Hi các cụ,
Em lập thread chia sẻ về thú chơi đồng hồ đeo tay cổ (vintage), em thấy hình như chưa ai chia sẻ về topic này, không biết diễn đàn có cụ nào cùng sở thích không.
Em 9x đời đầu, tương đối trẻ đối với các cụ chơi vintage, nhưng được cái em yêu thích và có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu từ nhiều nguồn. Không ai có thể vỗ ngực rằng ta đây biết hết tất cả mọi thứ, nên những bài viết trong thread này chỉ mang tính chất chia sẻ mở đầu, giới thiệu và hi vọng tạo sân chơi trao đổi kiến thức cho các cụ cùng sở thích và đam mê. Chắc chắn có các anh, các chú ngoài kia hiểu biết hơn em rất nhiều.
Trong phạm vi bài viết, với em đồng hồ vintage là những chiếc đồng hồ cơ (tự động hoặc lên dây), được sản xuất từ những năm 60-70 trở về trước. Brand chủ yếu: Omega, Longines, Seiko, Citizen, Rolex,...
Đầu tiên,
Em gọi là thú chơi
đồng hồ vintage vì nó có đủ 3 yếu tố:
- Thú chơi cần có
sự tìm hiểu: Tìm hiểu về lịch sử của chiếc đồng hồ, biết về điều đặc biệt của chiếc đồng hồ mình đang đeo, đặc biệt ở thiết kế, đặc biệt ở bộ máy, hay đặc biệt ở câu chuyện.
Em lấy ví dụ:
4 mẫu đồng hồ dưới đây đều được thiết kế bởi 1 nhà thiết kế huyền thoại Gerald Genta. Ngày nay, rât nhiều cụ biết đến Royal Oak hay Nautilus. Nhưng ít người biết rằng chúng còn có những người anh em cùng cha rất đặc biệt trong giới vintage, như chiếc Omega bát quái, càng gãy hay chiếc Universal Polerouter này.. Để mua được một chiếc Royal Oak hay Nautilus chỉ cần có $, thật nhiều $. Còn để mua được một chiếc Omega hay UG vintage ưng ý cần có kiến thức và sự kiên trì.
- Thú chơi cần có
sự săn tìm: Sau khi đã tìm hiểu và chọn được một mẫu mà mình thấy hứng thú đến giai đoạn cũng thú vị không kém đó là săn tìm. Săn được một mẫu vintage ưng ý và “chuẩn” không phải là chuyện đơn giản. Em sẽ nói rõ hơn ở những phần sau.
- Và cuối cùng, đã là thú chơi thì sẽ
tốn tiền. Các cụ đừng nghe ai nói mua con này con kia đeo chán bán đi vẫn có lãi, không có chuyện đó trừ khi các cụ là thợ (thợ chắc gì đã ngon
), còn đã là người chơi xác định chơi là lỗ, có lãi là lãi ở hai cái trên, được thú vui tìm hiểu và săn lùng. Giống như chuyện tình yêu, sướng nhất là giai đoạn tìm hiểu, tán tỉnh cưa cẩm rồi mới đến x. Đúng không các cụ
)
“Đồng hồ là một thú vui, không phải một khoản đầu tư.”
Được cái là nếu các cụ tìm và săn tốt thì nó sẽ là một thú chơi lành mạnh cả về vật chất và tinh thần.
Đến phần tiếp theo,
Tiêu chí để chọn được một chiếc đồng hồ vintage chuẩn, có 3 yếu tố quan trọng nhất:
-
Độ nguyên bản: Đây là yếu tố quan trọng nhất, nhưng nhiều người chơi mới lại ít quan tâm nhất. Nguyên bản ở đây được hiểu là: Mặt số nguyên bản không vẽ lại, vỏ nguyên bản, máy nguyên bản và đúng đời, sau đó đến núm, dây khoá, mặt kính… Đối với đồng hồ vintage 50% giá trị nằm ở phần mặt số. Người chơi mới thường sẽ bị dính những quả kiểu như mặt số vẽ lại hoặc hàng dựng theo kiểu zombie. Đây là kết quả của phần tìm hiểu.
-
Tình trạng: Sau nguyên bản là đến tình trang. Một chiếc đồng hồ nguyên bản nhưng cũ nát, không thể nào so sánh với một chiếc đồng hồ nguyên bản nhưng như mới được. Tình trạng càng tốt thì chiếc đồng hồ vintage càng có giá trị. Đây là kết quả của phần săn tìm.
-
Độ quý hiếm: Cái này chắc em không cần giới thiệu nhiều, số lượng càng ít, đời càng sâu thì giá trị sưu tầm càng cao. Đây là phần rơi tiền nhiều nhất.
Em lấy ví dụ:
Omega có dòng Speedmaster, những chiếc Speedy đời mới được sản xuất với công nghệ tiên tiến có giá khoảng 100-200tr, nhưng những chiếc speedmaster đời đầu trong tình trạng tốt, có thể dễ dàng bán với giá từ 200-300tr đến vài tỷ đồng???
Bên trái: Omega SpeedMaster 2915-1 máy 321 được sản xuất khoảng năm 1957-1959 Giá: khoảng 100k US khá hiếm
Bên phải: Omega SpeedMaster 2915 tái bản năm 2017 kỷ niệm 60 năm. Giá : khoảng 8-9k US dễ tìm
Có rất nhiều những ví dụ kiểu như này, em lấy tạm 1 cái trước.
Em sẽ tạm kết phần lan man ở đây. Khi có thời gian em sẽ đi vào một vài mẫu cụ thể, kèm theo thông tin và phân tích để các cụ cùng trao đổi về sở thích này. Biết đâu lại nghiện ạ.
P/s: Giá trong bài viết chỉ mang tính chất thời điểm và tham khảo.
Em không phải nhà thơ nên câu cú có thể lủng củng, các cụ thông cảm.
Thân chào các cụ.