Vua Jayavarman bảy của đế chế Khơ-me được xem là triều đại hùng mạnh nhất trong các vị vua trước và sau đó. Trong thời đại của ông, đế chế được mở rộng đến những biên giới xa xôi nhất, cùng với việc ông giành chiến thắng trước kẻ thù lớn nhất của đế chế lúc bây giờ là vương quốc Chăm-pa khi ông dẫn dắt quân đội Khơ-me tấn công và giành chiến thắng trước đội quân Chăm, cũng như cướp phá kinh đô của họ. Đây là một chiến thắng bước ngoặc của ông mà các vị vua trước đó chưa làm được, thậm chí là sau khi vua Suryavarman đệ nhị qua đời, kinh đô “hoành trang’ Angkor Wat còn bị quân Chăm tấn công và cướp bóc và sau là vua cha của ông. Chẳng những giành được chiến công hiển hách, mà ông còn mở rộng bờ cõi tới tận Viêng-chăn và khu vực phía bắc (lãnh thổ Lào ngày nay), phía nam đến tận sông Kraburi nằm ở biên giới giữa Thái-Miến Điện-Mã Lai ngày nay.
Vô số các công trình kiến trúc Khơ-me giành cho Phật giáo được tạo ra dưới thời của ông, một người con phật tử của nhánh Mahayana, như Ta Prohm, Neak Pean, Preah Khan, v.v. . . Đây cũng là một bước đánh dấu sự chuyển thể hệ tư tưởng từ Ấn Độ giáo sang Phật giáo, sự chuyển đổi này làm cho đất nước trở nên rối loạn vì cả quốc gia đều đang nằm dưới sự ảnh hưởng của Ấn Độ giao trước đó, điều này khiến cho đế quốc suy yếu rất nhanh, nhất là sau khi Jayavarman bảy qua đời, kết thúc thời kỳ đỉnh cao vàng son của đế chế Khơ-me lừng lẫy.
Tượng của vua Jayavarman bảy nằm ngay trung tâm đền Angkor Thom
Lối kiến trúc Bayon luôn làm say đắm nhiều nhà nghiên cứu đến với nó, trên đỉnh các tháp bao quanh đền gồm nhiều mặt Bayon với nụ cười vừa mang tính phúc hậu, hiền lương theo kiểu nhà Phật dựa trên gương mặt của vua Jayavarman bảy, một con người đã chọn con đường Phật giáo Mahayana khác hẳn với cha, ông của mình trước đó và con, cháu mình sau này. Đỉnh mỗi tháp là một khối lập phương bốn mặt, đỉnh đầu của bốn mặt được trang trí theo hoa sen, một trong những biểu tượng gắn liền với Phật giáo.
Đỉnh tháp bốn mặt Bayon, với đỉnh đầu của nó được trang trí tượng dựa hình hoa sen
Gương mặt với nụ cười bí hiểm này đã gây ám ảnh bao người
Trên tường là vô số các hình ảnh được khắc lại về cuộc sống trong xã hội của họ vào thời điểm trên, về quân đội đế chế và các cuộc chiến và chinh phục của họ, các đoàn ngoại giao từ Trung Quốc, các apsara và devata. Các huyền thoại trước đó, về đạo Hin-đu cùng với các vị thần trong Ấn giáo như Vishnu, Shiva, Brahma, các linh thú như Garuda. Tuyên nhiên bên trong trung tâm từng một thời là nơi đặt tượng về Đức Phật, nhưng nó đã bị phá hủy khi những người trung thành với Ấn giáo quay trở lại.
Các bức điêu khắc trên tường về cuộc sống chốn cung đình, xã hội xunh quanh và thần thoại
Mà cái mùa này ác thật, chả biết khi nào nó mưa để mà lần, đang đi ngon lành thì mưa đổ xuống mà trong này lại không có chỗ chứa nữa. Đành đứng giữa hai mẻm đá, hơi ướt hai bên nhưng thế là còn may vì mưa mà không có gió thổi nên đỡ biết bao. Sáng vào cửa đã thấy đông nghịt người, sao mà ở đây không bị chen lấn cho lắm, lượng khách ra vào cũng vừa phải thôi à. Khám phá xong Angkor Thom rồi, ra kiếm tên xế để lăn bánh đi điểm tiếp theo.
Ra tới nơi kiếm hắn, bắt đầu thấy cảnh “nhày” rồi, hắn chỉ muốn đi thêm 2 – 3 cái đền nữa thì thôi, đâu giỡn mặt vậy được. Sau một hồi chuyện trò, tâm sự, thì mình và hắn vẽ nên những điểm mà mình muốn đi và hắn cũng ok với những “địa điểm” đó. Đổi lại, ngày hôm sau, mình sẽ thuê hắn đi tiếp đến cái địa điểm mà mình mong đợi nhất trong chuyến đi này.