lại trong bài trước của em em) là "Tỉ lệ đeo khẩu trang bên ngoài (nhà) trong dịch coronavirus tại Europe trong năm 2020, theo từng nước" ("Wearing face-masks outside during the coronavirus pandemic in Europe 2020, by country"). Thống kê ghi rõ ràng là "wearing" (đeo) mà cụ lại đưa ra tỉ lệ "mang đi theo người, nhưng có khi đeo khi không, tùy nơi" thì nó hoàn toàn không phải giống nhau, đúng không cụ? Em đâu nhắc gì đến tỉ lệ mang khẩu trang theo người bên ngoài đâu?

Cụ vẫn nói về những gì theo cụ quan sát nên em xin nhắc lại, em không nói những gì cụ quan sát thấy là sai. Tuy nhiên, những gì cụ quan sát không thể hiện được cho toàn bộ người dân Đức, trừ khi cụ có khả năng thần kì nào đó giúp cụ quan sát được tất cả mọi người cùng một thời điểm :) Statista là tổ chức nghiên cứu, thống kê có tiếng trên thế giới đã lâu, số liệu của họ lại gần trùng với bên Yougov (là một tổ chức trưng cầu, thống kê khác) (Statista 63.7%, còn Yougov là 64%), nên em xin lỗi, với số lượng lớn như dân số Đức thì em xin phép tin tưởng số liệu nghiên cứu họ hơn những gì cụ quan sát ạ. Còn nếu cụ có nghiên cứu, thống kê của tổ chức nào khác để ủng hộ lập luận của cụ thì em luôn chờ để xem và nghiên cứu ạ :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Tometro

Xe hơi
Biển số
OF-140839
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
184
Động cơ
365,477 Mã lực
theo em là nên bảo lưu kết quả ở Mỹ 1 năm và đi học ở Phần Lan :D
 

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
943
Động cơ
210,559 Mã lực
Theo mình mấy năm đại học, ở trong dorm là khoảng thời gian vui vẻ nhất trong cuộc đời. Được đi học, được ở chung, ăn chung, sinh hoạt chung với bạn bè cùng trang lứa. Đến bây giờ kỷ niệm của những buổi sáng lên giảng đường, trưa vào phòng lab, tối ở thư viện, giờ ăn trong dinning hall vẫn là một trong những kỷ niệm đẹp nhất của cuộc đời
Thế nhưng vào năm học sắp đến này, có nhiều điều chưa biết, có nhiều điều vẫn còn đang rất bối rối , online or not online, mask or no mask ?? Hầu hết các trường đại học vẫn còn đang dựa dẫm vào những kết quả khoa học không chắc chắn, vẫn còn nhiều phân vân về việc mở cửa trường lớp như thế nào .....Tại sao phải bắt đầu một khoảng đời tươi đẹp bằng những mảng màu xám tối như thế ??
Mình đề nghị cháu liên lạc với trường và xin bảo lưu kết quả, đợi đến sang năm mới đi học. Lấy một năm gap year, làm những việc mình ưa thích, tập trung học thêm tiếng Anh thật giỏi và ra đi khi mọi thứ đã ổn định, sẳn sàng

PS : mình đang ở giữa tâm dịch đây, bất tiện vì không được làm những thứ mình thích như trước kia nhưng cuộc sống vẫn ổn định, thực phẩm, hàng hóa vẫn đầy tràn, đời sống không " toang" không " vỡ trận" như các bạn ở nước khác nói đâu nhá. Người chết càng ngày càng giảm và đa số là những người già trên 70-80 . Mình có lo không ? Có !! vì có một số rất ít bị trở nặng và hư phổi, chết....tuy số đó rất rất nhỏ ( chỗ mình có hơn 10000 cases, có 360 trong bệnh viện hiện nay,100 người trong ICU và 50 người xài máy thở tức là người xài máy thở chỉ có 0.5% trong số người bị bệnh, 0.0039% của tổng số cư dân toàn quận ) nhưng mình cũng lo không biết nếu bị bệnh có nằm trong con số nhỏ xíu mà xui xẻo đó không :D Đối với người Mỹ thì hơi khó chấp nhận cho họ phải hy sinh tự do
 
Chỉnh sửa cuối:

pp9902

Xe đạp
Biển số
OF-676062
Ngày cấp bằng
22/6/19
Số km
31
Động cơ
104,431 Mã lực
Theo mình mấy năm đại học, ở trong dorm là khoảng thời gian vui vẻ nhất trong cuộc đời. Được đi học, được ở chung, ăn chung, sinh hoạt chung với bạn bè cùng trang lứa. Đến bây giờ kỷ niệm của những buổi sáng lên giảng đường, trưa vào phòng lab, tối ở thư viện, giờ ăn trong dinning hall vẫn là một trong những kỷ niệm đẹp nhất của cuộc đời
Thế nhưng vào năm học sắp đến này, có nhiều điều chưa biết, có nhiều điều vẫn còn đang rất bối rối , online or not online, mask or no mask ?? Hầu hết các trường đại học vẫn còn đang dựa dẫm vào những kết quả khoa học không chắc chắn, vẫn còn nhiều phân vân về việc mở cửa trường lớp như thế nào .....Tại sao phải bắt đầu một khoảng đời tươi đẹp bằng những mảng màu xám tối như thế ??
Mình đề nghị cháu liên lạc với trường và xin bảo lưu kết quả, đợi đến sang năm mới đi học. Lấy một năm gap year, làm những việc mình ưa thích, tập trung học thêm tiếng Anh thật giỏi và ra đi khi mọi thứ đã ổn định, sẳn sàng

PS : mình đang ở giữa tâm dịch đây, bất tiện vì không được làm những thứ mình thích như trước kia nhưng cuộc sống vẫn ổn định, thực phẩm, hàng hóa vẫn đầy tràn, đời sống không " toang" không " vỡ trận" như các bạn ở nước khác nói đâu nhá. Người chết càng ngày càng giảm và đa số là những người già trên 70-80 . Mình có lo không ? Có !! vì có một số rất ít bị trở nặng và hư phổi, chết....tuy số đó rất rất nhỏ ( chỗ mình có hơn 10000 cases, có 360 trong bệnh viện hiện nay,100 người trong ICU và 50 người xài máy thở tức là người xài máy thở chỉ có 0.5% trong số người bị bệnh, 0.0039% của tổng số cư dân toàn quận ) nhưng mình cũng lo không biết nếu bị bệnh có nằm trong con số nhỏ xíu mà xui xẻo đó không :D Đối với người Mỹ thì hơi khó chấp nhận cho họ phải hy sinh tự do
Cám ơn góp ý chân tình của cụ/mợ. Con em cũng cân nhắc đến yếu tố như cụ phân tích: không được trải nghiệm cuộc sống sinh viên thực sự ở năm đầu đại học. Hạn chốt học hay bảo lưu trường cho đến đầu tháng 9 nên cháu vẫn đang nghe ngóng và hy vọng, rồi sẽ quyết định sau ạ.
 

Aline

Xe tải
Biển số
OF-533579
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
384
Động cơ
166,319 Mã lực
Theo mình mấy năm đại học, ở trong dorm là khoảng thời gian vui vẻ nhất trong cuộc đời. Được đi học, được ở chung, ăn chung, sinh hoạt chung với bạn bè cùng trang lứa. Đến bây giờ kỷ niệm của những buổi sáng lên giảng đường, trưa vào phòng lab, tối ở thư viện, giờ ăn trong dinning hall vẫn là một trong những kỷ niệm đẹp nhất của cuộc đời
Thế nhưng vào năm học sắp đến này, có nhiều điều chưa biết, có nhiều điều vẫn còn đang rất bối rối , online or not online, mask or no mask ?? Hầu hết các trường đại học vẫn còn đang dựa dẫm vào những kết quả khoa học không chắc chắn, vẫn còn nhiều phân vân về việc mở cửa trường lớp như thế nào .....Tại sao phải bắt đầu một khoảng đời tươi đẹp bằng những mảng màu xám tối như thế ??
Mình đề nghị cháu liên lạc với trường và xin bảo lưu kết quả, đợi đến sang năm mới đi học. Lấy một năm gap year, làm những việc mình ưa thích, tập trung học thêm tiếng Anh thật giỏi và ra đi khi mọi thứ đã ổn định, sẳn sàng

PS : mình đang ở giữa tâm dịch đây, bất tiện vì không được làm những thứ mình thích như trước kia nhưng cuộc sống vẫn ổn định, thực phẩm, hàng hóa vẫn đầy tràn, đời sống không " toang" không " vỡ trận" như các bạn ở nước khác nói đâu nhá. Người chết càng ngày càng giảm và đa số là những người già trên 70-80 . Mình có lo không ? Có !! vì có một số rất ít bị trở nặng và hư phổi, chết....tuy số đó rất rất nhỏ ( chỗ mình có hơn 10000 cases, có 360 trong bệnh viện hiện nay,100 người trong ICU và 50 người xài máy thở tức là người xài máy thở chỉ có 0.5% trong số người bị bệnh, 0.0039% của tổng số cư dân toàn quận ) nhưng mình cũng lo không biết nếu bị bệnh có nằm trong con số nhỏ xíu mà xui xẻo đó không :D Đối với người Mỹ thì hơi khó chấp nhận cho họ phải hy sinh tự do
Suy nghĩ của cụ giống hệt của em luôn. Nhưng ko dám hó hé ý kiến trong nhóm phụ huynh vì mọi người liên tục đọc báo vn và chỉ duy nhất biết nhìn vào số nhiễm. Hầu như chả ai nhìn số tử vong.Trường F1 nhà em vẫn giữ kế hoạch học ofline, với đủ quy trình bảo trọng trong trường và sẽ test đầu vào mọi sv. Con vẫn đang ở lại Mỹ hè này. Vẫn đạp xe đạp đi chơi, ko đến chỗ đông người, luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Bố mẹ có lo ko? Có lo chứ, đúng vì cái tỷ lệ ICU bé tý mà cụ nói kia. Nhưng lo đến mức hoảng loạn thì ko, cuộc sống vẫn phải tiếp diễn mà.

Chắc các cụ cũng chả lạ gì, nhưng em cứ chèn cái ảnh số ca tử vong hàng ngày vào đây, cho các cụ xem xu hướng diễn biến.
8DC0EDBE-77F5-4A07-8C5D-3B24D1D6FE4D.png
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
5,131
Động cơ
531,255 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Chào các cụ các mợ,
F1 em bước vào cấp 3 đã mơ ước du học Mỹ. Nay cháu đã chọn được trường phù hợp, tháng 9 này nhập học nhưng tình hình dịch căng quá. Từ dạo tháng 3-4 cháu vẫn xác định là đi, cương quyết không học Việt Nam, kêu dịch thì con học online 1 kỳ rồi sang. Nhưng giờ trường thông báo, NẾU TÌNH HÌNH ỔN, AN TOÀN thì tháng 9 học on-campus khoảng 2 tháng, sau đó nghỉ Lễ Tạ ơn là chuyển học online luôn đến hết kỳ, kỳ sau thì chưa đề cập đến. Nếu sinh viên quốc tế có thể chọn học online cả kỳ luôn. Học phí online với on-campus là như nhau. Đó là nếu ổn, còn không ổn thì chưa biết thế nào. F1 em bắt đầu suy nghĩ lại, bảo học online có thể kéo dài thì phí tiền mà không được hưởng môi trường đại học Mỹ trọn vẹn. Giờ cháu đang đứng trước các lựa chọn:
1. Bảo lưu 1 năm, nhập học đại học trong nước, năm sau ổn thì đi, không ổn thì coi như quên luôn chuyện du học. Trường vẫn cho bảo lưu, giữ học bổng ạ.
2. Nhập học nước khác an toàn hơn. Thực ra từ đợt cuối 2019 chưa có dịch em vẫn có dự cảm không lành về du học Mỹ, nên bảo cháu nộp Phần Lan dự phòng dù cháu khăng khăng con chỉ đi Mỹ. Cháu được nhận học Aalto Free học phí ạ.
3. Nhập học tháng 9 này ở Mỹ, chọn online kỳ đầu, sau đó tùy tình hình sang được lúc nào thì sang. Nếu dịch kéo dài khéo kiếm được cái bằng đại học từ xa thì khổ ạ. Nếu đã chọn nhập học thì sau đó, nếu bảo lưu 1 kỳ, 1 năm... sẽ không giữ được học bổng nữa.
F1 nhà cháu có vẻ nghiêng về phương án 1, nhưng buồn, cứ thơ thơ thẩn thẩn, thở dài thườn thượt, ăn uống cũng không được nhiệt tình. Phần Lan tình hình đang rất an toàn, nếu chọn PL thì thôi chờ đợi Mỹ, mà cháu chỉ thích Mỹ. Nhưng nếu chọn giữa VN và PL thì cháu chọn PL. Giờ bảo lưu Mỹ, học VN mà Mỹ bất ổn kéo dài thì Mỹ cũng không mà PL cũng không luôn.
Mong được sự chia sẻ, góp ý của các cụ các mợ ạ !
Cho học RMIT VN, khi nào hết dịch thì chuyển sang Úc học tiếp.
 

prado2012

Xe container
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
5,111
Động cơ
364,282 Mã lực
Đứa cháu em vừa sang học lại bên Úc dịp Tết, được 1, 2 tháng thì trường cho học online. Đến nay thì trường cho nghỉ đến sang năm. Mắc kẹt không về được, chỉ ở trong nhà, hạn chế ra đường. May mà ngày 3/7 này mua được vé về nước rồi.

Theo em cụ cứ phương án 1, chậm 1 chút cho yên tâm. 1 năm ở vn cho cháu trải nghiệm đi du lịch và trải nghiệm các vùng ở vn cũng tốt.
cụ ơi, cho em tò mò chút. Tại sao trường của cháu cụ ko cho các con học online luôn mà lại chấm dứt việc học của các con nhỉ? Lạ quá.
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
Em thấy bé nhà cụ nên suy nghĩ kĩ về chuyện đi du học lúc này. Em nói thế vì bé nhà cụ sang là năm học đầu tiên tức là lúc vừa sang thì có thể chưa quen biết bạn bè thầy cô gì cả và cần phải kết bạn. Cụ nói trường cũng sẽ cho học online mà học online thì đâu có kết bạn được? Em thấy sang đến nơi đang lạ nước lạ cái lại thêm dịch này kia mà phải ở một mình học và không/ít được giao lưu với người ngoài thì rất dễ stress. Nhiều cụ trên này nói nghe rất đơn giản là con các cụ ấy đang ứng phó được nhưng con các cụ ấy đã và đang ở nước ngoài rồi nên bạn bè này kia cũng có, không dễ bị rơi vào tình trạng cô độc. Mặt khác năm nhất thường là quãng thời gian rất đẹp vì học hành chưa căng, có thời gian tham gia hội hè tụ tập. Giờ sang thì không làm được mấy chuyện này nhiều nên với em thì em thấy không đáng đâu ạ.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Chào các cụ các mợ,
F1 em bước vào cấp 3 đã mơ ước du học Mỹ. Nay cháu đã chọn được trường phù hợp, tháng 9 này nhập học nhưng tình hình dịch căng quá. Từ dạo tháng 3-4 cháu vẫn xác định là đi, cương quyết không học Việt Nam, kêu dịch thì con học online 1 kỳ rồi sang. Nhưng giờ trường thông báo, NẾU TÌNH HÌNH ỔN, AN TOÀN thì tháng 9 học on-campus khoảng 2 tháng, sau đó nghỉ Lễ Tạ ơn là chuyển học online luôn đến hết kỳ, kỳ sau thì chưa đề cập đến. Nếu sinh viên quốc tế có thể chọn học online cả kỳ luôn. Học phí online với on-campus là như nhau. Đó là nếu ổn, còn không ổn thì chưa biết thế nào. F1 em bắt đầu suy nghĩ lại, bảo học online có thể kéo dài thì phí tiền mà không được hưởng môi trường đại học Mỹ trọn vẹn. Giờ cháu đang đứng trước các lựa chọn:
1. Bảo lưu 1 năm, nhập học đại học trong nước, năm sau ổn thì đi, không ổn thì coi như quên luôn chuyện du học. Trường vẫn cho bảo lưu, giữ học bổng ạ.
2. Nhập học nước khác an toàn hơn. Thực ra từ đợt cuối 2019 chưa có dịch em vẫn có dự cảm không lành về du học Mỹ, nên bảo cháu nộp Phần Lan dự phòng dù cháu khăng khăng con chỉ đi Mỹ. Cháu được nhận học Aalto Free học phí ạ.
3. Nhập học tháng 9 này ở Mỹ, chọn online kỳ đầu, sau đó tùy tình hình sang được lúc nào thì sang. Nếu dịch kéo dài khéo kiếm được cái bằng đại học từ xa thì khổ ạ. Nếu đã chọn nhập học thì sau đó, nếu bảo lưu 1 kỳ, 1 năm... sẽ không giữ được học bổng nữa.
F1 nhà cháu có vẻ nghiêng về phương án 1, nhưng buồn, cứ thơ thơ thẩn thẩn, thở dài thườn thượt, ăn uống cũng không được nhiệt tình. Phần Lan tình hình đang rất an toàn, nếu chọn PL thì thôi chờ đợi Mỹ, mà cháu chỉ thích Mỹ. Nhưng nếu chọn giữa VN và PL thì cháu chọn PL. Giờ bảo lưu Mỹ, học VN mà Mỹ bất ổn kéo dài thì Mỹ cũng không mà PL cũng không luôn.
Mong được sự chia sẻ, góp ý của các cụ các mợ ạ !
Chào cụ, tôi là chủ của thớt "chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ" (https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/). Tôi có vài ý kiến như sau về trường hợp con cụ.

Hiện tại chính phủ Mỹ vẫn đang cấm người không có quốc tịch hoặc thẻ xanh sang Mỹ, vả lại không biết khi nào các đại sứ quán mở cửa lại để xử lý hồ sơ xin visa F1 (https://vn.usembassy.gov/vi/partial-resumption-of-immigrant-visa-processing-vi/). Lại thêm tình hình dịch bệnh ở Mỹ đang cực kỳ phức tạp, có thể nói là chưa khống chế được. Do vậy, khả năng con cụ kiếm được visa F1 (nếu chưa có) và vào được nước Mỹ để học offline vào tháng 9 tới đây là rất thấp.

Từ đó, ta xét đến 3 lựa chọn 1, 2, 3 như cụ liệt kê bên trên:

1. Đây là một sự lựa chọn tốt nếu con cụ có một số kế hoạch phát triển bản thân trong thời gian này. Nhất là khi VN mình không còn dịch và người dân được tự do đi lại trong nước, con cụ có thể làm tình nguyện viên, làm nghiên cứu thực địa, học thêm ngoại ngữ, nhạc cụ, lớp học online trong các lĩnh vực khác, v.v. Thêm nữa, theo quan sát của tôi đối với sự đình trệ kinh tế và nguồn lực liên quan đến nghiên cứu và tìm việc làm ở Mỹ trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế (vd 2007-2009) mà nói, kinh tế Mỹ có khả năng sẽ khủng hoảng nặng vào cuối năm nay đến hai năm sau nữa (đáy khủng hoảng 2021-2022) và bắt đầu hồi phục 2-3 năm sau đó (2024-2025). Do đó nếu con cụ nhập học vào năm 2021 và tốt nghiệp vào 2025 thì sẽ ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Đồng thời, con cụ còn có thể thử vận may nộp lại hồ sơ vào năm nay để kiếm học bổng và trường tốt hơn (nếu quy trình bảo lưu của trường hiện tại không cấm hành vi này).

2. Phần Lan có nền xã hội phát triển nhưng kinh tế và mức độ danh tiếng của giáo dục đại học trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt ở VN là khá khiêm tốn. Do vậy nếu du học PL mà nắm chắc được cơ hội làm việc và nhập tịch tại đây thì nên đi PL, nhưng nếu theo sở nguyện của bản thân và để tung hoành khắp thế giới sau này thì nên chọn hướng học ở Mỹ (còn tùy vào xếp hạng của trường của F1 và chuyên nghành tương lai)

3. Nguy cơ dịch bệnh virus Vũ Hán kéo dài trên diện rộng đến 3-4 năm sau là tương đối thấp, do đó khả năng lớn là con cụ sẽ phải học online học kỳ đầu hoặc toàn bộ năm đầu nhưng sẽ học offline vào 3 năm còn lại. Đây là một sự lựa chọn tốt nếu con cụ không có hoặc không muốn theo đuổi các dự án phát triển bản thân, không ngại lớp online, và muốn bắt đầu học càng nhanh càng tốt. Nguy cơ kinh tế và thử thách trong việc tìm việc làm cũng giảm mạnh vào thời điểm 4 năm sau.
 

pp9902

Xe đạp
Biển số
OF-676062
Ngày cấp bằng
22/6/19
Số km
31
Động cơ
104,431 Mã lực
Chào cụ, tôi là chủ của thớt "chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ" (https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/). Tôi có vài ý kiến như sau về trường hợp con cụ.

Hiện tại chính phủ Mỹ vẫn đang cấm người không có quốc tịch hoặc thẻ xanh sang Mỹ, vả lại không biết khi nào các đại sứ quán mở cửa lại để xử lý hồ sơ xin visa F1 (https://vn.usembassy.gov/vi/partial-resumption-of-immigrant-visa-processing-vi/). Lại thêm tình hình dịch bệnh ở Mỹ đang cực kỳ phức tạp, có thể nói là chưa khống chế được. Do vậy, khả năng con cụ kiếm được visa F1 (nếu chưa có) và vào được nước Mỹ để học offline vào tháng 9 tới đây là rất thấp.

Từ đó, ta xét đến 3 lựa chọn 1, 2, 3 như cụ liệt kê bên trên:

1. Đây là một sự lựa chọn tốt nếu con cụ có một số kế hoạch phát triển bản thân trong thời gian này. Nhất là khi VN mình không còn dịch và người dân được tự do đi lại trong nước, con cụ có thể làm tình nguyện viên, làm nghiên cứu thực địa, học thêm ngoại ngữ, nhạc cụ, lớp học online trong các lĩnh vực khác, v.v. Thêm nữa, theo quan sát của tôi đối với sự đình trệ kinh tế và nguồn lực liên quan đến nghiên cứu và tìm việc làm ở Mỹ trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế (vd 2007-2009) mà nói, kinh tế Mỹ có khả năng sẽ khủng hoảng nặng vào cuối năm nay đến hai năm sau nữa (đáy khủng hoảng 2021-2022) và bắt đầu hồi phục 2-3 năm sau đó (2024-2025). Do đó nếu con cụ nhập học vào năm 2021 và tốt nghiệp vào 2025 thì sẽ ít chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Đồng thời, con cụ còn có thể thử vận may nộp lại hồ sơ vào năm nay để kiếm học bổng và trường tốt hơn (nếu quy trình bảo lưu của trường hiện tại không cấm hành vi này).

2. Phần Lan có nền xã hội phát triển nhưng kinh tế và mức độ danh tiếng của giáo dục đại học trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt ở VN là khá khiêm tốn. Do vậy nếu du học PL mà nắm chắc được cơ hội làm việc và nhập tịch tại đây thì nên đi PL, nhưng nếu theo sở nguyện của bản thân và để tung hoành khắp thế giới sau này thì nên chọn hướng học ở Mỹ (còn tùy vào xếp hạng của trường của F1 và chuyên nghành tương lai)

3. Nguy cơ dịch bệnh virus Vũ Hán kéo dài trên diện rộng đến 3-4 năm sau là tương đối thấp, do đó khả năng lớn là con cụ sẽ phải học online học kỳ đầu hoặc toàn bộ năm đầu nhưng sẽ học offline vào 3 năm còn lại. Đây là một sự lựa chọn tốt nếu con cụ không có hoặc không muốn theo đuổi các dự án phát triển bản thân, không ngại lớp online, và muốn bắt đầu học càng nhanh càng tốt. Nguy cơ kinh tế và thử thách trong việc tìm việc làm cũng giảm mạnh vào thời điểm 4 năm sau.
Chào cụ, cám ơn cụ đã tư vấn rất nhiệt tình với nick cũ, và trong tình hình mới này cụ lại tâm huyết phân tích cặn kẽ cho cháu. Có lẽ cháu sẽ chọn gap 1 kỳ, rồi tuỳ tình hình có thể gap thêm ạ. Cháu cũng mới bị huỷ lịch phỏng vấn visa rồi ạ. Tình hình này thì dù muốn cũng không thể đi được, mà học online thì cháu lại không muốn ạ.
 

hoangncibm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674290
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
1,553
Động cơ
122,260 Mã lực
Đi thôi cụ. Không chết được đâu.
 

mackyphong

Xe tải
Biển số
OF-186361
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
210
Động cơ
334,758 Mã lực
Nơi ở
Bắc ninh
cụ ơi, cho em tò mò chút. Tại sao trường của cháu cụ ko cho các con học online luôn mà lại chấm dứt việc học của các con nhỉ? Lạ quá.
Có cho học online hết kỳ vừa thi xong cụ ah. Việc học tại trường đến đầu năm tới mới học tiếp.
 

Vivuvip

Xe buýt
Biển số
OF-209687
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
643
Động cơ
318,286 Mã lực
Em thêm tin tức cho cụ nào chưa đọc.
Hàng nghìn sinh viên quốc tế có khả năng phải rời Mỹ

Thời sự quốc tế Thứ Ba, 07/07/2020 06:53:52 +07:00

VTC News) - Sinh viên quốc tế sẽ phải rời Mỹ nếu các trường đại học chuyển sang chỉ học trực tuyến.
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ ngày 6/7 thông báo sinh viên quốc tế đang theo học tại Mỹ sẽ phải rời nước này hoặc có thể gặp rủi ro bị trục xuất nếu các trường đại học tại đây chuyển sang chỉ học trực tuyến.

Trong thông cáo báo chí ngày 6/7, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ cho biết những sinh viên với một số loại thị thực nhất định bao gồm thị thực F-1 cho sinh viên quốc tế và thị thực M-1 cho các sinh viên tham gia các chương trình đào tạo sẽ có thể không tham gia toàn bộ chương trình học trực tuyến và ở lại Mỹ.

Cơ quan này cũng cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không cấp thị thực cho những sinh viên đã đăng ký vào các trường và/hoặc các chương trình hoàn toàn học trực tuyến cho học kỳ mùa Thu tới, đồng thời Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ cũng sẽ không cho phép những sinh viên này nhập cảnh vào Mỹ.

Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ cũng khuyến cáo những sinh viên hiện đang đăng ký học tại Mỹ phải rời Mỹ hoặc cân nhắc các biện pháp khác bao gồm chuyển tới các trường có giảng dạy trực tiếp để có thể ở lại Mỹ một cách hợp pháp. Cơ quan này cũng cho biết sẽ có ngoại lệ cho các trường đại học áp dụng mô hình kết hợp cả học trực tuyến và trực tiếp.

Quyết định này có thể sẽ ảnh hưởng tới hàng nghìn sinh viên nước ngoài đang theo học tại các trường đại học ở Mỹ hoặc tham gia các chương trình đào tạo cũng như học nghề hoặc các hoạt động phi học thuật. Theo số liệu của Bộ An ninh nội địa Mỹ, hiện có khoảng 1,1 triệu sinh viên nước ngoài được cấp thị thực để học ở Mỹ.

Chính phủ Mỹ đã tạm thời cho phép sinh viên quốc tế học trực tuyến nhiều hơn bình thường trong học kỳ mùa Xuân và mùa Hè vừa qua do đại dịch Covid-19 đã buộc nhiều trường phải đóng cửa. Tuy nhiên, theo quy định của chính phủ Mỹ, sinh viên đăng ký học tại các trường giảng dạy trực tuyến sẽ không đủ điều kiện để được cấp thị thực sinh viên.

Thông báo của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ được đưa ra trong bối cảnh khoảng 8% của gần 1.100 các trường đại học và cao đẳng của Mỹ có kế hoạch chỉ học trực tuyến vào học kỳ mùa Thu trong khi 23% cho biết sẽ kết hợp cả học trực tuyến và trực tiếp.

Khoảng 60% các trường ở Mỹ dự kiến sẽ tổ chức học trực tiếp và khoảng 8,5% đang cân nhắc các giải pháp khác.

Nguồn: https://vtc.vn/hang-nghin-sinh-vien-quoc-te-co-kha-nang-phai-roi-my-ar556273.html

 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực

Hôm nay có tin này mới làm em sực nhớ lại thớt này. Nếu theo tin này và nếu trường con cụ không có thay đổi gì trong cách giảng dạy thì bé sẽ không sang Mỹ được. Thôi thì an tâm ở nhà Gap year tận hưởng hoặc trau dồi thêm kiến thức ạ.

Mỹ đi nước đi này ngộ và kì lạ quá. UK trước giờ khó hơn mà đợt dịch này họ cũng auto gia hạn visa cho học sinh được hai đợt rồi. Mỹ không những không hỗ trợ auto gia hạn mà giờ còn thêm tin này nữa :D
 

Aline

Xe tải
Biển số
OF-533579
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
384
Động cơ
166,319 Mã lực
Cái này cũng chỉ ảnh hưởng một số ít trường online 100% thôi. Còn các trường học trộn lẫn 2 hình thức vừa online một ít, vừa lên lớp một ít thì không sao cả. Chắc là nước đi của Chăm, theo hướng mở cửa các thứ trở lại. Nếu không mở thì chịu thiệt thòi thu nhập và mất khách hàng (sinh viên, học sinh).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top