[Funland] Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa

laixe01

Xe container
Biển số
OF-117166
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,461
Động cơ
648,347 Mã lực
Châu Âu.
Đêm.
0 độ C.
Nhớ nhà.
Đây sẽ là cái Tết đầu tiên xa xứ. Cảm giác khó tả: hồi hộp, bâng khuâng... đan xen, trộn lẫn.
Nghe Cẩm Ly ca "Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa", Tết âm lịch chưa đến mà cũng thấy bồi hồi.

Rượu đã cạn ly, cớ sao lòng còn khô khốc ?

-----------------------------

HỒI TƯỞNG NHỮNG ĐIỀU XƯA CŨ CỦA TẾT XƯA

Em trải lòng 1 chút khi Tết sắp đến và Xuân sắp về, có cụ/mợ nào cùng tuổi, cùng thời với em nếu có đồng cảm thì bình … loạn với em cho vui trong ngày Đông lạnh giá bên chén trà mạn hảo.
E cố gắng mỗi ngày sẽ post 1 sự kiện, hoặc 1 điều gì đó, 1 vấn đề nào đó đã diễn ra trong những cái Tết xưa cũ, với những hoài niệm dấu yêu...

1. PHÁO TẾT
http://www.otofun.net/threads/777855-don-xuan-nay-nho-xuan-xua?p=21021825#post21021825

2. RƯỢU TẾT
http://www.otofun.net/threads/777855-don-xuan-nay-nho-xuan-xua?p=21105956#post21105956

3. BÁNH CHƯNG TẾT
http://www.otofun.net/threads/777855-don-xuan-nay-nho-xuan-xua?p=21299563#post21299563
 
Chỉnh sửa cuối:

phuonghuongngoc

Xe container
Biển số
OF-209330
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
8,006
Động cơ
383,671 Mã lực
Tuổi
51
làm chầu rượu uống với cụ cho cụ đỡ nhớ nhà nào. em rót trước xong cụ trả chén để em rót tiếp nhé.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,048
Động cơ
648,031 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Cụ vào nhà xa xứ tâm sự thêm, bên đấy đông cảnh ngộ dễ khuây khoả hơn :-bd
 

laixe01

Xe container
Biển số
OF-117166
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,461
Động cơ
648,347 Mã lực

Pantene

Xe tăng
Biển số
OF-36072
Ngày cấp bằng
27/5/09
Số km
1,566
Động cơ
484,548 Mã lực
Hẹn nhau uống rượu hay sao các cụ dậy sớm thế.
 

xeco.com

Xe ba gác
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
20,255
Động cơ
476,350 Mã lực
Cụ chịu khó loanh quanh và vào Of chém cho đỡ buồn cụ ạ, mà cụ đi 1mình hay đưa cả gđ qua?
 

Ka_nhep

Xe điện
Biển số
OF-114528
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
2,146
Động cơ
403,142 Mã lực
Nơi ở
Hàng Bạc Hà Nội
Cụ chủ chắc đi có 1 mình,trước thì cứu nhà sau thì cứu nước..
 

Ha Cong Anh

Xe container
Biển số
OF-206462
Ngày cấp bằng
17/8/13
Số km
6,453
Động cơ
363,494 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tết xa nhà buồn lắm, chẳng cái gì có thể lấp đầy nỗi nhớ gia đình, quê hương.
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,048
Động cơ
648,031 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Tặng cụ

[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=JqYyc6IkD4Y[/YOUTUBE]
 

laixe01

Xe container
Biển số
OF-117166
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,461
Động cơ
648,347 Mã lực

VIỆT ANH

Xe điện
Biển số
OF-9173
Ngày cấp bằng
3/9/07
Số km
4,970
Động cơ
567,261 Mã lực
Châu Âu.
Đêm.
0 độ C.
Nhớ nhà.
Đây sẽ là cái Tết đầu tiên xa xứ. Cảm giác khó tả: hồi hộp, bâng khuâng... đan xen, trộn lẫn.
Nghe Cẩm Ly ca "Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa", Tết âm lịch chưa đến mà cũng thấy bồi hồi.

Rượu đã cạn ly, cớ sao lòng còn khô khốc ?
Cụ chửa khóc thầm thì vẫn ổn :)
 

sangkhoa14

Xe hơi
Biển số
OF-343027
Ngày cấp bằng
16/11/14
Số km
160
Động cơ
273,775 Mã lực
Xuân này con không về cụ ơi...
 

linhnamesd

Xe buýt
Biển số
OF-50635
Ngày cấp bằng
10/11/09
Số km
515
Động cơ
459,680 Mã lực
Kụ chuyển sang nghe bài : anh cho em mùa xuân đi cho phấn chấn kụ ợ :))
 

laixe01

Xe container
Biển số
OF-117166
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,461
Động cơ
648,347 Mã lực

laixe01

Xe container
Biển số
OF-117166
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,461
Động cơ
648,347 Mã lực
HỒI TƯỞNG NHỮNG ĐIỀU XƯA CŨ CỦA TẾT XƯA

Em trải lòng 1 chút khi Tết sắp đến và Xuân sắp về, có cụ/mợ nào cùng tuổi, cùng thời với em nếu có đồng cảm thì bình … loạn với em cho vui trong ngày Đông lạnh giá bên chén trà mạn hảo.
E cố gắng mỗi ngày sẽ post 1 sự kiện, hoặc 1 điều gì đó, 1 vấn đề nào đó đã diễn ra trong những cái Tết xưa cũ, với những hoài niệm dấu yêu...

1. PHÁO TẾT
Tại sao em nhắc đến thứ nhất lại là pháo Tết ?

Không biết từ bao giờ, trong dịp lễ Tết cổ truyền của dân tộc Việt đã lưu truyền câu ca:
"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"

Nhưng, theo CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số 406/TTg ký ngày 08/08/1994 Về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, quy định:

"...
1- Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa)"


Như vậy, đến Tết năm nay, 2015, thì Chỉ thị trên vừa tròn 20 năm.
Cụ/mợ nào nếu sinh vào năm 1984-1985 (9-10 tuổi) trở về trước thời điểm cấm đốt pháo thì có lẽ vẫn còn nhớ âm thanh và hình ảnh của bánh pháo ngày Tết, còn sau thời điểm đó thì em không chắc.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết: "Từ đó, phong tục đốt pháo nhân ngày lễ tết cổ truyền ở Việt Nam đã mất, hình ảnh tràng pháo và tiếng vang náo nức khi nổ của dây pháo chỉ còn xuất hiện trong phim ảnh hay vang bóng trong trí nhớ của mọi người như một sự hoài niệm. Trong một số đám cưới, người ta kết bóng bay lại thành dây rồi cho nổ liên thanh để mô phỏng tiếng pháo, hoặc mở băng từ, đĩa CD thu tiếng pháo.
Bánh pháo, băng pháo, dây pháo, hay tràng pháo là tên gọi của một loại pháo, được tết, kết từ nhiều quả pháo, thường quấn bằng giấy điều (màu đỏ) có kích thước nhỏ (pháo con) thành một dây. Xuất xứ từ Trung Hoa và thịnh hành trong các nền văn hóa đồng văn châu Á, tràng pháo thường dùng để đốt trong các dịp khai mạc, khởi điểm lễ hội như múa rối nước, hội làng, lễ cưới, lễ ăn hỏi, đám ma người cao tuổi, và đặc biệt là trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày tết cổ truyền.
Theo quan niệm truyền thống, bánh pháo đốt phải đạt yêu cầu là cháy đều, nổ giòn giã liên tiếp từ khi châm ngòi đến khi cháy hết dây không bị đứt đoạn, có số lượng các quả pháo bị thối, hỏng, không nổ rất ít. Xác pháo (các mảnh giấy từ quả pháo vỡ vụn khi nổ) rải mảnh vụn đỏ thắm đầy sân như những cánh hoa đào. Được như vậy thì sự khởi đầu ngày lễ sẽ may mắn, vạn sự tốt lành."...




Các cụ/mợ có ai còn nhớ Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (vốn nổi tiếng về đồ gỗ chạm khảm) thuộc xã Đồng Quang, thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh ?
Trang http://lehoi.cinet.vn viết:
"Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là hoạt động tiêu biểu nhất mà người dân làng nghề giàu có nhất vùng Bắc Ninh còn lưu giữ được đến ngày nay, là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội (mùng 4, 5, 6 tháng Giêng Âm lịch). Hội thi làm pháo và đốt pháo trước đây là tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Lễ hội thực chất bắt đầu từ ngày mồng 3.Từ sớm ngày mồng 3 tháng Giêng, lễ rước thỉnh Đức Thánh Thiên Cương lên Đền Trung đã được thực hiện trang trọng .
Lễ rước pháo là nét đặc sắc nhất hội làng Đồng Kỵ. Mọi công việc cho Lễ rước pháo được chuẩn bị từ sớm ngày mồng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo lớn được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương."




Quay lại việc đốt pháo Tết, thì, pháo, theo em nhớ khi ấy, được đốt rải rác từ ngày tiễn ông Công, ông Táo về Trời, sau đó tăng dần mức độ và cấp độ trong những ngày giáp Tết sau đó. Đặc biệt là đêm Giao thừa và sáng ngày mồng 1 Tết, tiếng pháo rộn lên khắp làng trên xóm dưới.
Em và trẻ con nói chung khi ấy, được tiền mừng tuổi Tết thường hay đi mua bánh pháo tép, "dài khoảng 20 cm với những quả pháo có cỡ chỉ bằng que diêm quẹt, màu sắc vàng, đỏ, xanh đa dạng dành cho trẻ em chơi" (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia), hoặc chỉ chờ bánh pháo to nổ hết là xông vào nhặt những quả pháo điếc bị tịt ngòi để ...đốt tiếp.



Bánh pháo khi vận chuyển nếu không an toàn, hoặc khi đốt nếu bị lạm dụng rất nguy hiểm nên đã bị cấm.



Trong ký ức của em, khi em học lớp 9, mấy cậu trai lớp em làm cả lớp bị (hay được) nghỉ Tết sớm nhất trường, do nghịch ngợm đốt pháo trong ngăn bàn làm vỡ vụn 1 cái bàn học sinh ngay đầu giờ học hôm đó.
Thực ra, việc quấn và đốt pháo bị lạm dụng, em thấy nhiều quả pháo quấn quá to (em đã thấy có quả tự quấn to gần bằng cái phích nước Rạng Đông). Có lẽ việc tự quấn và đốt pháo quá đà, bị lạm dụng nên khi bị cấm đã không còn xuất hiện trong các đám hỏi, đám cưới và trong những ngày Tết nữa. Có những đám cưới, em nhớ, người ta mua (hoặc mang những bánh pháo được tặng cho tân lang tân nương) nối dài vào để đốt (có bánh pháo nối 10-15m, hoặc hơn nữa). Khi đón dâu về, 2 họ phải đứng chờ ngoài cổng hoa 9-10 phút chờ cho các bánh pháo được đốt hết thì 2 họ mới vui mừng hớn hở vào trong nhà làm lế gia tiên cho đôi trẻ và uống nước ăn bánh kẹo chia vui.
Việc đốt pháo, như em nói ở trên, do bị lạm dụng, và/hoặc đốt quá đà nên đã bị cấm đến nay đã tròn 20 năm. Những cụ/mợ nào sinh từ năm 1985 trở về trước khi nhớ lại hẳn còn vẫn nhớ màu đỏ - màu may mắn, mùi thơm nồng của thuốc pháo, tiếng nổ vang đanh chói tai khi đốt.
Ngày nay, bánh pháo chỉ còn trong hoài niệm, nó vĩnh viễn thuộc về quá vãng, - "vang bóng một thời".
(Ảnh: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia và http://vnexpress.net)
 
Chỉnh sửa cuối:

Grandis 2005

Xe điện
Biển số
OF-80914
Ngày cấp bằng
22/12/10
Số km
3,737
Động cơ
438,814 Mã lực
Giờ chẳng còn ai nói câu: "tan xác pháo, tàn đời hoa"
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top