- Biển số
- OF-158
- Ngày cấp bằng
- 8/6/06
- Số km
- 1,638
- Động cơ
- 597,359 Mã lực
Động cơ Wankel là một loại động cơ pít tông tròn được gọi theo tên của nhà phát minh Felix Wankel. Trong một động cơ Wankel pít tông có dạng hình tam giác có góc tròn quay trong một hộp máy hình bầu dục. Mỗi một cạnh của tam giác tương ứng với một pít tông, trên mặt cạnh này có khoét lõm tạo thành buồng đốt. Khi piston quay được một vòng thì trục khủyu quay được 3 vòng. Do luôn luôn chỉ quay theo một chiều nên động cơ chạy rất êm.
Động cơ pít tông tròn có cấu tạo nhỏ gọn và không cần có bộ phận điều khiển van. Nguyên tắc của động cơ này tương ứng với động cơ Otto, cũng có 4 thì nạp - nén - nổ - xả. Tất cả 4 thì thay vì hoạt động trong một lần chuyển động lên và xuống của pít tông đều xảy ra trong một lần quay của pít tông. Khi piston tam giác quay thì truyền lực cho một hệ thống lệch tâm đặc biệt để đưa ra trục khủyu.
Năm 1957, sau gần 30 năm làm việc tìm tòi nghiên cứu, kỹ sư Đức Wankel đã phát minh ra động cơ này. Động cơ vỏ nhôm, dung tích công tác khoảng 125cm3, nặng 11kg, công suất đạt được 45 mã lực, trục quay đạt tới vận tốc góc 17.000 vòng/phút.
Bị ám ảnh bởi ý tưởng chế tạo một động cơ đốt trong mà lại nhỏ gọn như động cơ điện, nhất là loại bỏ được hệ thống biến chuyển động tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay của trục khuỷu. Từ việc giải được một bài toán quỹ tích phức tạp, ông Wankel đã chế tạo được một xilanh có hình cong khác thường. Trên thânh xilanh có tạo các cửa nạp và cửa thải, dùng để nạp hoà khí và thải khí xả. Việc đóng mở các cửa nạp và cửa thải này không phải bằng các van soupape mà bằng chính thân roto . Việc đánh lửa được Ông Wankel giải quyết bằng hai chiếc nến đánh lửa. Như vậy trên sơ đồ chúng ta thấy động cơ rôto Wankel hoạt động theo chu trình 4 kỳ. Đặc điểm dẽ nhận thấy là việc truyền động lực từ rôto ra ngoài trục cơ thông qua hệ bánh răng bên trong rôto và bên ngoài trục cơ. Như vậy chuyển động của rôto sẽ là chuyển động hành tinh. Tỷ số truyền phụ thuộc vào tỷ số răng của rôto so với trục cơ.
Từ khi động cơ đốt trong ra đời, người ta đau đầu về việc thu gọn thể tích động cơ, bằng cách thiết kế xilanh hình chữ V, X, I mà động cơ không thu gọn được là bao. Nhưng Wankel đã giải được bài toán. Trước Ông đã có nhiều kỹ sư, nhiều nhà phát minh nghiên cứu về động cơ rôto. Việc đến với kết quả như trên của Wankel cũng không phải là dễ dàng. Cũng cùng suy nghĩ với các vấn đề kích thước động cơ đốt trong, năm 1929 ông nghiên cứu loại động cơ hai xilanh đối đỉnh. Đến năm 1936 Ông chuyển hẳn sang nghiên cứu động cơ rôto.
Động cơ rôto ngay từ khi ra đời không được chào đón nồng nhiệt cho lắm, do hình dạng kỳ dị của xilanh và rôto. Các hãng xe hơi lúc này đã đi vào sản xuất với dây chuyền công nghệ ổn định. Việc phát triển một công nghệ mới phức tạp và chi phí cao này đặt ra nhiều bài toán mà không phải ai cũng hiểu và giải được. Do đó đến năm 1967, khi người Nhật sang đặt mua phát minh, người Đức lập tức bán luôn. Kết quả là những chiếc Mazda sport hiện nay đang làm mưa làm gió nhờ tính gọn nhẹ của động cơ và tốc độ cực cao của nó. Hiện nay hãng Mazda vẫn đang đi đầu trong công nghệ chế tạo động cơ rôto Wankel lắp trên xe của mình.
Sau động cơ rôto ba cạnh, người ta chế tạo động cơ rôto hình sao năm cánh, bảy cánh nhưng thiết kế của Vanken vẫn là tối ưu nhất cho loại động cơ này.
Khi động cơ rôto Vanken đã có chỗ đứng của mình trong đại gia đình động cơ đốt trong, nhưng vẫn chỉ hoạt động theo chu trình Cácnô mà vẫn không hoạt động được theo chu trình Điêden, vì khó đạt được tỷ số nén cao như yêu cầu của động cơ Điêden nói chung. Cuối cùng thì hãng Rôn Roixơ (Anh) đã đạt được giải pháp, đấu hai chiếc động cơ rôto lại với nhau, một chiếc nhỏ làm nhiệm vụ tăng áp cho chiếc lớn. Loại động cơ nay được ứng dụng trên xe tăng hạng nhẹ và trung của Anh, khá tốt vì có dư nhiều chỗ cho trang thiết bị và khí tài.
Vào đây để xem động cơ Wankel hoạt động như thế nào!
Động cơ pít tông tròn có cấu tạo nhỏ gọn và không cần có bộ phận điều khiển van. Nguyên tắc của động cơ này tương ứng với động cơ Otto, cũng có 4 thì nạp - nén - nổ - xả. Tất cả 4 thì thay vì hoạt động trong một lần chuyển động lên và xuống của pít tông đều xảy ra trong một lần quay của pít tông. Khi piston tam giác quay thì truyền lực cho một hệ thống lệch tâm đặc biệt để đưa ra trục khủyu.
Năm 1957, sau gần 30 năm làm việc tìm tòi nghiên cứu, kỹ sư Đức Wankel đã phát minh ra động cơ này. Động cơ vỏ nhôm, dung tích công tác khoảng 125cm3, nặng 11kg, công suất đạt được 45 mã lực, trục quay đạt tới vận tốc góc 17.000 vòng/phút.
Bị ám ảnh bởi ý tưởng chế tạo một động cơ đốt trong mà lại nhỏ gọn như động cơ điện, nhất là loại bỏ được hệ thống biến chuyển động tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay của trục khuỷu. Từ việc giải được một bài toán quỹ tích phức tạp, ông Wankel đã chế tạo được một xilanh có hình cong khác thường. Trên thânh xilanh có tạo các cửa nạp và cửa thải, dùng để nạp hoà khí và thải khí xả. Việc đóng mở các cửa nạp và cửa thải này không phải bằng các van soupape mà bằng chính thân roto . Việc đánh lửa được Ông Wankel giải quyết bằng hai chiếc nến đánh lửa. Như vậy trên sơ đồ chúng ta thấy động cơ rôto Wankel hoạt động theo chu trình 4 kỳ. Đặc điểm dẽ nhận thấy là việc truyền động lực từ rôto ra ngoài trục cơ thông qua hệ bánh răng bên trong rôto và bên ngoài trục cơ. Như vậy chuyển động của rôto sẽ là chuyển động hành tinh. Tỷ số truyền phụ thuộc vào tỷ số răng của rôto so với trục cơ.
Từ khi động cơ đốt trong ra đời, người ta đau đầu về việc thu gọn thể tích động cơ, bằng cách thiết kế xilanh hình chữ V, X, I mà động cơ không thu gọn được là bao. Nhưng Wankel đã giải được bài toán. Trước Ông đã có nhiều kỹ sư, nhiều nhà phát minh nghiên cứu về động cơ rôto. Việc đến với kết quả như trên của Wankel cũng không phải là dễ dàng. Cũng cùng suy nghĩ với các vấn đề kích thước động cơ đốt trong, năm 1929 ông nghiên cứu loại động cơ hai xilanh đối đỉnh. Đến năm 1936 Ông chuyển hẳn sang nghiên cứu động cơ rôto.
Động cơ rôto ngay từ khi ra đời không được chào đón nồng nhiệt cho lắm, do hình dạng kỳ dị của xilanh và rôto. Các hãng xe hơi lúc này đã đi vào sản xuất với dây chuyền công nghệ ổn định. Việc phát triển một công nghệ mới phức tạp và chi phí cao này đặt ra nhiều bài toán mà không phải ai cũng hiểu và giải được. Do đó đến năm 1967, khi người Nhật sang đặt mua phát minh, người Đức lập tức bán luôn. Kết quả là những chiếc Mazda sport hiện nay đang làm mưa làm gió nhờ tính gọn nhẹ của động cơ và tốc độ cực cao của nó. Hiện nay hãng Mazda vẫn đang đi đầu trong công nghệ chế tạo động cơ rôto Wankel lắp trên xe của mình.
Sau động cơ rôto ba cạnh, người ta chế tạo động cơ rôto hình sao năm cánh, bảy cánh nhưng thiết kế của Vanken vẫn là tối ưu nhất cho loại động cơ này.
Khi động cơ rôto Vanken đã có chỗ đứng của mình trong đại gia đình động cơ đốt trong, nhưng vẫn chỉ hoạt động theo chu trình Cácnô mà vẫn không hoạt động được theo chu trình Điêden, vì khó đạt được tỷ số nén cao như yêu cầu của động cơ Điêden nói chung. Cuối cùng thì hãng Rôn Roixơ (Anh) đã đạt được giải pháp, đấu hai chiếc động cơ rôto lại với nhau, một chiếc nhỏ làm nhiệm vụ tăng áp cho chiếc lớn. Loại động cơ nay được ứng dụng trên xe tăng hạng nhẹ và trung của Anh, khá tốt vì có dư nhiều chỗ cho trang thiết bị và khí tài.
Vào đây để xem động cơ Wankel hoạt động như thế nào!
Chỉnh sửa cuối: