Năm 2002, tổng thống Bil Clinton đã tiến hành một cuộc hội thảo mới ngay tại Bắc Kinh, hội thảo này đã được hoan nghênh như một sự kiện đột phá trong quan hệ Trung – Mỹ, nhưng rốt cục thì sự kiện đó cũng chỉ là một cử chỉ mong manh. Ngay sau khi tổng thống Bil Clinton về nước, nhà đương cục Trung quốc đã ra lệnh tiến hành một trong số các cuộc Đ/Athẳng tay và có hệ thống nhất kể từ khi xảy ra vụ T/s trên quảng trường TAM năm 1989. Chủ tịch Giang Trạch Dân đã kêu gọi đề phòng chống lại “các lực lượng thù địch quốc tế” và long trọng tuyên bố rằng Trung quốc sẽ không bao giờ sao chép lại “hệ thống chính trị theo kiểu phương Tây”.
Đồng thời với các sự kiện trên, Trung quốc vẫn không ngừng rêu rao rằng Hoa kỳ có những kế hoạch cụ thể nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung quốc, họ khẳng định Hoa kỳ đã bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới nhằm chống lại Trung quốc. Ở Trung quốc, nhiều người đã nói đến vấn đề đó, từ các học giả ôn hoà nhất cho đến bản thân các nhà lãnh đạo hiện nay như Chủ tịch Giang Trạch Dân, thủ tướng Lý Bằng. Năm 1996, đã có năm tác giả trẻ người Trung quốc cùng nhau viết một cuốn sách bán rất chạy, có nhan đề Trung quốc có thể nói: “Không”. Cuốn sách này đã trình bày một cách ngắn gọn về một làn sóng mới của chủ nghĩa dân tộc đại Hán đầy hung hăng hiếu chiến, các tác giả của cuốn sách cũng cho rằng việc [trung quốc] phải tiến hành một cuộc đối đầu chống lại Hoa kỳ là điều không thể tránh khỏi trong tương lai.
Khi xem xét tất cả các nhân tố và sự kiện như trên, bao gồm cả các thảm họa kinh tế mới xảy ra vào cuối thế kỷ 20 tại châu Á mà hậu quả là tình trạng rối loạn chính trị ở Malaysia và Indonesia; tình trạng căng thẳng trong vấn đề vũ khí hạt nhân giữa Ấn độ với Pakistan; những quyết định rõ ràng của Bắc Triều tiên trong việc hình thành tiềm lực vũ khí hạt nhân chiến thuật … thì vấn đề được đặt ra là tình trạng đối đầu và leo thang quân sự một cách nhanh chóng xuất hiện ở châu Á dường như chỉ là vấn đề thời điểm, có nghĩa là lúc nào sẽ xảy ra, chứ không phải là vấn đề có hay không có căng thẳng khu vực. Bằng việc viết cuốn Đòn Rồng này, các tác giả muốn kiểm chứng xem việc Trung quốc tiếp tục bất chấp yêu cầu dân chủ hóa sẽ tác động như thế nào đến không chỉ Mỹ, mà còn cả Nhật bản, Đông nam Á, thế giới Hồi giáo, nước Nga và châu Âu.
Trong cuốn sách Đòn Rồng, chúng tôi (các tác giả) đã dựa trên những xu hướng hiện tại để tạo ra một kịch bản cho tương lai và dõi theo kịch bản này cho đến khi mọi việc đều kết thúc. Để minh họa cho tính chất đe dọa trong chính sách của Trung quốc, chúng tôi đã sử dụng nhiều tài liệu đã được công bố, đặc biệt là tờ Giải Phóng Quân báo của quân đội Trung quốc, chúng tôi cũng trích dẫn những yêu sách cụ thể của Trung quốc đối với khu vực biển Nam Trung hoa kèm theo những kế hoạch quân sự để đạt cho được mục tiêu chiếm đóng các vùng lãnh thổ đó. Hầu hết những nội dung mà chúng tôi cho phát ra từ miệng của nhân vật Vương Phong, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa theo hư cấu của tác giả, đều là những lời phát biểu đã được chính các quan chức Trung quốc nói ra, hoặc đã xuất hiện trên các phương tiện tuyên truyền chính thức của DCS Trung quốc trong vài năm qua.
Theo một cách tương tự, chúng tôi đã sử dụng những lời phát ngôn có thật của người Nhật để lồng vào một số điều mà nhân vật Noburo Hyashi, thủ tướng Nhật theo hư cấu, nói ra. Lời giải thích của vị thủ tướng Nhật về hệ thống Amber và phần lớn bài phát biểu trước toàn thể quốc dân của ông được rút ra từ cuốn Nước Nhật bản có thể nói: “Không” của hai tác giả Akio Morita và Shinrato Ishihara.
Chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa là khi viết cuốn sách Đòn Rồng chúng tôi đã tham khảo tất cả các nguồn tại liệu chính thức đã được công bố. Các phần phân tích chuyên môn về chính trị, quân sự và tài chính trong cuốn sách này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực. Các tác giả đã dựa trên trình độ quân sự thực của quân đội các nước để xây dựng nên các kịch bản chiến trường. Riêng các kỹ năng và khả năng chiến đấu của Quân Giải phóng nhân dân Trung hoa (PLA) được giả định ở trình độ của chính họ vào năm 2009. Hiện nay không quân Trung quốc đã có thể thực hiện việc tiếp dầu trên không, Trung quốc cũng đã có các tên lửa tầm dài sử dụng nhiên liệu rắn có thể bắn đến Mỹ, tàu ngầm đại dương của Trung quốc có thể đi ngang biển Thái bình dương. Nhưng cho đến trước năm 2019, Trung quốc không thể có được hàng không mẫu hạm. Tại thời điểm hiện tại, hầu hết các tàu chiến và máy bay hiện đại của Trung quốc đều do Nga cung cấp.
Trung quốc khao khát thực hiện một liên minh chính trị có tính chiến lược, liên minh đó sẽ bắt các bên phải tính toán lại cán cân quyền lực giữa nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa với Liên bang Hoa kỳ, liên minh chiến lược đó cũng sẽ cho phép quân đội Trung quốc có thể thành công trong việc thách thức các lực lượng quân sự của Mỹ. Trung quốc vừa mới đạt được liên minh mong đợi đó bằng một hiệp ước ký với nước Nga, liên minh này sẽ cùng đưa cả hai quốc gia bước sang thế kỷ hai mươi mốt, sẽ cho phép Trung quốc nổi lên với tư cách là một quốc gia lãnh đạo có tính tự nhiên trong bối cảnh tình trạng bất ổn định đang gia tăng ở khu vực châu Á – Thái bình dương. Liên minh với nước Nga còn có thể giúp Trung quốc sớm ngăn chặn được sự nổi lên của Nhật bản, quốc gia vẫn bị coi là kẻ đã gây ra những tội ác sỉ nhục khi họ tiến hành cuộc xâm lược đẫm máu vào Trung quốc và các nước vùng Đông Á hồi đầu thế kỷ 20. Đối với Nga và các nước đang phát triển, liên minh với Trung quốc đã khai thác được thái độ thù địch có tính tự nhiên chống lại các nền dân chủ và hệ thống kinh tế phương Tây, đồng thời tự bản thân mô hình liên minh nói trên đã trở thành một hình mẫu có thể thay thế cho việc phụ thuộc vào phương Tây. Điều có thể được coi là ấn tượng nhất trong việc triển khai liên minh Nga-Trung chính là việc Trung quốc đã hỗ trợ cho chương trình vũ khí hạt nhân của Pakistan, một sự hỗ trợ đã khiến cho tình hình khu vực ngày càng trở nên phức tạp với sự xuất hiện của hai cường quốc hạt nhân mới: Pakistan và Ấn độ. Sự thay đổi đột ngột như vậy trong một khu vực hoàn toàn nhạy cảm chỉ càng làm tăng thêm nhu cầu nâng cao tính cảnh giác khi liên hệ với một quốc gia quyền lực nhất trong khu vực.
Việc tiềm năng thực sự của Trung quốc trở thành một hiện thực không thể chối bỏ chỉ xảy ra trong thời kỳ Bil Clinton đảm nhận chức vụ tổng thống Mỹ. Từ trước đó, Mỹ vẫn thất bại trong việc hình thành một chính sách toàn diện về vấn đề làm thể nào để xử lý mối quan hệ với Trung quốc.