Thưa các cụ trên diễn đàn. Gần đây cứ động đến chủ đề về BHXH thì có rất nhiều luống ý kiến khác nhau, trong đó nổi lên 2 ý là nên đóng BHXH vì đảm bảo lương hưu và 1 luống ý kiến là ko nên đóng, nên rút BHXH 1 lần vì rất nhiều vấn đề, từ không công bằng KVNN và KV tư nhân, rồi nào là không tin tưởng vì chắc gì về hưu đã có lương hưu vì quỹ vỡ, rồi cán bộ BHXH tiêu hết tiền blah blah. Đáng chú ý là có 1 luồng ý kiến cho rằng mang số tiền đóng BHXH gửi tiết kiệm thì tốt hơn, và cụ
Kurumasuki có đặt ra câu hỏi
Em đã yêu cầu cụ đó đặt ra một trường hợp cụ thể và cụ đưa ra dưới đây:
Em cụ thể ví dụ của cụ Kurumasuki như dưới đây, cũng như hỏi là cụ ấy có đúng là muốn ", bỏ qua lãi ngân hàng của số tiền đã góp trong 23 năm qua" hay không:
Và cụ ấy đồng ý với cụ thể hoá, và rút lại ý kiến là bỏ qua lãi ngân hàng, như dưới đây. Và lấy mức bù trượt giá do BHXH quy định
Toàn bộ nội dung trao đổi nó xuất phát từ comments này của em trong thớt về lương hưu:
Em nhớ hồi 2006-07 vàng có hơn triệu 1 chỉ, EM tháng nào cũng dành lương mua 1 chỉ :D Tổng cộng cô mua được bao nhiêu chỉ rồi :))
www.otofun.net
Trở lại chủ đề của Topic, bài toán em đặt ra như sau
Bài toán: Mô phỏng về 2 ông bạn (ông A và ông B) của cụ Kusumasuki có cùng giai đoạn làm việc giống nhau. Trong đó:
- Ông A đóng BHXH từ giữa 1998 đến giữa 2021, sau đó về hưu từ 2022 và hưởng lương hưu từ hệ thống BHXH
- Ông B thay vì đóng BHXH sẽ gửi vào ngân hàng và tiền cuối năm 2021 được tính bằng mức bù trượt giá của BHXH như cụ ấy tính. Đến 2022 nghỉ hưu và sống bằng tiền lãi từ tiết kiệm này.
Ta sẽ tính xem ông nào sống ổn hơn. Ông nào có thu nhập thấp hơn ông kia 1 năm thì phải lấy tiền bù vào để đảm bảo 2 ông bằng nhau. Với ông B 1 năm ông có tổng thu nhập từ tiết kiệm thấp hơn tổng số lương hưu của ông A, thì ông B phải lấy tiền tiết kiệm bù vào. Và ta sẽ xem 2 ông nào hết tiền trước.
Để tiếp tục làm bài toán này, cần có thêm 1 số thông tin như sau:
1. Mức bù trượt giá do Bộ LĐTBXH quy định như sau (thu nhập đóng BHXH ở các năm quá khứ sẽ tương ứng nhân với hệ số), theo thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH
1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 |
3.61 | 3.46 | 3.52 | 3.53 | 3.4 | 3.29 | 3.06 | 2.82 | 2.62 | 2.42 | 1.97 | 1.84 |
| | | | | | | | | | | |
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 |
1.69 | 1.42 | 1.3 | 1.22 | 1.18 | 1.17 | 1.14 | 1.1 | 1.06 | 1.03 | 1 | 1 |
2. Hệ số điều chỉnh lương hưu hàng năm: Từ 2010 đến 2019 (là năm cuối cùng có ĐC lương hưu, trong 10 năm, mức điều chỉnh lương hưu như sau:
Năm | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 |
Mức ĐC lương hưu | 12.30% | 13.70% | 26.50% | 9.60% | 0% | 8% | 8% | 7.44% | 6.92% | 7.19% |
Như vậy sau 10 năm mức điều chỉnh TB 1 năm là 9.97%, sẽ được sử dụng để tính lương hưu cho giai đoạn từ năm 2022 trở đi
3. Phần lãi ngân hàng thì theo cụ Kurusumaki là 8% một tháng gửi dài hạn, em cho là cao và nên điều chỉnh về mức hiện nay là 6%.
Đây là các giả định đâu vào cho bài toán. Nếu cụ Kurusumaki đồng ý thì sẽ tiếp tục tính
Update 1: Ngày 14/7 cụ Ku từ chối vào đây tranh luận.
Update 2:
Kết quả tính toán về mức đóng BHXH sau 23 năm, quy đổi vào thời điểm chuẩn bị nghỉ hưu. Em để đây 1 ngày để các cụ thẩm. Ngày mai 16/7 em công bố nốt kết quả tính toán về giai đoạn nghỉ hưu