[Công nghệ] Động cơ tăng áp thực sự có tiết kiệm nhiên liệu hay không?

Lê Hoàng CN

Xe buýt
Biển số
OF-488983
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
942
Động cơ
698,423 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Hà Nội
- Động cơ tăng áp, dung tích nhỏ, hiệu suất lớn, công suất lớn. Thực sự về việc tiết kiệm nhiên liệu ra sao?
- Kính mong các cụ có kinh nghiệm trong thực tế sử dụng các xe có sử dụng động cơ tăng áp viết các bài để anh em trong diễn đàn được mở rộng tầm mắt và nâng cao kiến thức về kỹ thuật với ạ!
 

Lê Hoàng CN

Xe buýt
Biển số
OF-488983
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
942
Động cơ
698,423 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Hà Nội
Em xin trích dẫn 1 bài trên báo:
Động cơ tăng áp – hiệu suất cao có đi kèm tiết kiệm nhiên liệu?

Một số hãng xe nói rằng tua-bin tăng áp của họ cung cấp khả năng khả năng tăng tốc nhanh chóng, lại tiết kiệm xăng, nhưng thực tế cần được xem xét.
Xe tăng áp cho phép nhà sản xuất giữ cho sức mạnh đầu ra cao trong khi động cơ nhỏ gọn hơn vì mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu. Nhưng phần lớn chỉ số dặm/gallon đáng tự hào sẽ mất đi khi người điều khiển đạp chân ga và tận hưởng hiệu suất cao mà tăng áp mang lại.
Hệ thống tăng áp vẫn sẽ phát triển rộng rãi bởi các hãng xe phải giảm kích thước động cơ xăng để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn môi trường đang dần thắt chặt. Ước tính, số xe tích hợp động cơ tăng áp sẽ chiếm 25% tổng số xe mới tại thị trường Bắc Mỹ vào năm 2017, theo dự đoán của LMC Automotive. Nhưng hạn chế của tăng áp như tiết kiệm nhiên liệu để lại rất nhiều cơ hội cho động cơ diesel, hybrid và động cơ điện trong những năm tới.
Ấn tượng từ một số quảng cáo của Ford Motor Co. cho thấy hãng xe đang mong muốn phát huy tiềm năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ tăng áp EcoBoost. Bản thân cái tên động cơ đã ngụ ý rằng một tua-bin tăng áp kết hợp giữa tiết kiệm nhiên liệu (Eco) và hiệu suất (Boost).
Với Chevrolet, một biểu ngữ lớn trên trang web gần đây đã giới thiệu về mẫu xe Cruze Eco với động cơ tăng áp 1.4 lít có chỉ số tiêu thụ nhiên liệu “42 dặm/gallon và chẳng phải hi sinh niềm vui thích” cho thấy chiếc xe vẫn có thể đảm bảo tính tiết kiệm ngay cả khi người lái sử dụng tăng áp thường xuyên.

Con số thực tế
Bất chấp chiến dịch marketing cho khả năng tiết kiệm của động cơ tăng áp, con số thực tế lại phản ánh điều ngược lại.
Ví dụ mẫu xe Dodge Dart với động cơ tăng áp 1.4 lít đạt thông số 39 dặm/gallon trên đường cao tốc theo đánh giá của EPA. Nhưng trong thử nghiệm thực tế gần đây của tạp chí Car and Driver, Dart đạt điểm thấp hơn 39 dặm/gallon bởi biên tập viên gắn một đồng hồ đo nhiên liệu vào xe để lấy kết quả chính xác về khả năng tiết kiệm. Theo tạp chí này, tại tốc độ 120 km/h trên đường cao tốc và với điều hòa không khí đang bật, máy tính trên xe cho thấy chỉ số tiêu hao trung bình là 33 dặm/gallon. Để đạt được con số xấp xỉ 40 dặm/gallon sẽ cần tới sự kiên nhẫn và tốc độ chậm hơn khá nhiều.
“Khi nhắc đến tăng áp, chúng ta thường nghĩ ngay đến hiệu suất, nhưng khi bạn lái xe càng nhanh, khả năng tiết kiệm nhiên liệu càng kém” – Mike Omotoso, quản lý cấp cao về dự báo hệ thống truyền lực của LMC Automotive cho biết.
Consumer Reports gần đây cũng tiến hành thử nghiệm với 11 mẫu xe tăng áp từ 7 hãng khác nhau để kiểm tra khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Kết quả với lộ trình kết hợp giữa đường trong thành phố và đường cao tốc cho thấy tất cả các xe đều đạt chỉ số thấp hơn vài dặm cho mỗi gallon so với ước tính của EPA.
Ngoài ra, xét trên khía cạnh kinh tế, người tiêu dùng thường phải trả thêm ít nhất 1,000 USD cho động cơ tăng áp mà trong nhiều trường hợp, sau khi tính toán, lại không tiết kiệm nhiên liệu bằng động cơ thông thường.
Hãng xe Honda đã lặng lẽ tháo bỏ động cơ tăng áp 4 xy-lanh, dung tích 2.4 lít trên mẫu xe Acura RDX 2013 và thay thế bằng một động cơ không tăng áp lớn hơn để có thể tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn. Động cơ tăng áp, theo đánh giá của EPA đạt mức tiêu hao 19 dặm đường thành thị/ 24 dặm đường cao tốc/ 21 dặm đường kết hợp cho mỗi gallon nhiên liệu đã được thay thế bằng động cơ V-6 dung tích 3.5 lít với mức tiêu hao 20 dặm đường thành thị/ 28 dặm đường cao tốc/ 23 dặm đường kết hợp.
Các biên tập viên của trang web pickuptrucks.com đã đặt hai chiếc xe Ford F-150s vào một thử nghiệm sức kéo, một chiếc sử dụng động cơ V-6 tăng áp kép, chiếc còn lại sử dụng động cơ V-8 dung tích 5.0 lít. Phần thắng trong cuộc thi tiết kiệm nhiên liệu thuộc về động cơ lớn hơn, 9.4 dặm/gallon cho động cơ V-8 so với 7.2 dặm/gallon với động cơ V-6 EcoBoost.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của hãng Ford cho biết khách hàng hoàn toàn hài lòng với hệ thống tăng áp của mẫu xe bán tải F-150. Tiết kiệm nhiên liệu là tiêu chí xem xét hàng đầu của khách hàng khi lựa chọn động cơ EcoBoost. Dữ liệu cho thấy, F-150 dẫn đầu trong danh sách những mẫu xe bán tải hạng nhẹ khiến khách hàng hài lòng về tính kinh tế.
Ford đã rất tích cực với hệ thống tăng áp. Khoảng 80% đại lý xe ở Bắc Mỹ có sẵn tùy chọn động cơ EcoBoost, là sự kết hợp giữa bộ tăng áp với hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp và nhiều công nghệ khác. Hãng xe đã bán được hơn 600 ngàn chiếc xe tại thị trường này với động cơ tăng áp nhỏ dưới cái tên EcoBoost. Hơn 400 ngàn xe trong số đó là F-150.

Động cơ nhỏ trong xe lớn
Một kinh nghiệm dành cho bạn khi mua sắm là đừng vội tin vào thông số đánh giá của EPA mà các nhà sản xuất xe hơi đưa ra. Những thử nghiệm cho thấy con số thực tế không chính xác như vậy.
Vậy tại sao chỉ số tiết kiệm nhiên liệu của động cơ tăng áp trong thực tế lại không đẹp đẽ như theo đánh giá của EPA?
Hệ thống tăng áp, thường gắn vào trong hoặc gần ống xả, hoạt động dựa trên luồng khí thải ra khi động cơ hoạt động để làm quay một tua bin nhỏ với tốc độ rất cao. Các tua-bin làm chạy một máy nén hỗn hợp không khí và nhiên liệu và bơm thêm vào trong xy-lanh, điều này cho phép động cơ nhỏ hơn và vẫn cung cấp được nhiều năng lượng hơn.
Nhưng khi tăng áp hoạt động, khả năng tiết kiệm nhiên liệu suy giảm, đôi khi khá rõ rệt.
Ngoài ra, một số hãng xe sử dụng một tiểu xảo với hệ thống đánh giá dặm/gallon của EPA bằng cách tận dụng thủ tục kiểm tra của cơ quan này. Một số xe được hiệu chỉnh để cung cấp con số tiết kiệm cao nhất dựa trên thủ tục kiểm tra của EPA mà không hề phù hợp với điều kiện lái xe thực tế. Với thử nghiệm trên đường cao tốc của EPA, xe sẽ chạy trong khoảng 12 phút với tốc độ tối đa là 97 km/h (60 dặm/h) và tốc độ trung bình là 78 km/h (48.3 dặm/h). Tốc độ thấp như vậy sẽ tạo nên kết quả dặm/gallon khá cao cho động cơ tăng áp.
Chưa kể đến lí do động cơ nhỏ trong xe lớn, chẳng hạn như động cơ tăng áp 4 xy-lanh, dung tích 2.0 lít trên mẫu xe Ford Explorer có trọng lượng khoảng 2 tấn, thường không có khả năng tăng tốc nhanh chóng như người điều khiển hằng mong muốn. Người lái càng cố đạp ga thật mạnh, sử dụng tăng áp càng thường xuyên thì càng làm sụt giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Tuy nhiên, các hãng xe có thể giúp cải thiện tình trạng này với một chiến dịch hướng dẫn lái xe sử dụng đôi chân nhẹ nhàng hơn nhưng đến nay, không có hãng nào tiến hành chiến dịch như vậy. Ford, GM, Chrysler, Huyndai, VW, BMW, Mercedes-Benz và nhiều hãng khác đang cung cấp một động cơ tăng áp bốn xy-lanh trong những mẫu xe cỡ trung thay thế cho động cơ V-6.
Theo Autopro
 

Lê Hoàng CN

Xe buýt
Biển số
OF-488983
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
942
Động cơ
698,423 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Hà Nội
... và đây nữa ạ!
Những chiếc xe mới ngày nay đã bắt đầu chuyển sang động cơ
tăng áp (một dạng hút khí cưỡng bức), thay cho các động cơ hút khí tự nhiên trước đây. Các hãng xe để bán được nhiều xe, cũng ca tụng tăng áp như một công nghệ "thần thánh" với nhiều ưu điểm áp đảo như: động cơ dung tích nhỏ hơn, công suất đầu ra lớn hơn, mô men xoắn đạt giá trị cao nhất ở vòng tua sớm, và dĩ nhiên là mức tiêu hao nhiên liệu cũng ít hơn.
Tuy nhiên, sự thật là luôn có những sự thật ít người biết đến. Không phải tự nhiên mà một hãng xe thể thao lớn như
Ferrari lại dám công bố rằng họ không thích công nghệ tăng áp, hay những hãng xe Nhật lại chậm chạp trong việc phổ biến tăng áp cho những dòng xe của mình. Vậy tăng áp có thật sự "thần thánh" như những gì nó được Marketing? Đã đến lúc chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về tăng áp.
Tiết kiệm nhiên liệu hơn? ...Không hẳn!
Tăng áp tận dụng một phần khí thải của động cơ quay turbine nén khí và từ đó nó cung cấp được lượng không khí nhiều hơn vào động cơ so với kiểu hút khí tự nhiên truyền thống. Bộ phận tăng áp chỉ bắt đầu hoạt động (đưa khí nhiều hơn vào động cơ) khi động cơ xe đạt đến 1 vòng tua nhất định, hay chính xác hơn là lượng khí thải đủ nhiều để bắt đầu kéo được turbine nén khí.
Chúng ta vẫn thường lầm tưởng rằng là tăng áp đẩy không khí vô nhiều hơn thì động cơ tự động tăng tỉ số nén rồi sinh ra công suất lớn hơn. Chứ động cơ không cần phải phun thêm xăng và vì thế sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Điều này là sai hoàn toàn.
Sự thật là tỉ lệ trộn không khí/xăng sẽ dao động trong khoảng từ 12,5:1 - 16:1. Nếu lượng khí trong hỗn hợp trộn quá nhiều so với xăng sẽ gây nóng block máy. Hỗn hợp trộn lúc này sẽ nổ ra trước thời điểm mong muốn và kết quả là xe bị mất công suất.
Chính vì thế khi bộ phận tăng áp hút khí vào nhiều hơn thì ECU cũng sẽ điều chỉnh lượng xăng phun vào xy-lanh nhiều hơn để "làm mát" buồng đốt. Theo trang Road & Track, trong những bài test nhiên liệu khi di chuyển ở tốc độ cao giữa 2 xe sử dụng
động cơ tăng áp và hút khí tự nhiên có cùng mức công suất đầu ra thì chiếc xe sử dụng động cơ tăng áp dung tích nhỏ hơn lại tiêu thụ tương đương hay nhiều nhiên liệu hơn so với động cơ hút khí tự nhiên.
Các bài test khí thải hiện nay của châu Âu thường diễn ra ở tốc độ thấp, sử dụng kỹ thuật chạy ép số lên cao càng nhanh càng tốt (số cao, tua thấp) và chưa đến ngưỡng tăng áp can thiệp nhiều. Không khí đưa vào buồng đốt ít, ECU cũng chưa cần điều chỉnh lượng xăng phun vào nhiều hơn. Nói cách khác lúc này động cơ tăng áp hoạt động ở chế độ sinh công thấp và vì thế xe tiêu hao ít nhiên liệu.
Để cho dễ hiểu thì các bạn hãy hình dung như thế này. Một chiếc xe động cơ tăng áp động cơ 1,0 lít có công suất ngang một chiếc xe động cơ hút khí tự nhiên 1,5 lít thì khi chạy ở tốc độ thấp nó tiêu hao tương đương những chiếc xe hút khí tự nhiên 1,0 lít khác, nhưng ở tốc độ cao thì mức tiêu hao nhiên liệu của nó ít ra cũng giống động cơ hút khí tự nhiên 1,5 lít. Đó là lý do vì sao những bài test nhiên liệu ở tốc độ thấp thì động cơ tăng áp cho ra kết quả tốt hơn hút khí tự nhiên.
Những hãng xe châu Âu luôn dẫn đầu trong cuộc đua phổ biến công nghệ tăng áp là vì họ luôn phải đáp ứng yêu cầu về khí thải khắt khe tại đây. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều là với điều kiện lưu thông ở tốc độ thấp trong đô thị thì tăng áp vẫn là lựa chọn hợp lý hơn cho khoảng tiết kiệm.

Cảm giác tốc độ tốt hơn? ...Chưa chắc
Nếu nhìn vào thông số kỹ thuật của một chiếc xe sử dụng động cơ tăng áp và một chiếc xe sử dụng động cơ hút khí tự nhiên, chúng ta sẽ không khó nhận ra động cơ tăng áp luôn sở hữu công suất tối đa lớn hơn và mô men xoắn cực đại đạt được ở vòng tua sớm hơn nhiều so với động cơ hút khí tự nhiên. Về lý thuyết thì điều này có nghĩa là xe sử dụng động cơ tăng áp sẽ bốc và nhanh hơn.
Nhưng từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất xa. Gia tốc và tốc độ tối đa chỉ là một phần trong những trải nghiệm về mặt tốc độ. Động cơ tăng áp phải tái sử dụng một phần khí xả để quay bộ phận turbine, điều đó kéo theo tiếng pô của động cơ tăng áp sẽ không bao giờ "lực" được như động cơ hút khí tự nhiên. Đối với Ferrari, hãng xe thể thao nổi tiếng với tiếng pô khỏe khoắn ở vòng tua cao thì việc đưa động cơ tăng áp lên những chiếc siêu xe như
488 GTB hay California T cũng đồng nghĩa là họ đã đánh mất một phần đặc trưng đáng tự hào của mình.
Nhược điểm lớn nhất của động cơ tăng áp đó chính là độ trễ. Cho dù các hãng xe ngày nay đã ra sức thu nhỏ độ trễ đến mức thấp nhất nhưng vẫn không tránh khỏi sự thật đáng buồn là tăng áp luôn đi kèm với độ trễ. Những xe sử dụng động cơ tăng áp luôn có 2 đồ thị biểu diễn công suất và mô men khác nhau, và sự chênh lệch giữa giá trị của 2 biểu đồ này cho biết độ trễ chiếc xe đó ít hay nhiều.
Ferrari khi ra mắt chiếc siêu xe 488 GTB đã tự tin tuyên bố là chiếc xe này không hề có độ trễ (zero
turbo lag) và thời gian đáp ứng tức thì (instantaneous response). Tuy nhiên sau đó hãng xe thể thao lừng danh của Ý cũng phải chịu tiết lộ sự thật chiếc siêu xe trang bị động cơ tăng áp kép, V8 4,3 lít cho công suất tối đa 660 mã lực này vẫn có độ trễ và nó ít hơn 1 giây. Con số độ trễ tăng áp chính xác của 488 GTB là 0,7 giây (Theo dữ liệu Motor Trend).
Có thể đối với chúng ta những người lái xe bình thường thì độ trễ 0,7 giây cũng không là điều gì quá to tát. Nhưng hãy nghĩ lại với 1 chiếc siêu xe sở hữu khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 3 giây như Ferrari 488 GTB thì 0,7 giây độ trễ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác tốc độ. Hãy tưởng tượng bạn cần sự bứt phá sau khi thoát khỏi 1 góc cua gấp nhưng chiếc xe động cơ tăng áp của mình không thể nào đáp ứng kịp. 0,7 giây lúc đó cảm giác sẽ dài gấp 2, gấp 3 lần.

Chi phí sửa chữa sẽ tốn kém hơn
Những thứ hiện đại sẽ đi kèm với khoản "hại điện" và tăng áp cũng không là một ngoại lệ. Về độ bền thì những động cơ tăng áp đều được các hãng xe thiết kế vòng đời tương đương với những động cơ hút khí tự nhiên khác. Tuy nhiên, vấn đề là nếu có hư hỏng xảy ra thì cụm động cơ tăng áp sẽ tốn nhiều chi phí sửa chữa và thay thế hơn là động cơ hút khí tự nhiên truyền thống. Đó là cái giá mà chúng ta phải chấp nhận.
Theo Road & Track
 
Chỉnh sửa cuối:

Lê Hoàng CN

Xe buýt
Biển số
OF-488983
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
942
Động cơ
698,423 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Hà Nội
... Đây nữa, thưa các cụ:
Vì sao Lamborghini không dùng động cơ tăng áp?
Động cơ hút khí tự nhiên cho khả năng tăng tốc nhanh, tiếng máy mạnh, trong khi động cơ tăng áp tiết kiệm nhiên liệu.
Động cơ tăng áp đang là xu thế của ngành công nghiệp xe hơi. Ưu điểm của loại động cơ này là dung tích nhỏ nhưng công suất lớn, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.
Những hãng siêu xe từng trung thành với động cơ phun nhiên liệu trực tiếp như Ferrari cũng bắt đầu sử dụng trên các siêu xe thế hệ mới.

Lamborghini Huracan dùng động cơ hút khí tự nhiên, công suất 602 mã lực. Ảnh: Minh Anh.
Tại sao Lamborghini vẫn nói không với các loại động cơ tăng áp hiện đại để sử dụng những cỗ máy hút khí tự nhiên tiêu tốn nhiên liệu?

Giải đáp về vấn đề này, Stephan Winkelmann - CEO Lamborghini, cho biết: “Động cơ hút khí tự nhiên là loại máy tốt nhất đối với siêu xe và xe thể thao. Khả năng tăng tốc cực nhanh, âm thanh đầy uy lực do khí thải được phun trực tiếp qua ống xả mà không cần quay tăng áp”.


Động cơ hút khí tự nhiên tiếng pô hay nhưng tốn nhiên liệu. Ảnh: Lamborghini.
Giám đốc điều hành Lamborghini cũng cho biết: Nếu không tìm ra loại động cơ tốt hơn, họ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng động cơ hút khí tự nhiên trên siêu xe của mình.

“Chủ sở hữu Lamborghini thường không chạy quá 3.000 km mỗi năm, vì vậy vấn đề tiêu hao nhiên liệu không phải mối quan tâm hàng đầu của họ. Chúng tôi đang tiếp tục tìm giải pháp thay thế. Và mong đến một ngày không xa, động cơ tăng áp sẽ tốt hơn động cơ hút khí tự nhiên, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại công nghệ này vẫn còn nhiều hạn chế” – Winkelmann nói.

Lamborghini Aventardor tốn 19.6 lít/100 km. Ảnh: Minh Anh.
Những phát biểu của đại diện Lamborghini hoàn toàn trái ngược với đối thủ Ferrari và McLaren, thậm chí cả hãng xe anh em Porsche. Ba hãng này dồn hết tâm sức để theo đuổi công nghệ động cơ tăng áp và hybrid.
Bên cạnh những ưu điểm của động cơ tăng áp nêu trên, nhược điểm cố hữu của loại máy này là tiếng pô yếu và khả năng tăng tốc chậm. Thậm chí Pagani còn phải gắn thêm bộ tăng âm trên ống xả của Huayra để tiếng máy mạnh mẽ hơn.
Có người nói, nếu so sánh động cơ hút khí tự nhiên như chiếc đồng hồ cơ thì động cơ tăng áp như đồng hồ điện tử. Mặc dù độ chính xác của đồng hồ điện tử cao hơn nhưng những chiếc đồng hồ cơ truyền thống vẫn đắt tiền hơn rất nhiều.
Nhiều năm qua, Lamborghini theo đuổi triết lý 100 mã lực/lít và không dùng tăng áp. Thông số này đã trở nên lỗi thời, bởi những chiếc xe tăng áp có thể sản sinh công suất gấp đôi. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến Lamborghini trở nên khác biệt.
Minh Anh.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Điều chắc chắn là động cơ tăng áp sẽ có tuổi thọ thấp hơn động cơ hút khí tự nhiên
 

Kiabuoisang

Xe container
Biển số
OF-12324
Ngày cấp bằng
29/12/07
Số km
8,617
Động cơ
571,651 Mã lực
Nơi ở
Chả nói đâu !!!
Cụ đã có câu trả lời rồi mừ (căn cứ trên những ngâm cứu của cụ):D:D:D
 

dactung

Xe hơi
Biển số
OF-501086
Ngày cấp bằng
28/3/17
Số km
170
Động cơ
188,116 Mã lực
Tuổi
23
- Động cơ tăng áp, dung tích nhỏ, hiệu suất lớn, công suất lớn. Thực sự về việc tiết kiệm nhiên liệu ra sao?
- Kính mong các cụ có kinh nghiệm trong thực tế sử dụng các xe có sử dụng động cơ tăng áp viết các bài để anh em trong diễn đàn được mở rộng tầm mắt và nâng cao kiến thức về kỹ thuật với ạ!
Chắc chắn là có
 

andycuong

Xe tải
Biển số
OF-491204
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
300
Động cơ
191,540 Mã lực
Tuổi
35
- Động cơ tăng áp, dung tích nhỏ, hiệu suất lớn, công suất lớn. Thực sự về việc tiết kiệm nhiên liệu ra sao?
- Kính mong các cụ có kinh nghiệm trong thực tế sử dụng các xe có sử dụng động cơ tăng áp viết các bài để anh em trong diễn đàn được mở rộng tầm mắt và nâng cao kiến thức về kỹ thuật với ạ!
- Cụ cho hỏi cái avt của cụ fai cụ chơi MU Huyền thoại nick Zeus không ? E thấy quen quen :D
 

433mhz

Xe hơi
Biển số
OF-341875
Ngày cấp bằng
7/11/14
Số km
123
Động cơ
274,740 Mã lực
Em mới thấy nó kết cấu nhỏ gọn hơn máy cùng dung tích chưa chưa thấy nó có thêm cái lợi gì :))
 

Phuco2007

Xe lăn
Biển số
OF-408915
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
13,297
Động cơ
836,282 Mã lực
Vậy tại sao các hãng xe giờ đây lại đua nhau đưa động cơ tăng áp lên xe của hãng nhờb-)
 

andycuong

Xe tải
Biển số
OF-491204
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
300
Động cơ
191,540 Mã lực
Tuổi
35
Xin lỗi, cụ là ai ạ?
- Kaka e cũng đam mê MU từ xưa đến bây giờ, trước e cũng đánh huyền thoại, thấy hội bên sv của bác đông vui định mua acc bên đó, nên vào 4rum thấy có nick bác hoạt động nhiệt tình nên nhớ !
 

minhquanbhoa

Đi bộ
Biển số
OF-540901
Ngày cấp bằng
10/11/17
Số km
6
Động cơ
163,860 Mã lực
Tuổi
46
Liệu một chiếc ô tô gắn động cơ tăng áp 2.0L chở 1 hàng tương đương động cơ không tăng áp 3.0L thì khi đổ đèo việc phanh bằng động cơ có đảm bảo an toàn khi mà động cơ nhỏ hơn bình thường.
 

senhong

Xe tăng
Biển số
OF-181022
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,475
Động cơ
350,826 Mã lực
Liệu một chiếc ô tô gắn động cơ tăng áp 2.0L chở 1 hàng tương đương động cơ không tăng áp 3.0L thì khi đổ đèo việc phanh bằng động cơ có đảm bảo an toàn khi mà động cơ nhỏ hơn bình thường.
Câu hỏi của cụ quá là hay,
Nghèo hiểu biết của em thì khi đổ đèo ta dùng lực hãm của đ/c lực được chuyền ngược lại từ Bánh xe-Hộp số- Động cơ. Lúc này bộ tubo sẽ ko còn tác dụng làm tănng công suất máy nữa( tubo dùng luồng khí sả để hoạt động,luồng khí sả lúc này yếu,ga để chế độ cầm chừng,đường nhiên liệu có thể bị ngắt) máy sẽ không được nạp đầy ,độ nén kém,sẽ gây lực cản ít,
Còn xe không có tubo thì chế độ hút nén vẫn diễn ra bình thường,lực cản vẫn bình thường,như vậy xe sẽ có độ hãm tốt hơn xo với loại có tubo,
Em chạy thấy một 8(xe có tubo) /10 xe ko tubo.
 

thx4lovinmi

Xe đạp
Biển số
OF-315128
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
21
Động cơ
294,891 Mã lực
Bài viết rất hay. Cái turbo này giống như ép xung máy tính ấy nhỉ, chắc chắn nóng máy và hay hỏng vặt hơn hút khí tự nhiên. Hơn nữa cho nó ăn ít mà bắt nó làm nhiều có vẻ không ổn. Nếu lựa chọn e vẫn chọn hút khí tự nhiên cho lành
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top