badman1 : F1 của cụ năm nay học lớp mấy rồi? Em hỏi vậy thôi, cụ có thể không cần phải trả lời.
Em đã trải qua, kinh nghiệm còn tươi mới, sẽ thử trả lời vài ý của cụ, nếu có chút gì giống như phản biện, cụ thông cảm.
Hạn chế/ kiểm soát việc thể hiện các hành động, cảm xúc tiêu cực như cãi nhau, mắng con nặng lề ảnh hưởng tâm lý, suy nghĩ của các con.
Mong muốn này hoàn toàn chính đáng nhưng thực hiện được thì khó vì nó phụ thuộc vào hai thứ thuộc về bố mẹ: bản tính tự nhiên, và mức độ tu dưỡng. Nếu cả hai thứ này đều ổn thì OK, không cần bàn. Nhưng nếu không thì việc cố gắng đạt được như ý của cụ sẽ biến cuộc sống của cả gia đình trở thành smt như là giả tạo. Nên cẩn trọng. Mọi thứ luôn thay đổi nhưng có thứ bất biến, đó là thái độ tôn trọng giành cho các thành viên trong gia đình. Không ngại nói lời xin lỗi, dù đó là lời xin lỗi các con.
Tăng thời gian bên con, là bạn của con và lắng nghe các con chia sẻ, thể hiện cảm xúc, để cùng gỡ/hướng dẫn cho con.
Thực tế, chúng ta ít có thời gian bên con, và các con cũng không hề muốn bố mẹ lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Hãy tôn trọng khoảng trời riêng nhưng phải quan tâm, rất mực quan tâm đến mức chỉ thoáng qua đã biết nguyên nhân của chút thoáng buồn trên gò má (con gái), chút hậm hực trong ánh mắt (con zai). Khi những trường hợp na ná như vậy xuất hiện, bố mẹ phải là ông anh xã hội, bà chị xã hội, tức là một người có đủ uy tín nhờ vào thái độ đàng hoàng, tử tế, vốn sống dầy dặn với lời sẻ chia chân thành, không vụ lợi. Mọi áp đặt, lèo lái, giáo điều đều vô ích và phản dame. Tạo dựng niềm tin nơi trẻ không phải là việc quá khó.
Em thấy cụ dùng hơi nhiều từ
tích cực. Hãy hiểu rõ ý nghĩa của từ này.
Ngăn cấm, kiểm soát hay hạn chế trẻ nhỏ ở bất kỳ lĩnh vực nào đều không tốt bởi cuộc sống muôn màu muôn vẻ, phải biết xấu xa thì mới tường tận giá trị của tốt đẹp, giống như phải có vấp ngã thì mới biết đứng dậy vậy: vấp ngã là chuyện thường, biết đứng dậy sau khi ngã mới là hay. Cũng thế, biết tốt, biết xấu mới là kiến thức căn cơ. Chuyện đó trẻ không biết được đâu, chỉ có 'ông anh xã hội' mới truyền dạy được. Trẻ nhỏ như Tôn ngộ Không, đừng đội cho con chiếc vòng kim cô, để rồi tài năng bẩm sinh (nếu có) sẽ bị chôn vùi 500 năm dưới núi Ngũ hành.
Nuôi dưỡng một đứa trẻ giống như trồng một cây xanh. Có người muốn ngày ngày chăm sóc, cắt lá bẻ cành, dùng dây nhôm để uốn éo thành ra thế nọ thế kia, sáng bưng ra tối mang vào, thúc phân bón hóa chất cốt sao cho cây ra được những bông hoa kỳ thú. Có người lại để cho cây uống sương, ngậm nắng, cành lá sum xuê, chim chóc ríu rít, thuận theo tự nhiên mà trưởng thành... Nói chung đó đều là những viẹc rất khó.