Pr và LĐ là Tp di sản phải bảo tồn rồi cụ ạ, còn khu mới nó cũng cho xây cao vút rồi
Hồ Tây có phải là di sản quái đâu mà phải bắt xây thấp? Nhà e ở cạnh Hồ Tây nhưng e chả ủng hộ cái quy hoạch chỉ nhà biệt thự, thấp tầng chiếm lĩnh vị trí đắc địa của HT
Mà cụ có biết cái tích của tháp Ép phen kia ko?
Giảm học phí Early Bird và Old Bird Dòm Ngó Ngay “Về phía Tây thành Hà Nội có một cái hồ mà người ta đã chịu khó ngăn đôi ra bằng một con đường để cho nó thành ra hai cái hồ…” Số Đỏ – Vũ Trọng Phụng Về mặt khoa học, Hồ Tây chỉ là …
chiep.co
HỒ TÂY VÀ NỖI BUỒN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
Về mặt khoa học, Hồ Tây chỉ là một cái hồ nước bình thường, tức là một vũng nước to trong thành phố. Nhưng đối với người Hà Nội, nhất là với thanh niên, Hồ Tây là một chỗ vô cùng thiêng liêng. Trong phim Mỹ, hễ trong lòng có tâm sự thì người ta đi nhà thờ tâm sự với Chúa, còn thanh niên Hà Nội buồn sẽ lên Hồ Tây.
Tôi đố các bạn tìm được một người Hà Nội nào chưa từng lên Hồ Tây lúc buồn.
Ngày xưa hồ tên là Lãng Bạc, đường ra hồ tên là Cổ Ngư. Nghe tên thôi đã muốn nẫu hết cả ruột. Mà đúng là như thế, từ xửa xừa xưa, ít nhất là từ thế kỷ 15, Hồ Tây luôn gắn với hình ảnh suy tư buồn bã. Vua chúa thi nhân đi chơi hồ này về xong ai cũng phải thốt lên là buồn chết đi được.
Sang đến thế kỷ 21 mọi chuyện cũng không khá hơn là mấy. Dù đã có Facebook, Instagram để xả cảm xúc, nhưng có vẻ đối với người Hà Nội không gì thay thế được Hồ Tây. Có một loại người hễ cứ động chuyện gì cũng mò lên đấy ngồi thì mới chịu.
Cãi nhau với người yêu: lên hồ.
Chia tay: lên hồ.
Bị đuổi việc: lên hồ.
Thấy cuộc sống mông lung: lên hồ.
Vân vân và vân vân.
Hồ Tây còn một đặc trưng nữa là vắng vẻ. Lúc chán không ai muốn ngồi một mình trong phòng, nhưng ra phố thì lại quá đông. Hồ Tây mang đến một trạng thái đặc biệt: bạn vừa được ở ngoài đường mà lại vừa được ở một mình.
Nhưng nói đến đây phải giải thích thêm một chuyện là tại sao Hồ Gươm, một cái hồ danh giá nằm ngay giữa thủ đô, lại không đạt được trạng thái thoát tục như Hồ Tây? Tôi nghĩ lời giải thích có thể tóm gọn trong một câu
“Bụt chùa nhà không thiêng”. Cái gì ở gần mình quá thì mình không cho là đặc sắc.
Gần ở đây không phải khoảng cách địa lý, vì không phải nhà ai cũng gần hồ Gươm; tôi muốn nói đến cái gần về cảm giác. Dù bạn ở bất cứ chỗ nào trong Hà Nội, đi ra hồ Gươm luôn có vẻ gần mà đi ra Hồ Tây luôn có vẻ xa.
Tuy có ý nghĩa hệ trọng với tâm hồn thanh niên như vậy, nhưng tôi thấy người Hà Nội không giữ gìn Hồ Tây mà chỉ phá thêm. Nhà cửa xây mới liên tục làm mất đi không khí trong lành, bây giờ Hồ Tây toàn bụi xây dựng và khói xe. Mười năm trước trải chiếu ngồi trên vỉa hè Hồ Tây là ý tưởng chấp nhận được vì gần như không có xe cộ qua lại, nhưng bây giờ đường Quảng An hay Nguyễn Đình Thi buổi chiều bụi bặm chẳng khác nào vỉa hè Trường Chinh. Tôi cũng sợ mấy nhà cao tầng đang xây và một loạt quán xá mới rồi chỉ đem lại tắc đường, trong khi đường ven hồ vốn đã bé. Nếu một ngày kia Hồ Tây không còn là chốn xa xăm vắng vẻ nữa, mỗi buổi chiều gió mát thấy trong lòng buồn bã người Hà Nội biết sẽ phải đi đâu?